Gợi ý chụp ảnh thẻ có được đeo kính không hot nhất hiện nay 2023

Hỏi: Thẻ dự thi ĐH có chấp nhận hình đeo kính không? Do hồi em làm chứng minh nhân dân, họ không chấp nhận hình có đeo kính, không biết thi tuyển sinh có khác không? ([email protected])

* Trả lời:

Thông thường ảnh để dùng trong tuyển sinh không khắt khe so với làm Chứng minh thư nhân dân. Tuy nhiên, để tránh những thủ tục đối chiếu rườm rà không cần thiết thì tốt nhất em nên không đeo kính để chụp ảnh.

Mọi thắc mắc về Tuyển sinh năm 2008 các bạn thí sinh có thể gửi thư về hòm thư [email protected] để sớm nhận được câu trả lời.

Em là con bệnh binh 61% thì có được cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tới không?

Em dự định thi ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), em có hộ khẩu tại Phú Thọ, vậy em có được điểm ưu tiên khu vực 1 miền núi như khi thi ở Hà Nội không? Và khi học khoa Tiếng Trung của trường Hùng Vương xong em có thể làm việc theo những chuyên ngành nào?([email protected])

Em là con bệnh binh dưới 81% nên thuộc diện ưu tiên 06 nhóm ưu tiên 2, khi thi ĐH, CĐ em được cộng tối đa 1 điểm vào kết quả thi.

Trường ĐH Vùng Vương vẫn tính điểm ưu tiên khu vực cho dù thí sinh có hộ khẩu thường trú tại đây. Với việc em ở KV1 nên sẽ được cộng 1,5 điểm ưu tiên khu vực vào kết quả thi.

Em đã tốt nghiệp Đại học Thương mại năm 2006 và muốn theo học tiếp cao học. Em thuộc diện con chính sách (thương bệnh binh), vậy có được hưởng chế độ miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước không?

([email protected])

Theo quy định của Bộ LĐ-TBXH thì chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con của người có công với cách mạng chỉ áp dụng đến bậc ĐH. Khi những người tiếp tục học lên hệ cao hơn (hệ sau ĐH) thì các chính sách này không còn được áp dụng nữa.

Em đã tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật viên kế toán – tin học (Trung tâm kỹ thuật điện toán của trường ĐH Bách khoa TPHCM). Hiện tại em đang đi làm, em có thể học liên thông lên trung cấp hoặc cao đẳng không? Nếu có thể thì em có thể học ở đâu?

([email protected])

Em cần lưu ý: Không có hình thức liên thông lên TCCN mà chỉ có hình thức liên thông từ TCCN-CĐ và từ CĐ-ĐH.

Theo quy chế đào tạo liên thông mới ban hành thì để được học liên thông sinh viên phải tốt nghiệp TCCN hoặc CĐ.

Ở đây em mới chỉ tốt nghiệp lớp kỹ thuật viên nên chưa đủ điều kiện để dự thi liên thông.

Em đang là sinh viên nhưng năm nay em muốn thi đại học. Vậy em xin dấu xác nhận hồ sơ ở đâu? Nếu em làm hồ sơ dự thi không có xác nhận của hiệu trưởng trường đang theo học thì khi đậu có được học ở trường mới không?

([email protected])

Theo quy chế tuyển sinh thì để được thi lại ĐH sinh viên phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

Tuy nhiên, theo Ban tư vấn thì việc đồng ý này chỉ nhằm tạo điều kiện cho sinh viên khi rút hồ sơ chuyển trường mà thôi.

Về hồ sơ ĐKDT thì em xin dấu xác nhận tại nơi mình có hộ khẩu thường trú.

Theo quy chế tuyển sinh thì không quy định việc sinh viên phải nộp đơn xin thi lại ĐH có chứng nhận của Hiệu trưởng nên em không cần phải lo lắng.

Có thể nói cụ thể là như sau: Khi em trúng tuyển vào một trường ĐH mới thì để em bắt buộc phải rút hồ sơ ở trường cũ để làm thủ tục nhập học. Việc rút hồ sơ có được hay không là do Hiệu trưởng quyết định.

Mẹ em là cán bộ công chức, 2 năm liền được tỉnh cấp chứng nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, vậy em có được hưởng ưu tiên điểm trong thi ĐH không? ([email protected])

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, C Đ thì chỉ có công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen thì khi thi ĐH, CĐ mới được hưởng chính sách ưu tiên đối tượng.

Ở đây mẹ em là người được chứng nhận là chiến sỹ thi đua chứ không phải là em nên em không được hưởng chế độ chính sách ưu tiên nào.

Em đang là sinh viên năm 4 ĐH Tổng hợp, khoa kinh tế, chuyên ngành kinh tế lao động thuộc Liên bang Nga. Một năm nữa em ra trường và sẽ về nước làm việc. Nhưng em muốn làm giáo viên dạy ngoại ngữ, như vậy có được không? Em cần phải học thêm gì và phải thi lấy chứng chỉ sư phạm đúng không? ([email protected])

Việc em học chuyên ngành về kinh tế nhưng muốn tham gia công tác giảng dạy là điều có thể được chấp nhận nếu cơ quan tuyển dụng đồng ý.

Tuy nhiên để thực hiện được điều này em phải tuân thủ theo các bước sau:

– Làm thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài tại Việt Nam.

– Học thêm lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường ĐH sư phạm tổ chức.

Cho em hỏi, học ngành Quản trị Kinh doanh học những gì, và ra có thể làm việc ở đâu? ([email protected])

Ngành Quản trị kinh doanh nhằm đào tạo Cử nhân kinh tế có khả năng quản lý doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về quản lý ở tầm vi mô tương đối bài bản và toàn diện.

Trong quá trình đào tạo không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nghề quản lý mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tự tin và yêu nghề cho sinh viên.

Cung cấp một đội ngũ cán bộ có khả năng thực hiện một số kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Nếu nộp hai bộ hồ sơ, một vào trường khối ngành công an (đăng kí thi khối C) và một vào trường ĐH KHXH&NV (cũng đăng kí thi khối C) thì sẽ chỉ được thi một trong hai trường hay cả hai? ([email protected])

Hồ sơ ĐKDT vào khối các trường công an không theo mẫu quy định của Bộ GD-ĐT mà theo mẫu riêng của ngành. Còn đối với trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn thì theo mẫu quy định của Bộ GD-ĐT.

Việc em làm hồ sơ ĐKDT cả trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn và các trường khối công an là quyền của em, miễn làm sao em nộp hồ sơ ĐKDT vào trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đúng theo thời gian quy định.

Do các trường khối Công an tổ chức thi cùng đợt, cùng đề với trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn nên em chỉ được phép chọn một trong hai trường để dự thi chứ không thể dự thi được cả hai trường.

Ban Tư vấn Tuyển sinh