3 Tác hại của chơi game đến sức khỏe và cách phòng ngừa

Chơi game được xem là sở thích của rất nhiều người, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tác hại của chơi game nếu chúng ta bị nghiện với thú vui này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết 3+ tác hại tới việc của chơi game quá nhiều, cùng với đó là các phương pháp để giúp bạn phòng tránh tình trạng nghiện game.

I. Lý do khiến nhiều người nghiện game

Theo các chuyên gia, nghiện game được biết đến là hiện tượng người chơi không thể khống chế được cơn “thèm” chơi game.

Người nghiện thường muốn chơi game liên tục và luôn ưu tiên thời gian vào game, hoàn toàn không quan tâm tới các việc khác cũng như bạn bè, người thân.

“Nạn nhân” chính của tình trạng này chính là trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến người nghiện không thể bỏ được game, trong đó, các lý do chính bao gồm:

tác hại của chơi game

Người nghiện chơi game luôn có cảm giác thèm chơi game

+ Các trò chơi game được thiết kế theo cách vô cùng cuốn hút, khiến người chơi không muốn bỏ cuộc và thấy mọi chiến thắng không bao giờ là đủ nên muốn chơi nữa và chơi mãi.

+ Sau khi thắng game, não bộ sẽ tiết ra các chất gây hưng phấn, từ đó khiến người chơi cảm thấy vô cùng thỏa mãn

+ Người chơi game thường có xu hướng muốn chinh phục và muốn được thể hiện mình.

+ Được làm chủ bản thân và hành động theo ý thích khi chơi điện tử.

+ Những xung đột tâm lý trong tuổi dậy như: Thích thể hiện cái tôi cá nhân nhưng không được gia đình ủng hộ, cảm giác cô đơn, bất mãn trong cuộc sống cũng là lý do của nghiện game.

+ Thiếu các khu vui chơi lành mạnh hoặc do bố mẹ thiếu quan tâm cũng được xem là lý do của tình trạng nghiện game ở trẻ vị thành niên.

II. Tác hại của chơi game đến sức khỏe, đời sống

Để giúp bạn đọc hiểu chi tiết về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn những tác hại nghiêm trọng của việc chơi game quá nhiều:

1. Gây ra chứng đau đầu, hoa mắt

Tác hại đầu tiên của việc chơi game nhiều chính là gây ra chứng đau đầu và hoa mắt. Nguyên nhân của tình trạng này là do người chơi phải căng mắt nhìn và tập trung cao độ vào màn hình quá lâu.

2. Làm rối loạn giấc ngủ

Nghiện game có thể gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là do não của người chơi bị kích thích bởi các ám ảnh khi chơi game, nhất là các trò chơi bạo lực.

Nghiện chơi game gây rối loạn giấc ngủ, đau đầu, hoa mắt….

Hậu quả là khiến não bộ và cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, không thể tỉnh táo và tập trung.

Nguy hiểm hơn, rối loạn giấc ngủ thường xuyên còn có thể khiến bạn gặp phải tình trạng hay quên, thậm chí là tổn thương các tế bào thần kinh.

3. Khiến não bộ bị biến đổi

Ngoài những yếu tố trên, thì một tác hại không thể bỏ qua của trò chơi điện tử đó là gây ra những thay đổi vô cùng tiêu cực tới não bộ của người chơi.

Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, khi chơi game, mức độ hưng phấn của não bộ sẽ tăng lên gấp đôi. Vì vậy, nếu chơi trên 10 tiếng/ ngày, não bộ của bạn có thể bị hạn chế hoạt động.

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến nhận thức cũng như cảm xúc của người chơi bị ảnh hưởng đáng kể.

III. Biểu hiện của người nghiện game

Người nghiện chơi game thường có triệu chứng cả về thể chất và tinh thần. Cụ thể:

– Triệu chứng tinh thần:

+ Cáu kỉnh hoặc bồn chồn khi không được chơi.

+ Dành nhiều thời gian chơi game, cô lập bản thân với người khác.

tác hại của việc chơi game quá nhiều

Dành nhiều thời gian chơi game, cô lập bản thân với người khác là triệu chứng điển hình của người nghiện game.

+ Luôn nói chuyện về game, không để ý tới những việc khác.

+ Nói dối người thân hoặc bạn bè về thời gian chơi.

+ Khó tập trung.

– Triệu chứng về thể chất:

+ Mệt mỏi, kiệt quệ.

+ Chán, ăn ít, sụt cân nhanh.

+ Mất ngủ.

+ Bị đau nửa đầu do thường xuyên căng mắt và tập trung cao độ.

+ Hội chứng ống cổ tay do sử dụng chuột máy tính liên tục hoặc quá bộ điều khiển quá nhiều.

+ Vấn đề vệ sinh cá nhân kém.

+ Lờ đờ, hoạt động chậm chạp.

IV. Cách phòng tránh tác hại của chơi điện tử

Không nên để xảy ra hại khi chơi game mới tìm cách phòng tránh. Cách phòng tránh tốt nhất chính là thay vì dành thời gian chơi game, bạn nên tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh ở bên ngoài; dành thời gian tập thể dục thể thao hoặc gặp gỡ bạn bè, người thân để tránh cảm giác thèm chơi game.

Phòng tránh nghiện game bằng các trò chơi giải trí lành mạnh.

Nếu chơi game, bạn chỉ nên chơi từ 90 – 120 phút mỗi ngày. Mỗi lần chơi không nên quá 1 tiếng đồng hồ để cơ thể và mắt có được nghỉ ngơi thư giãn đồng thời tránh bị nghiệm game.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tác hại của chơi game, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

3+ Tác hại của chơi game đến sức khỏe và cách phòng ngừa