Chích ngừa cho bé có tốn tiền không

Hiện nay ở nước ta đang lưu hành hơn 30 loại vắc xin tiêm chủng các loại dành cho cả trẻ em và các đối tượng khác. Do vấn đề ngân sách còn hạn chế, Việt Nam mới áp dụng một số loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm miễn phí cho trẻ nhỏ. Dưới đây là 7 loại bệnh được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

25/12/2021 | Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng và những điều cần biết13/10/2021 | Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cha mẹ nên nhớ04/08/2021 | Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng – bố mẹ nên làm gì?

1. Danh sách 7 loại bệnh được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em

Chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em được triển khai bắt đầu từ năm 1981. Theo đó, trẻ em sẽ được tiêm chủng miễn phí các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm cao nhất, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng dân số.

Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm các mũi tiêm cơ bản (ảnh minh họa nguồn: internet)

Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm các mũi tiêm cơ bản (ảnh minh họa nguồn: internet)

Trước đây, trẻ em chỉ được tiêm chủng 7 loại bệnh miễn phí, song đến nay khi chương trình tiêm chủng mở rộng được mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng tiêm chủng, trẻ được tiêm vắc xin phòng 12 bệnh truyền nhiễm phổ biến.

Cụ thể danh mục các loại bệnh được tiêm chủng miễn phí bao gồm:

1.1. Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Vắc xin phòng bệnh viêm gan B cho trẻ nhỏ liều sơ sinh, được khuyến cáo nên tiêm cho trẻ sau khi sinh trong vòng 24 giờ để đạt miễn dịch phòng bệnh tốt nhất.

1.2. Vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Trẻ 4 tháng tuổi được tiêm liều vắc xin bại liệt bất hoạt để có miễn dịch phòng bệnh suốt đời, được áp dụng từ năm 2016.

Vắc xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi

Vắc xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi

1.3. Vắc xin phòng bệnh lao

Vắc xin BCG là vắc xin được chọn trong chương trình tiêm chủng miễn phí, giúp phòng bệnh lao cho trẻ suốt đời, khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt khi trẻ ra đời.

1.4. Vắc xin phòng bệnh bại liệt

Lịch uống của vắc xin này như sau:

Trẻ 2 tháng tuổi: uống liều 1.

Trẻ 3 tháng tuổi: uống liều 2.

Trẻ 4 tháng tuổi: uống liều 3.

1.5. Vắc xin phòng bệnh ho gà

Nằm trong mũi tiêm vắc xin Quinvaxem phòng đồng thời 5 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Để đảm bảo hiệu quả, vắc xin này cần tiêm đủ 3 mũi khi trẻ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.

1.6. Vắc xin phòng bệnh uốn ván

Trẻ ngay sau khi sinh được tiêm vắc xin uốn ván để ngừa bệnh, ngoài ra phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng cần chủ động tiêm để ngừa bệnh sau sinh.

1.7. Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ do Hib

Nằm trong mũi tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1.

1.8. Vắc xin phòng bệnh Rubella

Nằm trong mũi tiêm vắc xin kết hợp sởi – Rubella tiêm ngay khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Rubella là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh miễn phí

Rubella là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh miễn phí

1.9. Vắc xin phòng bệnh sởi

Nằm trong mũi tiêm vắc xin kết hợp sởi – Rubella tiêm ngay khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

1.10. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản: mũi thứ 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 2 tuần và mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 1 năm.

1.11. Vắc xin phòng bệnh tả cho các vùng có nguy cơ cao

Trẻ trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi ở vùng có nguy cơ xảy ra dịch cao được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tả.

1.12. Vắc xin phòng bệnh thương hàn cho các vùng có nguy cơ cao

Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi ở vùng có nguy cơ xảy ra dịch cao được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh thương hàn.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện hoàn toàn miễn phí cho trẻ em tại các trung tâm y tế xã, phường hoặc quận, huyện trên cả nước. Lịch tiêm chủng sẽ được các cơ sở y tế này thông báo đến các bậc phụ huynh để theo dõi và cập nhật.

2. Các vắc xin dịch vụ phổ biến cho trẻ em

Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em, với bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp thì cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi tiêm phòng thêm các loại vắc xin dịch vụ cần thiết. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ có sức khỏe và miễn dịch tốt nhất để trưởng thành.

Trẻ nên tiêm phòng thêm các vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng để đảm bảo phòng bệnh tốt nhất

Trẻ nên tiêm phòng thêm các vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng để đảm bảo phòng bệnh tốt nhất

Dưới đây là các loại vắc xin dịch vụ quan trọng mà trẻ nên được tiêm chủng ngoài các vắc xin phòng bệnh được tiêm chủng miễn phí:

  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu.

  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan A hoặc kết hợp phòng bệnh viêm gan A và B.

  • Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus.

  • Vắc xin phòng bệnh kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella.

  • Vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae.

  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu.

  • Vắc xin phòng cúm (tiêm chủng hàng năm).

  • Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn.

  • Vắc xin phòng bệnh dại.

Để tiêm các loại vắc xin dịch vụ này, cha mẹ cần đăng ký tiêm cho trẻ tại các Trung tâm tiêm chủng dịch vụ. Tuy nhiên không phải địa chỉ tiêm chủng nào cũng có đầy đủ các loại vắc xin dịch vụ trên mà còn phụ thuộc vào nguồn cung vắc xin. Nên lựa chọn dịch vụ tiêm hoặc gói tiêm cho trẻ em tại các cơ sở tiêm chủng uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đảm bảo nguồn, chất lượng vắc xin.

Nên chọn cơ sở tiêm uy tín để đảm bảo chất lượng vắc xin và an toàn cho trẻ

Nên chọn cơ sở tiêm uy tín để đảm bảo chất lượng vắc xin và an toàn cho trẻ

Trên đây là thông tin về hơn 7 loại bệnh được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ và chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về các vắc xin dịch vụ cho trẻ, hãy liên hệ tới MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.