Khi nghĩ tới vận động để tăng chiều cao, người ta thường nghĩ tới các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, nhảy cao, chạy bộ,… Vậy một bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ có tăng chiều cao không? Sau đây Bác sĩ Đoàn Minh Thái sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này nhé!
Các yếu tố quyết định chiều cao
Theo như công bố của Tổ chức y tế thế giới WHO, các yếu tố chính tác động lên chiều cao một người ngoài gen, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt thì chính là tập thể dục.
- Gen: Đây là yếu tố không thể can thiệp. Vì vậy sẽ là lợi thế nếu bố mẹ bạn có chiều cao ưu thế.
- Dinh dưỡng: Bạn cần bổ sung đa dạng thực phẩm có đạm, đường bột, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Các chất như canxi, magiê, kẽm, đồng, omega-3, vitamin D, vitamin B,… Các chất này có nhiều trong rau xanh, trái cây, đậu, thịt nạc, trứng, sữa, hải sản,…
- Vận động: Có thể thúc đẩy sản xuất và giải phóng hormone tăng trưởng trong máu. Tập thể dục cũng giúp kéo dài các cơ xương khớp và tăng tính dẻo dai cho cơ thể.
- Tư thế sinh hoạt: Mọi tư thế xấu, vặn vẹo, còng lưng, vẹo cột sống,… đều dễ khiến cơ thể hạn chế phát triển độ dài của xương. Bạn hãy tập cải thiện tư thế đúng như: cổ và đầu ngay ngắn, không rướn hay cúi gập quá lâu. Lưng thẳng tránh các tư thể gù, cong gập, lệch vẹo,… Nằm ngủ tự nhiên không co chân, vẹo người.
- Giấc ngủ: Nếu ngủ không đủ giấc hay không sâu sẽ làm giảm sự phát triển của cơ, xương trong khi ngủ. Bởi các hormone tăng trưởng và các chất liên quan đến chiều cao được sản sinh nhiều trong khi ngủ.
- Chấn thương: Các tai nạn ảnh hưởng đến xương khớp đều khiến tăng chiều cao trở nên khó khăn hơn.
Đi bộ có tăng chiều cao không?
Đi bộ có tăng chiều cao không? Câu trả lời là có thể nhưng không nhiều và hiệu quả nhất vào giai đoạn tuổi dậy thì.
Sở dĩ tập thể dục có thể giúp tăng chiều cao một phần do các bài tập đặc thù giúp kéo giãn cơ xương khớp. Một phần khác do các bài vận động kích thích hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho quá trình kéo dài và tăng mô xương để phát triển chiều cao.
Đi bộ chủ yếu giúp các khớp được tập luyện thường xuyên, tránh căng cứng cơ do lười vận động. Hơn nữa, tuy là vận động nhẹ nhưng vẫn giúp cơ thể tăng sản sinh hormone tăng trưởng. Ngoài ra đi bộ thường xuyên cũng giúp bạn giảm lượng calo tiêu thụ để có vóc dáng thon gọn. Nhờ vậy bạn sẽ trông thanh mảnh và cao hơn.
Đi bộ đem lại hiệu quả tăng chiều cao tối đa nhất khi còn trong độ tuổi dậy thì. Do vậy hãy tận dụng bài tập này đúng thời điểm để phát triển chiều cao tốt nhất.
Kỹ thuật đi bộ giúp tăng chiều cao hiệu quả
Để tăng chiều cao hiệu quả, bạn nên khởi động co giãn gân cốt trước khi bắt đầu đi bộ. Bắt đầu bằng đi bộ chậm rồi tăng dần tốc độ, duy trì đi với tốc độ từ trung bình tới nhanh. Hai tay bạn có thế tùy ý vung theo quán tính, miễn là khiến mình thoải mái là tốt nhất.
Khi đi bộ bạn cần cố gắng duy trì hơi thở, hít vào thở ra đều đặn để giữ sức cho khoảng thời gian dài thực hiện bài tập. Chú ý giữ lưng, cổ thẳng, tiếp đất bằng mũi chân hoặc giữa bàn chân thay vì bằng gót chân.
Đi bộ bao lâu giúp tăng chiều cao?
Đi bộ có tăng chiều cao không còn phụ thuộc vào cường độ tập luyện của bạn. Đi bộ phải đạt một thời lượng nhất định mới có tác dụng kích thích chiều cao. Bạn cần duy trì đi bộ thường xuyên và đều đặn mỗi ngày. Nếu chọn đi bộ buổi sáng bạn còn đồng thời giúp cơ thể tăng hấp thu vitamin D và canxi.
Tuy nhiên, đi bộ vào thời điểm nào cũng có hiệu quả tăng chiều cao. Quan trọng nhất là bạn cần thực hiện thường xuyên và đạt tối thiểu 1-2 giờ liên tục. Để tăng hiệu quả bạn hãy thử sức với bài đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày. Trước đó bạn nên dành 5 phút khởi động khớp chân, gối và hông thật kỹ để làm nóng người.
Lưu ý về trang phục để đi bộ tăng chiều cao hiệu quả
Đi bộ có tăng chiều cao không cũng phụ thuộc vào trang phục sử dụng. Một bộ trang phục quá bó sát sẽ khiến cơ thể khó vận dụng các cơ linh hoạt. Để quá trình đi bộ được thuận lợi bạn nên chú ý các điều sau:
- Quần áo: chọn loại co giãn tốt, vừa kích cỡ, thoải mái để tạo cảm giác vận động tốt nhất. Các bộ đồ nên làm bằng chất liệu thấm mồ hôi để không thấy khó chịu trong thời gian dài. Không nên lựa chọn loại quần áo quá chật, cũng không nên quá lòe xòe.
- Giày thể thao: chọn loại vừa kích cỡ chân, nhẹ, thoáng khí, có độ êm ái và đàn hồi. Các tiêu chí này sẽ giúp bạn tránh đau chân. Bạn cũng nên đổi giày sau 3-5 tháng đi bộ thường xuyên để tạo cảm giác bước tốt nhất.
- Ngoài ra bạn có thể trang bị thêm các loại phụ kiện thích hợp như bông đô trán, bó gối,…
Lời khuyên để tăng chiều cao hiệu quả với đi bộ
Một số lời khuyên dành cho bạn khi lựa chọn đi bộ để tăng chiều cao là:
- Nên sử dụng bài tập đi bộ này ngay khi bạn còn trong độ tuổi dậy thì để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Luyện tập cần có kế hoạch để duy trì hứng thú và tạo sự kiên trì với bài tập.
- Không nên chỉ dựa vào đi bộ để tăng chiều cao. Bạn nên tập kết hợp nhiều bài tập vận động khác vừa để tăng hiệu quả và tránh nhàm chán. Các môn thể thao tham khảo là bóng rổ, bóng chuyền, đu xà, chạy bộ,…
- Yếu tố quyết định đến chiều cao còn có dinh dưỡng và các tư thế sinh hoạt. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ các chất giúp xây dựng và củng cố cơ xương. Bao gồm trứng, sữa, rau xanh, trái cây, các vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin D và canxi.
- Chú ý và sửa các tư thế vặn vẹ, gù lưng để tạo không gian cho xương phát triển.
Xem thêm: Keto là gì? Những điều cần biết về chế độ ăn keto
Vậy là bác sĩ đã giúp bạn giải đáp đi bộ có tăng chiều cao không. Đi bộ không có tác dụng quá nhiều đến chiều cao của bạn nhưng nếu biết kết hợp với các bài tập và chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!