Cách xem lượng truy cập website bất kỳ

Để có thể làm tốt công việc SEO website bạn phải có kỹ năng đọc và phân tích các chỉ số lượt truy cập website. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn làm thế nào để xem và phân tích các chỉ số này để có thể đưa ra được các chiến lược SEO phù hợp.

I – Hướng dẫn xem lượt truy cập (check traffic) cho website của bạn và của bất kỳ ai

1. Website của bạn nhất định phải có Google Analytics

Đây là một công cụ dùng để đo lường chỉ số traffic và nhiều chỉ số khác liên quan đến website. Tại sao bạn nhất định phải có Google Analytics? Vì bạn sẽ có được rất nhiều con số chi tiết về hành vi người dùng trên website!

Nhưng xin lưu ý: Bạn chỉ có thể xem các chỉ số của website khi bạn là “chủ trang web” hoặc được cấp quyền truy cập. Điều này có nghĩa là bạn không thể xem traffic website của đối thủ.

Làm sao để xem traffic của bất kỳ website nào? Tí nữa sẽ có cách cho bạn. Còn bây giờ, chúng ta sẽ đếm lượt truy cập website trên Google Analytics.

Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản Google Analytics -> Chọn chế độ xem (View), tốt nhất nên là chế độ Master View (chế độ xem này đã loại bỏ các truy cập không mong muốn).

Bước 2: Để xem lưu lượng truy cập website, bạn chọn Chuyển đổi (Acquisision) -> Tất cả lưu lượng truy cập (All Traffic) -> Kênh (Channels).

Bước 3: Điều chỉnh khoảng thời gian bạn muốn đếm lượt truy cập website.

Bước 4: Kéo xuống cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy một bảng xuất hiện như hình dưới:

Để xem lượt truy cập website, bạn hãy nhìn vào cột Số phiên (Sessions). Con số đầu tiên trong cột Sessions là tổng lượt truy cập. Các con số ở dưới được phân bổ theo nguồn truy cập website. Các nguồn truy cập bạn thường thấy nhất là:

  • Organic Search: Truy cập đến từ tìm kiếm trên các công cụ như Google, Cốc Cốc, Bing,
  • Referral: Truy cập đến từ các backlink (link website của bạn được đặt trên các trang web khác).
  • Social: Truy cập đến từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,… (khi bạn có để link website lên đó).
  • Direct: Truy cập được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn trên khay URL.
  • Ngoài ra còn có các nguồn khác như Email, Paid Search (nếu bạn sử dụng Google Ads),…

2. Xem lượt truy cập của bất kỳ website nào

Một trong những trang kiểm tra/check traffic website online free nổi tiếng nhất hiện nay là: SimilarWeb.

Bước 1: Bạn truy cập vào đường dẫn sau: https://www.similarweb.com

Bước 2: Điền domain website mà bạn muốn kiểm tra traffic. Ví dụ: gobranding.com.vn

Sau đó, bạn sẽ thấy kết quả như sau:

Total Visit chính là tổng lượt truy cập website trong 6 tháng vừa qua.

Kéo xuống chút nữa, bạn sẽ thấy sự phân bổ traffic theo các nguồn truy cập được tính theo phần trăm.

Một nhược điểm khác của công cụ check traffic website free SimilarWeb: khi website được kiểm tra còn quá mới hoặc số lượng truy cập website quá thấp, SimilarWeb sẽ không có dữ liệu cho bạn.

II – Hướng dẫn phân tích chỉ số lượt truy cập website

Muốn phân tích, đánh giá một số liệu, bạn cần có dữ liệu cơ sở để so sánh. Bạn cần so sánh:

  • Với chính mình
  • Với đối thủ

1. So sánh với chính mình

Bằng cách dùng dữ liệu hiện tại so sánh với dữ liệu lịch sử của website. Điều này giúp bạn nhìn thấy được sự phát triển hay sự bất thường và dự đoán nguyên nhân. Muốn làm được, bạn cần phải check traffic website định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần.

Giả sử kết quả kiểm tra lượt truy cập website của bạn như sau:

Dựa vào bảng số liệu giả định trên, có thể thấy nguồn truy cập chính (chủ yếu) đến từ tìm kiếm tự nhiên và truy cập trực tiếp. Khi 2 nguồn này đã phát triển mạnh thì lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì lượng truy cập lớn một cách ổn định và bền vững hơn so với các nguồn khác.

Check cột “Total Traffic” cho thấy nội lực của website đang ngày càng lớn mạnh. Nội lực này được cộng hưởng từ nhiều hoạt động Marketing Online khác nhau gồm: thường xuyên cung cấp nội dung mới chất lượng, đẩy mạnh SEO, chia sẻ các bài viết trên website lên facebook, quảng cáo website bằng Google Ads, Email Marketing,…

Nguồn truy cập chính từ Organic Search lại giảm nhiều nhất (gần 1500 traffic). Nguồn truy cập quan trọng nhất của website đột ngột giảm mạnh có thể do 2 nguyên nhân sau:

  • Website đang gặp vấn đề về SEO khiến thứ hạng từ khóa ra khỏi trang nhất Google. T
  • Nhu cầu tìm kiếm của người dùng giảm.

Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển không ngừng cho một website, bạn cần SEO phủ rộng dần nhiều từ khóa đa dạng; dự đoán xu hướng trong lĩnh vực của bạn; cũng như không ngừng cung cấp các nội dung mới, chất lượng và chuẩn SEO giúp chúng đến được với người tìm kiếm.

2. So sánh với đối thủ

Lượng truy cập website là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên nội lực website – sức mạnh cạnh tranh cho thứ hạng từ khóa. Việc check và so sánh traffic của bạn và các đối thủ giúp bạn nhìn nhận được khả năng SEO hiện tại của website, nên đối đầu trực diện cùng từ khóa với các đối thủ này hay chuyển sang chiến lược từ khóa ngách.

Hạng mục này không cần kiểm tra mỗi tháng như khi đo lường cho chính website của bạn. Hãy thực hiện check traffic và so sánh với các đối thủ định kỳ sau 6 tháng hoặc một năm.

Website sẽ có 3 giai đoạn phát triển như sau:

– Giai đoạn 1: Kiểm tra lượt truy cập website mới, lượng traffic chỉ như “hạt cát bỏ biển”. Hãy bắt tay tối ưu cấu trúc website theo đúng chuẩn Google. Ngoài ra, bạn cần xuất bản thật nhiều nội dung hữu ích và chuẩn SEO ngay từ những bài viết này. Song song đó là tiến hành quảng cáo thông qua Facebook, Yotube, Google Ads, Email,… để “kéo về” website những traffic đầu tiên.

Khi website có được một chút “thành tựu” khoảng 50 – 100 bài viết. Bạn check traffic một tháng bằng khoảng 10% traffic của đối thủ mạnh nhất, lúc này hãy chi tiền nhiều hơn cho SEO, lúc này SEO sẽ có khả thi hơn.

– Giai đoạn 2: Một chút “thành tựu” của bạn đem so sánh với các đối thủ lớn hoàn toàn giống như cái bập bênh nghiêng về phía đối thủ. Lượng truy cập của bạn vẫn còn khá bé nhỏ. Nếu như đối đầu trực diện, bạn hoàn toàn không có cơ hội với các từ khóa ngắn (có lượng tìm kiếm nhiều).

Bây giờ, muốn có cơ hội gặt kết quả tốt từ SEO, hãy quay về tập trung vào sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của bạn để đưa ra từ khóa. Sau đó, đi sâu vào nhu cầu tìm kiếm chi tiết của khách hàng để phát triển thành những từ khóa chi tiết. Cộng thêm lợi thế của bạn như về mặt địa lý sẽ giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng nhất.

Ví dụ bạn kinh doanh máy khoan bê tông tại Hồ Chí Minh, bạn có thể sử dụng từ khóa: cửa hàng máy khoan bê tông tại quận 5, mua máy khoan bê tông giá rẻ tại hồ chí minh,…

Nếu ngân sách của bạn nhỏ, hãy bắt đầu SEO khoảng 10 từ khóa. Khi có thêm ngân sách, hãy đầu tư để mở rộng lên 20, rồi 30 từ khóa,… Làm càng nhiều từ khóa, tính cộng hưởng để tăng thứ hạng càng cao!

– Giai đoạn 3: Bạn kiểm tra traffic website thấy mình đã thu nhận được số lượt truy cập lớn mỗi tháng từ Organic Search (nhờ làm SEO). Con số này có thể còn thua các đối thủ lớn một chút, ngang bằng hoặc đã vượt họ. Bạn đủ mạnh để lọt vào Top các website mạnh nhất trong lĩnh vực của bạn. Tới thời điểm giai đoạn 3, bạn có đủ ngân sách để đẩy mạnh SEO cho những từ khóa ngắn “khó nhằn”.

Bạn check traffic website của mình đang ở giai đoạn nào? Đừng vội, hãy đi đúng hướng! SEO cần nhiều thời gian và là chiến lược gắn liền với “cuộc đời của một website”.

III – Một số gợi ý tăng số lượt truy cập website hiệu quả

– Điều đầu tiên bạn cần lưu ý: không dùng công cụ tăng traffic ảo. Chúng không mang lại giá trị cho bạn. Những truy cập ảo được tạo nên từ việc lập trình, chúng không đến từ người thực.

– Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh từ việc tăng lượt truy cập website, bạn phải tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu. Tất cả các nội dung trên website đều cần thu hút và đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng mục tiêu.

– Như những gì đã trình bày ở phần II, bạn cần áp dụng SEO content cho mọi nội dung được tạo ra. Thông tin chất lượng sẽ phát huy tác dụng khi tiếp cận được người dùng.

– Luôn ghi nhớ xuất bản nội dung (do chính bạn tạo ra) định kỳ, thường xuyên trên website. Về mặt khách hàng, chúng vừa giúp bạn khẳng định mình là chuyên gia trong ngành, tăng sự uy tín cho thương hiệu Về mặt cạnh tranh thứ hạng trên Google, chúng giúp bạn không ngừng tăng nội lực website, giúp Google đánh giá cao về chất lượng website.

– Phối hợp các kênh Marketing Online. Một chiến dịch Marketing thành công ngày nay không thể đến từ một kênh riêng lẻ. Trong thế giới công nghệ phát triển liên tục, chúng ta bị phân tán bởi quá nhiều cách thức tiếp cận thông tin.

Nguồn gobranding.com

Bài viết liên quan

  • 7 bí kíp giúp bạn tăng thêm 50% tỉ lệ conversion trên website
  • Bí kíp SEO giúp tăng traffic cho website với mạng xã hội
  • 8 công cụ giúp bạn SEO website lên top Google hiệu quả

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại: 028 6292 1313

Email: [email protected]