Nên học ACCA không? Học ACCA có thực sự cần thiết? Bạn lo lắng liệu học ACCA có thực sự là một lựa chọn đầu tư sinh lời? Hay bạn đã tìm kiếm nhiều tài liệu, nghiên cứu các bài viết, nghe tư vấn về chứng chỉ ACCA nhưng chưa thể đưa ra quyết định dứt khoát? Nếu bạn còn nhiều lo lắng như vậy thì Câu trà lời là CÓ nếu bạn quyết tâm theo đuổi ngành Kế toán – Tài chính.
Bạn thân mến, NÊN hay KHÔNG NÊN học chứng chỉ ACCA không chỉ là điều băn khoăn của riêng bạn mà còn là mối bận tâm của rất nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa tương lai nghề nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp và khả năng thăng tiến là hai mục tiêu mà bạn đặt ra trên con đường nghề nghiệp, nhưng để thực hiện thành công thì mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng bản thân mình.
Thực tế cho thấy, hơn 233.000 hội viên đang sở hữu chứng chỉ ACCA trên toàn cầu đều là những người thành đạt trong các lĩnh vực họ đảm trách. Họ có thể nắm giữ vai trò là Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc quản trị rủi ro, Giám đốc tài chính, Trưởng bộ phận Kế toán – Kiểm toán. Những người này đều cho biết giá trị mà chứng chỉ ACCA mang lại không chỉ ở tấm bằng được cả thế giới công nhận, mà hơn tất cả là hàm lượng tri thức chuyên sâu về tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh giúp họ ứng dụng hiệu quả vào công việc và giúp họ trở nên thành đạt.
ACCA – Chứng chỉ Kế toán – Tài chính uy tín với lịch sử phát triển lâu đời.
Một chứng chỉ hành nghề uy tín luôn có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời bởi giá trị của nó đã được kiểm định và chứng minh qua thời gian.
Để trả lời cho câu hỏi có nên học ACCA không, chúng ta cùng nhìn lại đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của hiệp hội ACCA.
Năm 1904, một trong những hiệp hội kế toán – Tài chính uy tín nhất thế giới hiện nay – Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc – The Association of Chartered Certified Accountants (ACCA) ra đời. Trong tuyên bố sứ mệnh, ACCA cho rằng việc mang đến những cơ hội đạt được chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế cho bất cứ ai có đam mê năng lực và quyết tâm theo đuổi kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị là tôn chỉ hoạt động của hiệp hội. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ACCA đã mang đến giá trị học vấn cho hàng ngàn thành viên của ACCA thông qua việc phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của hàng ngàn nhà tuyển dụng khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay, ACCA có hơn 536.000 học viên tại hơn 181 quốc gia cùng mạng lưới hơn 8.000 doanh nghiệp đối tác có tên tuổi trên thế giới và giúp các thành viên ACCA phát triển thành công trong lĩnh vực kế toán, tài chính, quản trị doanh nghiệp dựa trên việc xây dựng và đánh giá năng lực cốt lõi của người hành nghề Kế toán – Tài chính, đáp ứng nhu cầu khắt khe của hàng ngàn nhà tuyển dụng trên toàn cầu.
Nếu còn đang băn khoăn có nên học ACCA hay không thì đây là 6 lý do giúp bạn dễ dàng quyết định hơn.
Chứng chỉ ACCA được đánh giá cao bởi các công ty đa quốc gia và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang đến cho hội viên ACCA cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp tại bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo nhận định của ông Tay Kay Luan – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á và Châu Úc, ngày nay 63% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết nhu cầu tuyển dụng Kế toán viên trình độ cao gia tăng trong vòng 5 năm tới đồng thời vai trò của kế toán viên sẽ không còn thụ động trong các con số mà phải có khả năng làm tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực quản trị rủi ro, quản lý dòng tiền và phát triển bền vững. Tất cả các kỹ năng này đều được trang bị trong quá trình học ACCA.
-
Lý do 1: Chứng chỉ ACCA mang đến cho bạn cơ hội làm việc tại môi trường toàn cầu
Học chứng chỉ ACCA mang lại cho bạn sự tự tin để chấp nhận thử thách làm việc và thành công trong môi trường các công ty đa quốc gia. Do theo một kết quả khảo sát của hơn 30,000 ứng viên bao gồm cả các chuyên gia Kế toán – Tài chính và các nhà tuyển dụng quốc tế, những nhà tuyển dụng trên toàn thế giới tin tưởng rằng các thành viên ACCA hiểu rõ quy tắc và luật pháp của đất nước họ. Do đó, chứng chỉ ACCA được các nhà tuyển dụng khắp nơi trên thế giới tín nhiệm, mang đến cơ hội rộng mở cho hội viên ACCA.
Hãy thử hình dung, nếu một ngày nào đó bạn sẽ làm việc tại một văn phòng đẹp đẽ ở Singapore, Thượng Hải hay New York, ngắm nhìn các tòa nhà trọc trời và thảo luận với các chuyên gia tài chính khắp nơi trên thế giới về các điều khoản trong hợp đồng, viễn cảnh đó không phải là quá xa vời khi bạn sở hữu trong tay chứng chỉ ACCA.
-
Lý do 2: Chứng chỉ ACCA là chìa khóa mở ra cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
Theo ông Giles, Phó giám đốc điều hành công ty tư vấn và quản lý nhân sự Investigo – UK cho biết: “Ngày nay bất cứ ai mong muốn có sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính và đạt được những vị trí quản lý cấp cao đều cần có kiến thức về kế toán và tài chính. Bằng cấp ACCA được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nó đảm bảo cho nhà tuyển dụng về mặt kiến thức chuyên môn. Khi được kết hợp với kinh nghiệm làm việc, nó là chìa khóa giúp nhà tuyển dụng xác định bạn có phải là ứng viên phù hợp. Tại các nước phát triển với hệ thống tài chính chuyên nghiệp, bằng cấp kế toán chuyên nghiệp được là tiêu chuẩn để cạnh tranh, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thăm bạn mất bao lâu để hoàn thành chương trình ACCA, vì vậy tôi khuyên bạn nên hoàn thành bài kiểm tra càng sớm càng tốt để đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp ở mức tối đa.”
-
Lý do 3: Chứng chỉ ACCA giúp bạn sở hữu mức thu nhập đáng mơ ước.
Khởi đầu sự nghiệp với việc sở hữu chứng chỉ kế toán tài chính ACCA là một sự lựa chọn đảm bảo cho bạn có mức thu nhập hấp dẫn và đáng mơ ước so với những bạn bè cùng trang lứa. Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn nhân sự Navigos Việt Nam, ngành Tài chính – Kế toán đang là ngành xếp thứ 3 về mức độ cạnh tranh nhu cầu cầu việc làm.
Còn theo số liệu đánh giá từ hiệp hội ACCA, trong báo cáo lương, thu nhập và phúc lợi, ACCA cho biết 61% người sở hữu chứng chỉ ACCA được tăng lương trong 12 tháng và 64% đạt mức tăng lương ít nhất 4%. Thêm vào đó, 54% người được sở hữu chứng chỉ ACCA nhận được mức tiền thưởng và phúc lợi giá trị hơn những người không sở hữu chứng chỉ ACCA.
03 lý do trên vẫn chưa đủ thuyết phục bạn nên học ACCA? Khoan nóng vội, hãy cùng tìm hiểu thêm các lý do sau nhé!
-
Lý do 4: Chứng chỉ ACCA giúp bạn nổi bật và thực sự khác biệt
Nếu bạn chỉ muốn bình lặng làm việc như những nhân viên bình thường thì bằng Đại học là điều kiện cần và đủ để bạn làm việc trong lĩnh vực kế toán tài chính. Nhưng nếu bạn muốn nổi bật và thực sự khác biệt, bạn cần nhiều thứ hơn thế.
Tại các nước phát triển như Anh Quốc, hiệp hội nghề nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và kiểm soát chất lượng nghề nghiệp của kế toán viên và kiểm toán viên. Chính vì vậy, để được khách hàng tin tưởng, những kế toán viên và kiểm toán viên thường cố gắng đạt chuẩn “Qualified Accountant”, “Certified Accountant” (Kế toán viên công chứng). Còn tại Việt Nam, với xu thế hội nhập toàn cầu thì ngày càng nhiều công ty tìm kiếm các ứng viên có năng lực, được công nhận thông qua các chứng chỉ hành nghề quốc tế như ACCA.
ACCA dành cho những bạn muốn trở nên nổi bật và kiến tạo tương lai phát triển trong ngành. Bà Lê thị Hồng Len – Trưởng đại diện Hiệp hội ACCA tại Việt Nam đã từng chia sẻ với phóng viên của báo ĐTCK về một câu chuyện có thật: “Ngay tại buổi lễ tốt nghiệp, một bạn học viên tốt nghiệp xuất sắc tại Hà Nội đã nhận được lời mời làm việc ở một ngân hàng lớn. Cũng tại thời điểm đó, một hội viên trẻ 23 tuổi của ACCA đã đảm nhiệm vị trí kiểm toán nội bộ cho một công ty lớn của nước ngoài. Một điều thú vị là bạn hội viên này không hề học qua các chương trình đại học trong nước, mà lựa chọn học ACCA ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hiện tại, bạn ấy đã sở hữu bằng cử nhân Đại học Oxford Brooks của Anh (được nhận sau khi hoàn tất các môn Foundation của chương trình học ACCA – người viết) và văn bằng ACCA cùng với một công việc nhiều người mơ ước, trong khi rất nhiều bạn trẻ đồng lứa vẫn đang loay hoay trước ngưỡng cửa cuộc đời.”
Lý do 5: Kết nối nghề nghiệp với hơn 188.000 chuyên gia tài chính toàn cầu
Hiệp hội ACCA có hơn 536.000 học viên và 233.000 hội viên tại hơn 181 quốc gia trên thế giới (cập nhật vào tháng 11/2021 – người viết). Khi đăng ký học và trở thành hội viên ACCA, bạn sẽ trở thành một phần của mạng lưới ngày càng phát triển này. Hãy hình dung sẽ tuyệt thế nào nếu bạn được chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin và phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp với các chuyên gia Tài chính – Kế toán trên toàn cầu.
Lý do 6: Học chuyển tiếp lấy bằng cử nhân Kế toán ứng dụng (B.Sc in Applied Accounting) của Đại học Oxford Brookers University và bằng Thạc sỹ Tài chính (M.Sc in Finance) của University of London:
University of London (UoL) hay còn gọi là trường Đại học London là trường đại học lớn thứ 2 ở Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đây là trường đại học nằm trong Top 10 trường đại học uy tín thế giới về chất lượng và chương trình đào tạo. Sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ giúp bạn học chuyển tiếp lên chương trình thạc sỹ tài chính để lấy bằng thạc sỹ tài chính (M.Sc in Finance) của trường Đại học London.
Sau khi bạn đã bị thuyết phục nên học ACCA, thì bạn cần cân nhắc các thắc mắc thường gặp sau đây:
1. Chi phí học ACCA ở trung tâm quá cao, tôi không đủ tài chính
Để được cấp chứng chỉ ACCA, học viên cần hoàn thành 14 môn học trong chương trình đào tạo (Có thể được miễn một số môn), có 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán tài chính, kiểm toán và hoàn thành bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp.
Chi phí để theo học chương trình ACCA sẽ giao động khoảng hơn 120 triệu đồng cho toàn bộ 13 môn học. Với đa số mọi người, việc bỏ ra chừng ấy chi phí để sở hữu chứng chỉ ACCA là một việc khá xa xỉ, đặc biệt với các bạn trẻ (Sinh viên, người mới tốt nghiệp Đại học). Tuy nhiên, vì đây là một lộ trình bài bản với nhiều môn học nhỏ, bạn có thể lựa chọn những cách đóng phí tiết kiệm hơn. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn với phân tích chi tiết ưu/nhược điểm (xin lưu ý các khoản phí trong bảng dưới đây không gồm phí đăng ký ban đầu hay phí thi, chỉ là phí học ACCA).
Hình thức đóng phí Ưu điểm Nhược điểm Đóng theo từ môn Chi phí đóng từng lần cho mỗi môn thấp hơn đóng gộp, môn đắt nhất có phí dưới 11 triệu đồng, chưa gồm phí thi.
- Do đóng lẻ từng môn, người học thường không có động lực theo đuổi toàn bộ lộ trình học ACCA
- Tổng toàn bộ chi phí học 13 môn sẽ tầm khoảng là 120 triệu đồng
Đóng theo các gói lẻ 3~5 môn Tiết kiệm tối đa 40% cho mỗi lần đóng. Ví dụ, gói SBR+AFM+APM+SBL thông thường có học phí gốc lên đến 55.300.000đ, nhưng khi chọn đóng phí theo combo, bạn có thể tiết kiệm đến 21.500.000đ và chỉ phải đóng 33.800.000đ. Với chi phí này, trả góp 0% lãi suất thông qua ngân hàng sẽ “kinh tế” hơn. Tham khảo mức phí sau ưu đãi tại đây
- Một số bạn vẫn chưa có khả năng đóng toàn bộ chi phí của combo, nhưng đây là một nhược điểm có thể khắc phục bằng các cách trả góp mà những tổ chức đào tạo thường hay hỗ trợ.
Đóng trọn gói toàn bộ khoá học Tiết kiệm hơn 50% giá trị gốc của khoá học. Nếu bạn quyết tâm theo đuổi hành trình học ACCA, hay tuyệt hơn nữa là được công ty tài trợ toàn bộ khoá học, còn ngần ngại gì mà không đăng ký trọn khoá học để nhận được ưu đãi tối đa? Với tầm 69.000.000đ cho lộ trình học 2 năm, tính ra, bạn chỉ cần chi chưa đến 3.000.000đ/ tháng, quả là một mức học phí hấp dẫn.
- Lộ trình học dài khoảng 2 năm yêu cầu người học cam kết sự quyết tâm và bền bỉ theo đuổi để đạt được chứng chỉ một cách nhanh nhất.
Nếu lấy mức thu nhập trung bình của các chuyên viên sở hữu chứng chỉ ACCA và mới vào nghề thì sẽ giao động khoảng từ 700 – 800 USD. Với con số này, sau khi trừ chi phí sinh hoạt (khoảng 40% thu nhập), bạn còn khoảng hơn 400 USD tương đương khoảng hơn 8 triệu đồng tiền tiết kiệm. Vậy bạn sẽ có thời gian thu hồi vốn trung bình là khoảng 15 tháng hay nói cách khác bạn đi làm khoảng hơn 1 năm là thu hồi toàn bộ chi phí học ACCA. Bỏ ra 100.000 đồng 1 ngày đầu tư học ACCA để nhận một mức thu nhập cao gấp rất nhiều lần trong tương lai thực sự là điều rất đáng để đầu tư đúng không nào?
Và không chỉ là thu nhập, đó còn là sự thừa nhận chuyên môn, năng lực làm việc và uy tín của bạn với sếp, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác…thì đó là một sự đầu tư rất hời.
2. Việc đi học hay đi làm chiếm toàn bộ quỹ thời gian của tôi, tôi không đủ thời gian cho việc học ACCA:
Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các hội viên ACCA, bạn sẽ mất trung bình khoản thời gian từ 2-2.5 năm cho việc hoàn tất và lấy bằng ACCA. Thông thường không có thời gian là lý do được rất nhiều người đưa ra giải thích cho việc mình không hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên nếu bạn biết cách chia nhỏ quỹ thời gian trong ngày và quản lý nó một cách khóa học, bạn hoàn toàn có thể theo học và hoàn tất chương trình ACCA trong thời gian như trên.
Bỏ ra thời gian 2-3 năm để học chương trình ACCA nhưng giá trị ACCA mang lại cho bạn là cơ hội nghề nghiệp, mức lương cao, sự thăng tiến, môi trường làm việc toàn cầu… trong suốt quãng đời còn lại thì đây chắc chắn là một việc đáng để bạn đầu tư. Và nên học ACCA khi bạn đã đủ quyết tâm và sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý để hành trình chinh phục ACCA không khiến bạn kiệt sức.
3. Tôi chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng theo đuổi ngành Kế toán – Kiểm toán
Mọi người thường nghĩ chứng chỉ ACCA chỉ dành cho những người làm nghề Kế toán – Tài chính, tuy nhiên trên thế giới, ACCA không chỉ dành cho “dân” tài chính mà được xem như một chương trình Mini-MBA thu nhỏ. Được thiết kế với 13 môn học, ngoài các chủ đề tập trung vào kế toán, kiểm toán, thuế… bạn còn được học các chủ đề liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành doanh nghiệp,quản trị rủi ro, luật doanh nghiệp, tài chính tập đoàn… Ngoài ra chương trình còn xây dựng cho bạn tác phong chuyên nghiệp, giải quyết tình huống nhanh, dạy các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Tóm lại, chương trình đào tạo của ACCA không chỉ mang đến cho bạn kiến thức nghề nghiệp mà còn hướng tới kỹ năng lãnh đạo, giúp bạn trở thành người quản lý và quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Ai mà không muốn làm lãnh đạo, có đúng không bạn?
Xem thêm: Các môn học trong chương trình đào tạo ACCA
4. Trình độ tiếng Anh kém thì có học được ACCA không?
Bạn không nhất thiết phải quá xuất sắc về tiếng Anh thì mới có thể học và lấy chứng chỉ ACCA. ACCA không yêu cầu bạn phải có chứng chỉ tiếng Anh IELTS hay TOEFL. Để học và thi ACCA, bạn chỉ cần tập trung vào kỹ năng Đọc hiểu (từ F1 đến F3) và trau dồi thêm kỹ năng Viết cho các môn nâng cao. Nếu tại thời điểm này bạn thấy mình chưa đủ tự tin để theo học chứng chỉ ACCA, chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian học thêm khóa tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Tài chính. Khóa học này không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng Đọc hiểu và Viết tiếng Anh mà còn nâng cao vốn tiếng Anh chuyên môn Kế toán – Tài chính.
Xem khóa học Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Tài chính TẠI ĐÂY
5. Tôi biết nên học ACCA nhưng nên chọn tự học ACCA hay đến trung tâm?
Đây là điều băn khoăn của rất nhiều học viên ACCA, thực tế, việc mua giáo trình tài liệu và tự học ở nhà là cách học khó đem lại hiệu quả. Bởi tài liệu ACCA rất nhiều và khá mông lung. Khi học ở nhà bạn cũng khó lòng có sự hướng dẫn của thầy cô hoặc chia sẻ kiến thức của bạn bè. Điều đó sẽ khiến bạn nhanh nản lòng và sớm bỏ cuộc. Khi đến trung tâm đào tạo ACCA, bạn sẽ được sự hướng dẫn của giảng viên, các chuyên gia ACCA hướng dẫn các phần trọng điểm, cập nhật kiến thức mới, giải đáp thắc mắc. Và quan trọng nhất là giải đáp thắc mắc giữa học viên và giảng viên. Thông thường chứng chỉ ACCA không đòi hỏi phải có chuyên môn kế toán mới có thể theo học, nhưng thực tế người đã có kinh nghiệm làm việc đi học sẽ có nhiều lợi thế. Do vậy nếu bạn đến lớp, bạn sẽ được các học viên kinh nghiệm chia sẻ, hướng dẫn và giải thích thêm những điều bạn chưa rõ.
6. Học ACCA ở trung tâm nào chất lượng?
Tại Việt Nam, Smart Train là tổ chức đào tạo Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn chất lượng Platinum (Platinum Tuition Provider) từ ACCA. Đây là danh hiệu cao nhất và uy tín nhất dành cho tổ chức đào tạo đáp ứng tốt những tiêu chuẩn khắt khe trên nhiều phương diện của ACCA như chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thi đậu, quy mô học viên…. Trong các kỳ thi ACCA vừa qua, Smart Train đều được Hiệp hội ACCA chính thức xác nhận đã liên tục giữ vững tỉ lệ thi đậu đạt chuẩn Platinum của ACCA. Là địa chỉ đào tạo ACCA tin cậy của các nhân viên kiểm toán, kế toán đến từ các doanh nghiệp hàng đầu như PwC, Deloitte, EY, KPMG, Grant Thornton, Mazars, Bayer, DKSH, Nestle, HSBC, Cargill, KTC, REE, Vinacapital, ANZ, P&G, AA Corporation, Dupont, Pepsi, PV Drilling, Amway, VNG, AASC, A&C, PetroVietnam, THP Group, BDO…
- Đội ngũ giảng viên giỏi, tận tâm: Gồm người Việt Nam và nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và làm việc thực tế tại các công ty đa quốc gia, có chứng chỉ ACCA, CMA, CIA và/hoặc Thạc sĩ, Tiến sĩ học ở nước ngoài
- Dịch vụ chăm sóc học viên chu đáo, thân thiện: Giúp học viên làm thủ tục đăng ký với ACCA; phục vụ miễn phí bánh, trái cây lúc giải lao; giữ xe miễn phí
- Phương pháp giảng dạy hiệu quả: Chú trọng gắn lý thuyết với bài tập thực hành, kết hợp với các giờ ôn tập và làm bài thi thử, giúp học viên đạt kết quả tốt trong các kỳ thi ACCA
- Tiện nghi cao cấp: Bao gồm phòng học máy lạnh, thư viện sách tham khảo, phòng máy tính và wifi miễn phí.
- Học phí cạnh tranh: Nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt và tỷ lệ thi đậu cao.
Xem thêm: Học chứng chỉ ACCA ở đâu?
Đọc thêm: Một hội viên ACCA được bổ nhiệm làm tổng giám đốc tập đoàn VinGroup
Kết bài:
Sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có câu trả lời cho việc có nên học ACCA hay không? Cơ hội là rộng mở và thời gian thì không chờ đợi ai, chắc chắn những nỗ lực và sự cố gắng của bạn ngày hôm nay sẽ giúp bạn gặt hái tương lai quả ngọt của ngày mai.
Chúc các bạn thành công.
Tham khảo thêm video: Học kế toán kiểm toán ra làm gì? Tại sao nên học chứng chỉ quốc tế? để tìm câu trả lời cho câu hỏi có nên học ACCA không bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!