Củ sạc bị nóng khi sạc có sao không? – Fptshop.com.vn

Nếu bạn đã từng nhận thấy sạc điện thoại bị nóng hoặc quá nóng trong quá trình sạc, bạn có thể không biết nguyên nhân tại sao. Liệu củ sạc bị nóng khi sạc có phải là điều bình thường hay bạn nên lo ngại về điều đó? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết.

Thông thường, củ sạc sẽ hơi ấm lên trong quá trình sạc pin

Củ sạc bị nóng khi sạc - Ảnh 01

Củ sạc bị nóng nhẹ khi sạc là điều rất bình thường

Hiện tượng ấm lên là điều bình thường trên bất kỳ củ sạc điện thoại nào trong quá trình sạc. Củ sạc sẽ là nơi chuyển đổi nguồn điện AC từ ổ cắm tường thành nguồn điện DC cho điện thoại. Quá trình này sẽ sinh ra nhiệt, vì vậy việc củ sạc sẽ nóng lên một chút trong quá trình bạn sạc pin cho điện thoại của mình.

Cấu tạo cơ bản của củ sạc sẽ gồm nhiều thành phần, trong đó biến áp sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Biến áp sẽ tạo ra nhiệt do quá trình chuyển đổi dòng điện diễn ra liên tục. Do đó, dòng điện đầu ra càng lớn thì biến áp càng nóng vì nó sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn.

Trong các trường hợp bình thường, củ sạc điện thoại của bạn có thể hơi ấm khi chạm vào, điều này có nghĩa là thiết bị đang hoạt động ổn. Tuy nhiên, nếu củ sạc không chỉ ấm mà nóng lên đột ngột hoặc quá nóng, thì đây có thể là dấu hiệu cho một vài sự cố nghiêm trọng.

Nóng như thế nào là quá nóng?

Củ sạc bị nóng khi sạc - Ảnh 02

Các bộ sạc có công suất đầu ra càng cao, thì nó sẽ càng nóng khi sạc

Nếu củ sạc của bạn nóng đến mức cảm thấy khó chịu khi cầm hoặc chạm vào, đó là dấu hiệu bất thường rõ ràng nhất. Nguyên nhân có thể là do sự cố bên trong chính củ sạc hoặc sự cố với kết nối giữa củ sạc và ổ cắm. Đối với các bộ sạc chính hãng chất lượng cao, chúng thường được trang bị mạch bảo vệ cho phép mạch tự động đóng (tức là củ sạc tự ngắt cấp điện cho điện thoại) nếu có sự cố. Tuy vậy, mạch này cũng có thể bị trục trặc hoặc bộ sạc bạn đang dùng là hàng nhái, kém chất lượng.

Nếu bộ sạc của bạn không quá nóng, bạn có thể rút nó ra khỏi ổ cắm và vệ sinh các chân cắm. Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo rằng cổng sạc trên điện thoại và cổng USB trên chính củ sạc sạch sẽ trước khi sử dụng lại nhé.

Sau khi bạn đã vệ sinh xong củ sạc và cổng sạc trên điện thoại, bạn hãy thử sạc lại. Nếu vẫn cảm thấy nhiệt độ chưa được cải thiện, bạn có thể thử sang một sợi cáp khác để xem sự cố còn tiếp diễn hay không.

Khi nào củ sạc nóng có nguy cơ gây cháy nổ?

Củ sạc bị nóng khi sạc - Ảnh 03

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào tương tự như dưới đây, bạn hãy ngừng sử dụng củ sạc hoặc dây cáp ngay lập tức và thay thế chúng. Nếu củ sạc vẫn trong thời gian bảo hành, bạn có thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của đơn vị bảo hành để được thay thế một sản phẩm mới.

  • Có dấu hiệu nóng chảy ở phần nhựa của củ sạc hoặc cáp sạc.
  • Củ sạc có mùi bất thường như mùi khói hoặc nhựa nóng chảy.
  • Củ sạc, dây cáp hoặc ổ điện kết nối củ sạc có xuất hiện vết cháy xém màu đen hoặc nâu.
  • Củ sạc nóng lên đột ngột ngay khi vừa cắm vào ổ điện.
  • Củ sạc bị nứt vỡ hoặc dây cáp bị đứt.

Ngoài ra, bạn hãy nhớ sạc điện thoại ở những nơi mát mẻ và không có vật dụng dễ cháy. Điều đó cũng giúp điện thoại của bạn được sạc nhanh hơn và củ sạc toả ra ít nhiệt hơn trong quá trình sạc.

Sử dụng bộ sạc chất lượng cao

Củ sạc bị nóng khi sạc - Ảnh 04

Như FPT Shop đã đề cập trong các phần trên, một lý do khiến củ sạc bị nóng khi sạc chính là do củ sạc kém chất lượng. Những củ sạc “nhái” thường không tuân thủ bất cứ quy chuẩn và quy định an toàn nào. Do đó, chúng có nguy cơ hư hỏng và cháy nổ rất cao.

Trong mọi trường hợp, bạn hãy nên sử dụng bộ sạc cáp chính hãng của nhà sản xuất điện thoại thông minh mà bạn đang sở hữu. Nếu bạn lựa chọn các bộ sạc của bên thứ ba, hãy lựa chọn các thương hiệu đáng tin cậy như Anker, Belkin, UmeTravel, HyperJuice, Innostyle… Đó đều là các thương hiệu sản xuất phụ kiện điện thoại uy tín mà bạn có thể tìm thấy sản phẩm chính hãng của họ tại FPT Shop.

Mua sạc cáp chính hãng với giá rất phải chăng

Xem thêm:

4 mẹo giúp làm trống bộ nhớ điện thoại Android hiệu quả

Nếu điện thoại Android bị mất danh bạ, hãy thử ngay những cách phục hồi này