Quan niệm dân gian cho rằng, việc mẹ ăn hột vịt lộn trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra bị rậm lông gây ngứa ngáy. Điều này khiến các chị em thai phụ hoang mang không biết bà bầu ăn trứng vịt lộn được không.
Thực tế, đây là một quan niệm không có cơ sở khoa học. Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu thực tiễn cho thấy mối quan hệ giữa việc mẹ ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ và tình trạng rậm lông ở trẻ.
Mặt khác, cũng chưa có nghiên cứu khẳng định lợi ích hay tác hại của hột vịt lộn đối với phụ nữ mang thai. Vậy, bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Câu trả lời đối với thắc mắc có bầu ăn trứng vịt lộn được không chính là mẹ có thể ăn hột vịt lộn trong thai kỳ, nhưng cần lưu ý về số lượng. Cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng vịt lộn lại là một vấn đề lớn nếu mẹ bầu ăn quá nhiều trứng trong một bữa:
- Việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây thừa cân, béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường… đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
- Hàm lượng vitamin A cao có trong hột vịt lộn cũng có thể là một vấn đề nếu mẹ bầu lạm dụng. Tình trạng vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương… có nguy cơ cao xảy ra nếu mẹ ăn quá nhiều trứng vịt lộn so với số lượng được khuyến nghị mỗi tuần.
Như vậy là bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn trứng vịt lộn được không. Để biết được số lượng trứng mà phụ nữ mang thai nên ăn, cũng như một vài lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn trứng vịt lộn, mời bạn đọc tiếp những thông tin dưới đây.
Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Mặc dù câu trả lời của thắc mắc bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là “Có”, nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau khi ăn hột vịt lộn:
- Chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng một lúc.
- Mẹ bầu không nên ăn rau răm kèm với trứng vịt lộn, vì ăn nhiều rau răm có thể gây kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến thai nhi bị sinh non hoặc chết lưu.
- Nếu phụ nữ mang thai bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… thì không nên ăn hột vịt lộn để tránh những rủi ro tim mạch trong thai kỳ.
- Chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối để hạn chế tình trạng khó tiêu.
- Không nên ăn trứng vịt lộn với gia vị nóng (ớt, tỏi…) hoặc cho quá nhiều muối, tiêu, nếu không có thể gây ra tình trạng nóng trong người, đầy hơi, khó tiêu cho mẹ bầu.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bà bầu ăn trứng vịt lộn được không và những điều cần lưu ý.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!