Cải bó xôi nấu với gì cho bé

Bé có thể bị dị ứng với rau bó xôi?

Mẹ dùng cải bó xôi cho bé ăn dặm nên chú ý là loại rau này hoàn toàn có khả năng gây dị ứng. Axít oxalic trong lá rau có thể được loại bỏ khi đun sôi, nhưng nitrate vẫn còn. Sự không dung nạp nitrate có thể dẫn đến rối loạn máu gọi là methemoglobin huyết, máu không thể vận chuyển oxy tới các mô.

Bạn có thể cho bé ăn thử một phần nhỏ để xem phản ứng của con. Nếu thấy bé có bất kỳ phản ứng gì thì ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Các triệu chứng dị ứng rau bó xôi là:

  1. Phát ban: Da đỏ hình thành theo cụm và khá ngứa.
  2. Đau bụng: Bé cũng có thể bị tiêu chảy và nôn mửa.
  3. Sưng mặt: Sưng tập trung quanh mũi và mắt. Mí mắt sưng lên rất to đến nỗi bé không thể mở mắt, việc nuốt gặp nhiều khó khăn.
  4. Hơi thở ngắn: Bé thở hổn hển và cảm thấy ngứa vì bị sưng xung quanh khí quản.
  5. Ngón tay có màu xanh (đặc biệt là methemoglobin): Ngón tay sẽ có màu xanh, nhất là ở đầu ngón tay, toàn thân tái xanh.
  6. Suy yếu: Trẻ sơ sinh sẽ buồn ngủ và có vẻ như không quan tâm đến bất kỳ hoạt động nào.

Cải bó xôi kỵ gì cũng là băn khoăn rất thường gặp khi mẹ có ý định nấu cháo cải bó xôi cho bé. Thông thường, cải bó xôi thường được khuyên không nên nấu chung với hải sản như tôm, cua… vì trong cải bó xôi có nhiều axit phytic. Nếu chất này kết hợp với canxi trong hải sản sẽ khiến trẻ vừa không hấp thụ được canxi mà còn bị đào thải ra ngoài.

Ngoài ra, cải bó xôi cũng không nên nấu chung với khoai lang bởi cả khoai lang và rau bina đều là những thực phẩm giàu axit phytic. Do đó, mẹ không nên nấu cháo cải bó xôi khoai lang hay cháo cải bó xôi rau bina cho bé. Việc dư thừa loại axit này khiến cơ thể tích muối dễ bị phù.

Cải bó xôi cho bé ăn dặm và những lợi ích tuyệt vời

Chế biến cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina) cho bé ăn dặm sẽ giúp con nhận được những lợi ích sau:

  1. Giúp xương chắc khỏe: Cải bó xôi chứa nhiều khoáng chất như canxi, magiê và phốt pho, có vai trò quan trọng làm xương rắn chắc và khỏe mạnh.
  2. Tốt cho cơ: 100g rau bó xôi có chứa gần 3g protein, axít amin, là một sự kết hợp tuyệt vời với các loại thực phẩm giàu protein như thịt và đậu.
  3. Hệ tuần hoàn khỏe mạnh: Sắt và kali có trong cải bó xôi đóng vai trò quan trọng trong việc giữ máu và hệ tuần hoàn hoạt động tốt.
  4. Tốt cho hệ miễn dịch: Cải bó xôi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất đảm bảo hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh.
  5. Giúp cung cấp đủ nước: Cải bó xôi có trên 90% nước, giúp cơ thể bé đủ nước.

Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời

Cải bó xôi là nguyên liệu tuyệt vời nên có trong thực đơn hằng ngày. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong 100g cải bó xôi cho bé ăn dặm.

DINH DƯỠNG GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TRÊN 100G Năng lượng 23 kcal Carbohydrate 3,6g Đường 0,4g Chất xơ 2,2g Chất đạm 2,9g Chất béo 0,4g Canxi 99mg Sắt 2,71mg Magiê 79mg Phốt pho 49mg Kali 558mg Natri 79mg Mangan 0,897mg Đồng 0,130mg Kẽm 0,53mg Selen 1µg Vitamin C 28mg Vitamin B1 0,078mg Vitamin A 469µg Vitamin E 2mg Vitamin K 483µg

Cách chọn và bảo quản rau bó xôi?

cách bảo quản cải bó xôi

1. Lựa chọn cải bó xôi cho bé ăn dặm

Rau bó xôi có thể trồng quanh năm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng rau tươi hơn là rau đông lạnh vì rau đông lạnh có nhiều chất nitrate có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, khi bảo quản, người ta có sử dụng khí nitơ để chống lại vi khuẩn nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Rau bó xôi tươi có màu xanh, lá, thân cây mềm. Không chọn mua rau có lá ngả vàng, giập nát hoặc bị sâu bệnh ăn. Bạn có thể gấp nhẹ nhàng lá rau để biết xem lượng nước trong lá nhiều hay ít. Rau bó xôi dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, bạn nên chọn mua rau hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng.

2. Cách bảo quản

  • Cắt rễ, loại bỏ lá già
  • Rửa rau bằng nước sạch, để ráo
  • Trải cải bó xôi lên khăn hoặc giấy để thấm hết nước nhằm tránh rau bị úng
  • Cho vào hộp nhựa hoặc túi đựng và đặt một số khăn giấy xung quanh hộp đựng giúp thấm nước và tránh giập nát. Bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng hai ngày.

Vừa rồi là những chia sẻ về những cách chế biến cải bó xôi cho bé ăn dặm. Nếu bạn có nghi ngờ về trẻ bị dị ứng hoặc chứng methemoglobin huyết, hãy đưa bé đến bác sĩ để được chăm sóc y tế ngay lập tức.