Điều hòa 24000BTU+1 bóng 100W chạy 1h hết mấy số điện.
Điều hòa 24000btu là loại công suất lớn nên cần nguồn điện ổn định để máy chạy an toàn và bảo vệ hệ thống điện cho nhà bạn. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đó chỉ cần dùng ổn áp lioa 7,5kva hoặc lioa 10kva là được.
Sau đây là một số thông tin thảo luận xung quanh vấn đề này. lioa.net cho rằng với mục đích sưu tầm để chúng ta cùng tham khảo. Xin các bác thông cảm nhé.
1 “số” điện = 1kWh = 1 thiết bị điện có công suất 1000W chạy liên tục trong 1h. Như vậy cái bóng đèn 100W của bác trong 1h chỉ chạy hết 0,1 số điện thôi. Tự bác nhân với giá tiền nơi bác đang sống. Bật cả ngày 24h hết 2,4 số thôi.
Còn khái niệm BTU, mặc dù viết tắt là BTU nhưng các bác nên hiểu 24k BTU nghĩa là 24,000BTU/h. Trong đó 1000BTU/h ~ 293W. Như vậy cái điều hòa của bác bật liên tục sẽ tiêu thụ 7032Wh ~ 7 số điện.
Tuy nhiên, các bác đừng vội hốt hoảng. Công suất 24,000 BTU/h của điều hòa là công suất tối đa, chả mấy khi nó chạy như điên như dại trong suốt 1 tiếng đồng hồ như thế. Thông thường, như các bác cũng biết, điều hòa lúc chạy lúc không, và công suất mỗi lần chạy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhà nước đang kêu gọi tiết kiệm điện ở khắp nơi, các bác chú ý nhé! Dân văn phòng là chuyên gia bật điều hòa lạnh toát cả ra rồi ngồi co ro, lãng phí vô cùng.
Seach trên google thì 1BTU = 0,2928104 W. vậy 24k BTU X 0,2928104=7027,4496W làm tròn là 7000W. Đấy là công suất tối đa, Mình ước lượng điều hòa 24k BTU 1 giờ tốn khoảng 2-> 4 số điện. cái bóng đèn 100W thì 1 giờ tốn 0,1 số điện. Bạn lấy những số đấy nhân giá tiền là ra.
Lô gíc học chỉ ra rằng:
Tiền điện = số số điện nhân với giá của mỗi số điện đó.
1 số điện = 1KWh = 1000Wh = 1000Wx3600giây (*)
Cái bóng đèn nó ghi công suất P=100W Tức là: 1 giây nó tiêu thụ hết 100W. 1 giờ nó sẽ tiêu thụ hết: 100Wx3600giây. (**)
Từ cái (*) và (**) thì ta sẽ có là: 1 giờ bóng đèn tiêu thụ hết: 100Wx3600giây/(1000Wx3600giây) = 100/1000 = 1/10 số điện = 0,1 số điện trên 1 giờ.
Đại để ngắn gọn là lấy công suất nó ghi trên thiết bị điện chia cho 1000 sẽ ra 1 giờ tiêu thụ hết bao nhiêu số điện.
Điều hòa 24000BTU nhưng với công nghệ khác nhau, ra đời mới hay lâu rồi, tùy hãng sản xuất nữa sẽ tiêu thụ lượng điện năng khác nhau.
Ví dụ: Điều hòa 24000BTU của panasonic hiệu Panasonic CS-CU A24MKH-8 ghi là tiêu thụ điện năng 2540-2580W chiều lạnh và 2530-2560W chiều nóng. Có nghĩa là nếu là mùa hè ta cần làm lạnh thì cái điều hòa này sẽ tiêu thụ 2540/1000=2,54 đến 2580/1000=2,58 số điện trên 1 giờ.
Thêm nữa là nó ghi công suất tiêu thụ điện 2,54 số/ giờ là cũng không lấy cái đấy nhân với số giờ là ra đâu.
Nó là công suất tiêu thụ điện tối đa, ví dụ ta bật 28 độ, nhiệt độ ngoài trời 31 độ, điều hòa nó chạy 25 phút là xuống 28 độ.
Lúc này thì: nếu mà phòng rất kín, không có nhiều các sản phẩm tỏa nhiệt nặng như máy tính, bếp, tivi … thì công suất tiêu thụ điện của điều hòa để duy trì nhiệt độ 28 độ C là khó tính Nhưng ít hơn nhiều con số 2,54 số điện/ giờ.
Giống như máy tính các chú chạy nó ở full load xem phim chơi game thì nó tiêu thụ điện khác khi chạy để lướt web… Đấy là công suất lạnh. Công suất điện năng tiêu thụ thì nhỏ hơn khoảng 1,5 đến 2,5 lần tuỳ loại. Chưa kể đúng như bạn sunny nói đấy là công suất full tải. Tốt nhất là mua về dùng thử xem tốn hết bao nhiêu, tăng thêm bao nhiêu tiền chứ tính làm quái gì cho mệt. Ngoài ra có một cách thực nghiệm đơn giản: tắt hết các thiết bị điện trong nhà đi, bật điều hoà và mở toang cửa để điều hoà chạy hết công suất. Sau đó ra công tơ điện nhìn xem trong một tiếng nó nhảy bao nhiêu số. Sau đó ngồi nhân ra.
Vật lý thật kỳ diệu. 1 số điện = 1kWh = chính là 1000Wx1h = (công sinh ra khi)1 bóng công suất 1000W bật liên tục trong 1h-> thế nghĩa là 1 bóng 100w thì 1h chạy hết 1/10 số điện.
Còn nếu mà hỏi là 1 số điện “tương ứng” với bao nhiêu J thì mới phải nhân: 1000J/s x 3600s = 3.6trJ. Nhưng để phục vụ câu hỏi thì không cần cái này.
Thứ nhất còn nhiều bác chưa phân biệt được thế nào là công và công suất ra làm sao: + Công là năng lượng, được tính đơn vị là Joule (J), + Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công đơn vị là J/s (joule trên giây) và để đơn giản người ta ký hiệu là Oát (W) đây là đơn vị dẫn xuất chứ cũng chẳng phải đơn vị cơ bản, kể cả Joule (J) cũng là đơn vị dẫn xuất. Và để tính lượng điện năng tiêu thụ ghi rõ là điện năng nhé tức là năng lượng điện thì người ta phái tính ra tải của mình tiêu tốn hết bao nhiêu Jounle người ta ít dùng đơn vị là Joule bởi vì đơn vị nó nhỏ quá mà người ta thường tính qua đơn vị là kW.h (1kW.h = 1000W.3600s = 3600,000J: 3,6 triệu joule). Trong lĩnh vực điện thì 1 số điện là 1kW.h Về câu hỏi liên quan đến 1 bóng đèn 100W = 0.1kW mà chạy trong 1h thì điện năng tiêu thụ là 0.1kWh (0.1 số điện; 1/10 số điện) tức là chạy liên tục 10h đồng hồ mới hết một số thôi!. Còn về máy điều hòa loại 24,000Btu/h thì các bạn phải hiểu là đơn vị Btu/h là đơn vị năng suất nhiệt vì đơn vị năng lượng nhiệt người ta có thể dùng là Jounle (J) hoặc có thể dùng đơn vị là Btu (Brishting Thermal Unit) theo tiêu chuẩn BS của Anh. Nghĩa là máy điều hòa trên trong 1h sản sinh ra được một lượng năng suất lạnh là 24000Btu. Đối với máy lạnh 24000Btu/h thì bên trong nó là một máy nén công suất 2.5HP (Horse Power) = 2.5*750W = 1875W = 1.875kW, cộng với điện năng tiêu chụ cho quạt dàn nóng, quạt dàn lạnh, phần hiển thị, điều khiển nó vào khoảng 30% nữa do vậy tổng công suất điện tiêu thụ cho con máy điều hòa trên vào khoảng 1.3* 1.875kW ~ 2.4kW Do vậy nếu cái máy điều hòa trên mày làm việc trong 1h thì nó ngốn khoảng 2.4kW.h (2.4 số điện) Như vậy tổng điện năng tiêu thụ của cái bóng đèn 100W trên và cái máy điều hòa 24000Btu/h tiêu tốn trong 1h vào khoảng 2.5kWh điện (2.5 số điện). còn đơn giá 1h điện như thế nào thì các bác tự tính ra tiền. Và nhấn mạnh thêm rằng công suất điện cho con máy điều hòa trên chỉ là tương đối, do máy chạy nhiều khi chưa chắc đã chạy đầy tải, còn máy công nghệ dùng biên tấn đề điều chỉnh tải lạnh (công nghệ Inverter) thì tiết kiệm hơn. Và hiện nay tất cả các máy điều hòa trên thị trường không thể tính chính xác được giá trị công suất này, còn muốn tính chính xác thì dùng cái đồng hồ đo điện (Côngtơ – Counter) mà kiểm tra cho chính xác!….
Thêm nữa: Đúng ra thì nó phải là 1000Btu/h = 293W (cùng là công suất) chứ không thể là so sánh một cái là công với một cái là công suất. và giờ mình sẽ giải thích cho bạn hiểu tại sao nó ra được con số là 1000Btu/h = 293W nhé!.
Theo định nghĩ của tiêu chuẩn BS của Anh (Brishting Standard” thì: 1 Btu là năng lượng (công) cần thiết để nâng nhiệt độ của 1 pound (0.454kg) nước nguyên chất lên 1oF (độ chênh là 1 độ Farenhei), các nước Âu, Mỹ thường dùng đơn vị nhiệt độ là F( Farenhei) chứ không dùng đơn vị nhiệt độ bách phân (oC – Degree Celcius) như ở mình, và quy đổi 2 đơn vị này qua biểu thức oC = (5/9) * (oF-32) và như vậy oF = 1.8* oC + 32 do đó ta có độ chênh của 1oF = độ chênh của 5/9 (0.555)oC hay 0.555oK (Kelvin).
Ta đã biết khái niệm nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 đơn vị lượng chất đó tăng lên 1oK (hay 1oC vì độ chênh 1oK đúng bằng độ chênh 1oC). Giá trị này là tính chất vật lý của một chất và phụ thuộc vào từng loại chất, kết quả có được là từ thực nghiệm và giá trị này không phải là hằng số mà là một hàm số đối với nhiệt độ tức là nhiệt độ của chất đó thay đổi thì giá trị đó cũng thay đổi. Đối với nước nguyên chất thì thay đổi trong dải từ 4100 ~ 4200J/kg.K thương lấy trung bình là 4.18kJ/kg.K
Như vậy ta sẽ tính được 1Btu từ biểu thức Q = G.C.Delta(T) , với G là khối lượng của nước là 1Pound ( 0.454kg), C là nhiệt dung riêng của nước, ta lấy trung bình là 4.18kJ/kg.K và Delta (T) là độ chênh nhiệt độ là 1độ F = 0.555độ chênh 1 độ C(hay độ K). như Vậy thay vào ta có :1Btu = 0.454(kg)*4.18(kJ/kg.K)*0.555(K) = 1.053 kJ = 1053 J, Như vậy về công (năng lượng thì ta có biểu thức tương đương sau): 1Btu = 1053 J , bây giờ ta chuyển qua đổi đơn vị là công suất 1Btu/h = 1053 J/h = 1053 (J)/3600(s) = 0.293 J/s = 0.293W. Do đó 1000Btu/h = 1000*0.293W = 293W. Vậy ta có biểu thức là 1000Btu/h = 293W, và phải hiểu đây là năng lượng nhiệt.
Thực ra trong các máy điều hòa, khái niệm BTU còn được ngầm hiểu là công suất với ý nghĩa là BTU/h. Nếu không phải thì cả mấy nhà sản xuất cũng sai toét hết, vì máy nào cũng có thể có công (nhiệt) tới hàng triệu, hàng tỷ BTU miễn là có đủ thời gian. Mình nhắc lại là trong các máy lạnh, công suất làm lạnh khác hẳn với công suất tiêu thụ, vì công suất tiêu thụ chính là công suất của máy nén khí lạnh, năng lượng tiêu thụ không chuyển hóa trực tiếp thành nhiệt. Vì vậy công suất làm lạnh là 1BTU/h không có nghĩa là máy lạnh tiêu thụ một giờ hết 293W.
Đúng thế, vì vậy đối với một con máy lạnh thì người ta dùng khái niệm là năng suất lạnh (Capacity) chứ không dùng là công suất lạnh (Power). Và người ta ghi rõ là Cooling Capacity: 24.000Btu/h và chúng ta hiểu rằng con máy này trong 1h có khả năng sản sinh một năng lượng lạnh là 24.000Btu tuy nhiên để cho dễ hiểu thì ta nói là năng lượng lạnh là 24.000Btu chứ thực ra là không có khái niệm năng lượng lạnh mà bản chất nó là năng lượng nhiệt mà máy có thể lấy được từ dàn lạnh và dùng môi chất lạnh (gas lạnh – Refrigerant) để vận chuyển ra dàn nóng và dùng quạt để giải nhiệt đó ra ngoài. Gas lạnh chỉ đóng vai trò là chất tải nhiệt và dựa vào các quá trình chuyển pha để tải nhiệt. Cụ thể là bay hơi trong dàn lạnh để lấy nhiệt thừa của không gian cần làm lạnh và ngưng tụ trong giàn nóng để giải nhiệt (giải nhiệt có thể bằng nước, hoặc không khí)…
>>Xin chia sẻ thêm thế này:
Công suất của điều hòa nhiệt độ?
Công suất của máy ĐHNĐ thường được ghi theo đơn vị Btu/h. British thermal unit (Btu hay BTU): năng lượng cần thiết để 1 pound (454g) nước tăng lên 1℉. 1Btu ≈ 1055J = 0,293Wh. Máy ĐHNĐ nhỏ nhất thường thấy ở Việt Nam có công suất 9.000Btu/h (≈2,6375KW). Ở các nước khác có bán máy ĐHNĐ nhỏ hơn (khoảng 4.000-5.000Btu/h vừa đủ dùng cho 1 phòng khoảng 45m³ hay 15m²). Có lẽ ghi theo Btu/h thì có con số 9.000 đẹp hơn số 2,6375KW nên nhà sản xuất chỉ ghi theo Btu/h,. Một đơn vị khác liên quan đến máy lạnh là ton of refrigeration (tấn lạnh); đó là lượng nhiệt làm tan một short ton (907KG) nước đá chia cho số giây trong một ngày, một tấn lạnh tương đương 12.000Btu/h. Số Btu/h đó là công suất truyền nhiệt giữa hai phần của máy ĐHNĐ chứ không phải công suất tiêu thụ điện của máy. Công suất tiêu thụ điện của máy ĐHNĐ 9.000Btu/h khoảng 0,97KW; tức là hiệu suất của máy khoảng 2,72 lần. Máy tốt hơn-ít hao điện hơn thì hiệu suất có thể lên đến hơn 3 lần. Máy (có công suất) lớn hơn thường có hiệu suất cao hơn. Thật ngạc nhiên là nhiều người (kể cả ở các nước Đông Nam Á và Mỹ) dùng đơn vị ngựa để chỉ công suất máy lạnh, 1 ngựa tương đương 9.000Btu/h (sic); mặc dù không có gì cho thấy sự liên quan giữa 1 HP và 9.000Btu/h và 0,97KW. (ST)
Kết luận:
Trong những tháng hè, nhiệt độ cao và oi bức. Nhiều gia đình đã mua sắm máy điều hòa mới hoặc bảo dưỡng những điều hòa có sẵn…nhưng máy vẫn không hoạt động được,nếu hoạt động thì lúc mát lúc không. Nguyên nhân là do nguồn điện áp cấp vào bị yếu.Thông thường máy điều hòa sẽ hoạt động tốt khi điện áp đạt 220v nếu điện áp thấp dưới 200 vôn máy sẽ không hoạt động hoặc sẽ bị hỏng bo mạch-lốc máy…
Vì vậy chúng ta cần cung cấp cho điều hòa nguồn điện áp đủ và ổn định 220 vôn. Để đáp ứng được điều này ỔN ÁP LIOA là giải pháp tối ưu ổn định và bảo vệ thiết bị điện cho mọi gia đình. Sau đây chúng tôi xin cung cấp cho quý khách một số phương pháp chọn mua ổn áp lioa phù hợp cho điều hòa-máy lạnh: Máy điều hòa 24000BTU có thể dùng ổn áp lioa 7,5kva hoặc lioa 10kva cho cả gia đình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!