Cua Lông giá bao nhiêu 1Kg? Mua ở đâu? Có độc không?

Cua lông là một loại hải sản tương đối nổi tiếng tại Trung Quốc. Dù có hình dáng nhỏ bé nhưng chúng được coi là món ăn dành cho giới quý tộc. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu rõ hơn về loài thủy sản độc đáo này nhé!

1. Cua lông là loài cua gì?

Cua lông thuộc Họ rạm đồng, sinh sống ở vùng nước ngọt. Có hai loại phổ biến trên thị trường là cua lông Thượng Hải và cua Hồng Kông. Tuy đặc điểm hình thái không khác nhau nhưng cua Thượng Hải lại có giá trị kinh tế cao hơn.

Đặc điểm của cua lông

Đặc điểm

Dòng thủy sản này có màu sắc khá phong phú, kích thước chỉ nhỏ vừa lòng bàn tay. Cân nặng trung bình của 1 con trưởng thành rơi vào khoảng 150-200gr.

  • Các chân dài gấp 2 lần so với thân, Đôi càng to màu vàng sẫm.
  • Giống đực có yếm hình tam giác, Giống cái có yếm hình tròn, phủ khắp bụng, rất dễ phân biệt.
  • Phần mai lưng có cạnh sắc nhọn, hơi lồi lõm trên bề mặt, màu xanh đậm.
  • Chân mảnh, sắc nhọn giống như móng vuốt.
  • Nhìn từ chính diện có thể thấy 4 răng sâu hoắm và phân tách rõ ràng.

Khu vực sống

Cua lông tập trung rất nhiều trong các lưu vực sông, hồ tại Trung Quốc. Chúng đặc biệt yêu thích sự sinh trưởng trong cái lạnh từ 10-15 độ C. Tại các nước châu Âu, châu Mỹ, giống cua này bị coi là loài xâm lấn do tấn công các sinh vật khác, gây mất cân bằng sinh thái.

Tập tính sinh sản

Mùa sinh sản cua cũng chính là mùa mà người dân tập trung đánh bắt giống loài này. Bởi khi ấy, cua mới mang trong mình nhiều dưỡng chất nhất.

Cua lông có độc không

Chúng chỉ sinh sản duy nhất 1 lần trong đời, đó cũng chính là lý do khiến chúng có giá đắt đỏ. Vào tháng 9, 10, 11 là thời điểm loài sinh vật này sinh sản mạnh mẽ nhất.

Con cái sẽ di chuyển xuống những vùng hạ lưu sông để tìm bạn tình. Sau đó, chúng vùi mình tại những vùng nước sâu để ấp trứng. Trứng nở sẽ tự cuốn theo dòng nước và sinh trưởng.

👉👉👉 TÌM HIỂU THÊM: Cua Tasmania

Độc tính

Cua lông có độc không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Chúng không chỉ lành tính mà còn rất bổ dưỡng. Phần thịt trắng tinh, thơm ngọt và có rất nhiều dưỡng chất. Từ lâu, món ăn này đã rất phổ biến trong giới thượng lưu thành phố Thượng Hải.

2. Cua lông nấu món gì ngon nhất?

Dựa vào mục đích món ăn mà người chế biến có thể chọn cua đực hoặc cua cái. Nếu muốn ăn phần gạch vàng bổ dưỡng, bạn nên chọn những con cái đang vào mùa sinh sản. Còn chú trọng phần thịt hơn thì con đực sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

  • Cua lông hấp

Thịt cua được làm chín bằng hơi nước, vẫn giữ nguyên được độ ẩm và rất mềm. Hơn nữa, cách chế biến này cũng giúp lớp thịt đọng lại nhiều dưỡng chất thiết yếu. Đây là sự lựa chọn hàng đầu của những thực khách muốn thưởng thức tinh hoa ẩm thực.

Chuẩn bị nguyên liệu: Cua tươi, gừng, sả…

Cua lông Hồng Kông hấp

Các bước làm món ăn:

  • Cọ sạch vỏ cua bằng bàn chải, xối nước trực tiếp vào phần lông trên càng để loại bỏ tạp chất.
  • Dùng dây cố định cua lại để chúng không di chuyển khi nhiệt độ tăng dần.
  • Cho vào nồi hấp, đập dập gừng, thả vào nước.
  • Khoảng 12-15 phút (tùy kích thước) thịt sẽ chín. Bạn chỉ cần lấy ra và thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng hổi.

⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Cua Huỳnh Đế

Cua lông nướng

Món ăn này đảm bảo sẽ thách thức sự chịu đựng của bạn trong quá trình nấu nướng. Thành phẩm là những miếng thịt cua thơm ngon, quyện với mùi khói tỏa nghi ngút. Sử dụng bếp than hoa để chế biến món ăn là cách hiệu quả nhất.

Cua nướng

Nguyên liệu cần có: Cua, rau răm, ớt tươi, các loại gia vị khác,…

Cách chế biến:

  • Tương tự, bạn làm sạch, chọc tiết cua để đảm bảo an toàn khi nướng.
  • Trộn sốt ướp: Trộn đều xì dầu, nước mắm, đường, hạt tiêu theo khẩu vị và quét đều lên thân cua. Ướp khoảng 10-15 phút cho thịt thẩm thấu gia vị.
  • Sau 12” nướng trên vỉ, bạn thấy dậy mùi thơm nức là có thể thưởng thức trực tiếp. Ăn kèm cùng rau răm sẽ khiến hương vị trở nên độc đáo hơn.

Lẩu cua lông

Vốn là loài cua đồng nên loài hải sản này rất phù hợp để nấu theo phong cách dân dã của người Việt Nam. Từng miếng thịt mềm mềm, bồng bềnh như đám mây chắc chắn sẽ khiến đám trẻ nhà bạn mê tít. Hãy thử nấu món ăn bình dị này bằng nguyên liệu “quý tộc” xem hương vị có gì khác nhau không nhé!

lẩu cua

Mua nguyên liệu:

  • Cua lông, thịt bò, đậu phụ, Hoa chuối, rau muống, cà chua, xà lách, tía tô, Nước bỗng gạo, hành khô…

Các bước thực hiện:

  • Bạn xay phần thịt cua với lượng nước vừa đủ rồi tiến hành gạn lọc, đun sôi, vớt những tảng thịt nổi lên trên bề mặt ra bát.
  • Thả cà chua xắt miếng và giấm bỗng vào nồi, đun sôi, điều chỉnh gia vị cho hợp khẩu vị
  • Xào thơm hành tím với dầu ăn rồi cho gạch cua vào. Đảo đều tay, thấy hành có màu vàng ươm thì tắt bếp. Thêm phần hành vừa chế biến vào nồi nước dùng.
  • Nước lèo xong xuôi, bạn chỉ cần bày biện mâm lẩu và thưởng thức.

🔔🔔🔔 ĐỌC TIẾP: Cua đá

Nước chấm cua lông

Mỗi người sẽ có cách thưởng thức thịt cua khác nhau. Có người chọn muối tiêu chanh đơn giản, người khác lại pha sốt Thái kiểu chấm hải sản. Tuy nhiên, gợi ý sau đây là sốt chấm chuẩn vị Hồng Kông. Cách làm rất đơn giản, bạn hãy thử một lần xem sao!

nước chấm

  • Gừng thái sợi, cho ra bát.
  • Thêm giấm + dầu mè + đường và khuấy đều

Vậy là hoàn thành! Bạn thích dùng sốt nóng có thể cho lên bếp đun hoặc để vào lò vi sóng nhé.

🔥🔥🔥 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Cua Alaska

3. Kỹ thuật nuôi cua lông khỏe mạnh, lớn nhanh

Tại Việt Nam, cua lông được nuôi và nhân giống với số lượng lớn. Với kinh nghiệm phong phú về ngành thủy sản, những người ngư dân đã cho ra dòng cua đảm bảo được lượng dinh dưỡng, không kém gì nhập khẩu. Dưới đây là chia sẻ một vài kinh nghiệm nuôi:.

Bè nuôi

Vật dụng quan trọng nhất trong việc nuôi cua là nơi sinh trưởng của chúng. Bè nuôi cần đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Làm từ nhựa PE, độ dẻo, đàn hồi tốt. Trên mặt xếp các thanh gỗ để nối các bè lại với nhau.
  • Kích thước làm bè phụ thuộc diện tích ao nuôi. Thông thường là 4x4m, 4x5m hoặc 5x5m.
  • Bọc kín lưới bên dưới để cua không thoát ra ngoài.

nuôi cua lông

Con giống

Hãy tìm mua tại những cơ sở cấp giống uy tín. Ưu tiên chọn những con có kích thước tương tự với nhau, đầy đủ 8 chân, 2 càng. Cua có màu sáng và hoạt động khỏe mạnh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Mật độ thả: Tùy thuộc diện tích ao nuôi, bè nuôi. Không thả tập trung quá nhiều, chúng sẽ “gây hấn” nhau và giảm chất lượng.

Thức ăn

Cua lông sinh sống trong tự nhiên sẽ ăn những loài cá,tôm, mực nhỏ. Trong muôi trường nhân tạo, hộ nuôi có thể bổ sung các thực phẩm công nghiệp để đảm bảo dinh dưỡng cho chúng. Hàm lượng thức ăn cung cấp phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của cua.

  • 2 tháng đầu: Cho ăn 4 lần/ ngày (6h sáng, 13h, 17h, 21h). Buổi tối sẽ cho ăn nhiều hơn bữa sáng.
  • Từ tháng thứ 2 trở đi: Cho ăn 3 lần/ngày, theo 3 bữa cơ bản.
  • Luôn đảm bảo cung cấp dưỡng chất để cua đạt trọng lượng trung bình khi đến mùa thu hoạch.

cua lông thượng hải

Lưu ý khác

Hộ nuôi cần theo dõi cua hằng ngày, xem chúng phát triển có đồng đều với nhau hay không. Sau khoảng 6 tháng nuôi, cua lông có thể đem bán và mang về giá trị kinh tế cực cao.

  • Đảm bảo duy trì nhiệt độ và vệ sinh của ao nuôi.
  • Làm mái che nếu nuôi tại những nơi có lượng mưa lớn.
  • Kịp thời xử lý các vấn đề cua bệnh, tránh lây lan cho những con khác.

🏵️🏵️🏵️ XEM CHI TIẾT: Cua mặt trăng

4. Cua lông giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1 kg

Thị trường cua lông tuy không hiếm nhưng vì những tác dụng đối với cơ thể con người, giá thành chúng vẫn khá đắt đỏ. Hơn nữa, bạn sẽ khó tìm được thủy sản nào có lớp gạch đẹp mắt và béo ngậy như ở loài cua này.

Giá bán rẻ nhất trên thị trường:

  • Con cái: 990.000đ/kg
  • Con đực: 850.000/kg

Giá bán cua lông Hồng Kông thịt

👉👉👉 TÌM HIỂU: Cua biển

5. Mua, Bán cua lông ở đâu tại Hà Nội, Hcm?

Hiện nay, trên thị trường, bạn rất dễ bắt gặp những dòng cua lông có giá thành rẻ hơn phân mức kể trên. Thế nhưng, những giống thủy sản đó không hề đảm bảo chất lượng cũng như hương vị nguyên bản của cua.

bán cua lông thượng hải

Trên thực tế, để mua được cua lông chất lượng, bạn cần gọi đến các cơ sở phân bố thủy, hải sản và đặt hàng trước. Sau đó, họ mới nhập hàng và chuyển tới tay của khách.

Cua lông và một số kiến thức cần biết đều đã được cung cấp thông qua bài viết trên. Nhìn chung, nghề nuôi cua đã trở thành nguồn lợi kinh tế lớn cho những người ngư dân.