Tóm tắt câu hỏi:
Em là con gái, em vừa học xong cấp 3 và em muốn đi nghĩa vụ quân sự có được không?
Luật sư tư vấn:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Trước khi bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân tiến hành làm thủ tục đăng ký là nhập ngũ. Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 là từ 18 đến 25 tuổi.
Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự theo hai hình thức gồm có phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
1. Công dân nữ muốn tham gia hình thức phục vụ tại ngũ:
Căn cứ Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định các đối tượng tham gia phục vụ tại ngũ gồm có:
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Theo đó, pháp luật quy định công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ. Nghĩa vụ này không áp dụng bắt buộc đối với công dân nữ. Công dân nữ trong thời bình có quyền lựa chọn việc phục vụ ngũ hay không. Trong trường hợp công dân nữ tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự phục vụ tài ngũ và quân đội có nhu cầu thì công dân đó sẽ được tham gia phục vụ tại ngũ.
Thủ tục đăng ký phục vụ tại ngũ được quy định tại Điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) thực hiện.
Công dân nộp hồ sơ đăng ký gồm có:
- Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
Trình tự thực hiện:
- Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;
- Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;
- Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký;
- Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Xem thêm: Các mẹo để được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất
2. Công dân nữ muốn tham gia hình thức phục vụ trong ngạch dự bị:
Theo Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định các đối tượng tham gia phục vụ trong ngạch dự bị gồm có:
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
- Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
- Thôi phục vụ tại ngũ;
- Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại Chương II Nghị định 14/2016/NĐ-CP
Đối với trường hợp công dân nữ muốn tham gia phục vụ trong ngạch dự bị thì ngoài việc tự nguyện và đơn vị quân đội có nhu cầu, công dân đó cần phải có ngành. Nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân
Thủ tục đăng ký phục vụ cho ngạch dự bị quy định tại Điều 18 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và Điều 5 nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật nghĩa vụ quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị, Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị và giao cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện.
Hồ sơ đăng ký gồm có:
- Phiếu quân nhân dự bị;
- Bản chụp quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát biển và công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Trình tự thực hiện:
- Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự vào tháng 4 hằng năm. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự về địa phương cư trú có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị vào các ngày trong năm (theo lịch làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã);
- Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm lập phiếu quân nhân dự bị, vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị tại nơi cư trú;
- Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị.
Xem thêm: Có hình xăm trên người có đi nghĩa vụ quân sự được không?
3. Con gái muốn tham gia nghĩa vụ quân sự được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được biết vào năm 2016 thì phụ nữ được phép đi nghĩa vụ quân sự phải không. Nếu phải thì hồ sơ đăng ký bao gồm những gì và tôi phải học bao nhiêu năm để liên thông lên công an?
Luật sư tư vấn:
Khoản 3, Điều 4, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: “Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ”. Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 6, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”. Như vậy, nếu vẫn đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là đủ 18 tuổi trở lên. Theo Khoản 2, Điều 12, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và quân đội có nhu cầu thì công dân nữ có thể được phép thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Hồ sơ:
Về hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự, theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự có quy định, hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bao gồm:
– Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
Bên cạnh đó, công dân nữ phải làm đơn tình nguyện nhập ngũ có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (Theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
Tiêu chuẩn tuyển quân:
Để có thể tham gia nghĩa vụ quân sự, bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn tuyển quân được quy định tại Điều 4, Thông tư 140/2015/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Cụ thể:
– Về tuổi đời: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;
– Về tiêu chuẩn chính trị: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội
– Về tiêu chuẩn sức khỏe:
+ Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS).
– Về tiêu chuẩn văn hóa:
+ Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
+ Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Về tuyển sinh vào các trường Công an:
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 15/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về tuyển sinh vào các trường Công an Nhân dân, đối tượng tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng chính quy gồm: “Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có thời gian công tác từ đủ 24 tháng trở lên tính đến tháng dự tuyển, có nguyện vọng và được Công an các đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển”. Như vậy, khi bạn có thời gian công tác đủ 24 tháng trở lên tính đến tháng dự tuyển và được Công an các đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển thì bạn có thể tham gia dự tuyển vào các trường Công an Nhân dân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!