Bạn đã tìm thấy một gọng kính đẹp, ưng ý cho khuôn mặt của mình. Thế nhưng khi về nhà thì mới dần dần phát hiện ra những điều khó chịu: đau tai, đau mũi, cộm mắt, mỏi mắt… Trong khuôn khổ bài viết, Eyelink sẽ chia sẻ cùng bạn cách đeo kính không bị đau tai cũng như nguyên nhân của sự khó chịu này.
1/ Cách đeo kính không bị đau tai
Khi đeo kính bị đau tai, vấn đề thường đến từ việc kính quá nhỏ so với đầu, kính quá chật khiến máu lưu thông kém. Do đó cách đeo kính không bị đau tai trước hết là bạn hãy kiểm tra lại gọng kính của mình và điều chỉnh gọng sao cho phù hợp với khuôn mặt nhé.
Bạn có thể tự điều chỉnh gọng tại nhà để đeo kính không bị đau tai bằng cách:
- Ngâm phần đuôi kính dưới nước đủ nóng (không dùng nước sôi) một vài phút hoặc sấy bằng máy sấy tóc để nó mềm hơn.
- Đẩy nhẹ đuôi kính lên để giảm độ cong của gọng kính.
- Lưu ý: Tránh để mắt kính tiếp xúc với nước vì có thể gây hỏng kính và nên cẩn thận, nên lót một miếng khăn hay vải để tránh bị bỏng nước khi uốn gọng kính.
Hãy chú ý thao tác một cách nhẹ nhàng, không nên bẻ cong kính quá mức vì có thể gây hỏng kính. Những tác động dù nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới hình dạng hơn chúng ta nghĩ. Và để tốt hơn, hãy tìm gặp kỹ thuật viên nhãn khoa để giúp bạn điều chỉnh gọng kính hoặc tìm một cặp kính mới vừa vặn với khuôn mặt nhé. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ có thể nhanh chóng điều gọng kính cho bạn mà không mất phí.
Ngoài ra, nếu bạn cho rằng mình bị dị ứng với chất liệu của kính (thường gặp hơn với gọng kim loại) thì hãy thử một chất liệu khác.
Nếu gọng đã vừa khít thì một miếng đệm kính làm êm tai có thể là một lựa chọn để cải khắc phục tình trạng này.
2/ Tại sao đeo kính bị đau tai?
Bên cạnh cách đeo kính không bị đau tai thì đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Thông thường, đeo kính bị đau tai thường do gọng kính quá chật, đuôi tì sát vào phần da phía sau tai nên khi đeo có cảm giác đau sau tai, đau vành tai. Đôi khi nó còn ảnh hưởng nhiều tới việc lưu thông máu sau tai và khiến bạn bị đau đầu.
Hầu hết gọng kính sẽ được uốn cong về phía đuôi để giảm độ trơn trượt. Nhưng khi độ cong này quá nhiều thì nó có thể gây ra áp lực lên vùng da tiếp xúc. Gọng kính càng hẹp hay kính càng nặng thì tác động này càng nhiều. Do đó khi đã điều chỉnh kính và vẫn còn đau tai, bạn hãy thử cặp kính mới với độ dày gọng lớn hơn và nhẹ hơn nhé.
Một số chất liệu gọng kính, thường gặp hơn ở kim loại và thép không gỉ có thể gây ra phản ứng dị ứng với những ai bị dị ứng với niken.
Ngoài ra, sau tai chúng ta có một chiếc xương nhỏ là xương chũm, ở một số người thì chiếc xương này siêu nhạy cảm. Nên nếu như bạn đã áp dụng tất cả các cách đeo kính không bị đau tai và vẫn không hiệu quả thì hãy liên hệ lại với bác sĩ nhãn khoa, đôi khi bạn sẽ cần thay thế kính gọng bằng kính áp tròng để kiểm soát tốt tật khúc xạ, duy trì thị lực trong sinh hoạt hàng ngày.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!