Bài viết cô sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất một cách đơn giản và chính xác nhất, và giới thiệu cách giải các dạng bài liên quan tới đồ thị hàm bậc nhất.
- Cách vẽ đồ thị hàm số
- Các dạng bài cơ bản về đồ thị hàm số bậc nhất:
- Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất
- Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng
- Xét tính đồng quy của ba đường thẳng
- Tính khoảng cách từ gốc O đến đường thẳng không đi qua O
- Tìm điểm cố định của đường thẳng phụ thuộc tham số
Nếu như ở bài trước bạn đã nắm được thế nào là hàm số bậc nhất thì ở bài này ta sẽ học cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất. Điều bạn cần nhớ đầu tiên là:
Đồ thị của hàm bậc nhất là một đường thẳng
Đồ thị của hàm số y = ax + b (a khác 0) là tập hợp các điểm trên tọa độ Oxy thỏa mãn phương trình y = ax + b.
Kí hiệu:
Đường thẳng d: y = ax + b
Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
Vì đồ thị của hàm bậc nhất là một đường thẳng nên ta chỉ cần tìm hai điểm thỏa mãn phương trình y = ax + b rồi nối chúng lại là xong.
Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất sau: y = 3x + 4.
Giải:
Trước tiên ta tìm hai điểm tọa độ (x,y) thỏa mãn y = 3x + 4.
Ta cho x = 0 thì y = 4.0 + 4 = 4, ta được điểm (0, 4).
Ta cho x = 1 thì y = 3.1 + 4 = 7, ta được điểm (1, 7).
Xác định hai điểm vừa tìm được trên hệ trục tọa độ rồi ta nối chúng lại là xong.
Chú ý rằng : y = 3x + 4 có a = 3 > 0 thì đồ thị có hướng lên trên từ trái sang phải.
Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất sau: y = -2x + 1.
Giải.
Ta chọn 2 điểm thỏa mãn y = -2x + 1:
+ Cho x = 0 suy ra y = 1, ta có điểm (0, 1).
+ Cho x = 1 suy ra y = -2 + 1 = -1, ta có điểm (1, -1).
Sau đó ta nối hai điểm trên:
Chú ý rằng : y = -2x + 1 có a = -2 < 0 thì đồ thị có hướng từ trên xuống dưới trên từ trái sang phải.
Các dạng bài tập về đồ thị hàm số bậc nhất
Dạng 1: Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất
Giải.
Ta thực hiện hai bước như trên cô hướng dẫn:
+ Tìm 2 điểm thỏa mãn y = 2x + 1 rồi nối chúng lại. Ta được đường màu tím.
+ Tìm 2 điểm thỏa mãn y = x + 3 rồi nối chúng lại. Ta được đường màu xanh.
Như ta thấy, hai đồ thị của hai hàm số trên cắt nhau tại một điểm (gọi là giao điểm).
Vậy làm thế nào để tìm được tọa độ của giao điểm đó.
Ta sẽ sang dạng thứ 2 ngay sau đây.
Dạng 2: Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng.
Ta biết rằng đường thẳng là đồ thị hàm số bậc nhất nên để tìm giao điểm của hai đường thẳng ta có cách làm sau:
Bây giờ, ta sẽ tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng d: y = 2x + 1 và d’: y = x + 3 ở ví dụ 3 phần trước.
Ta sẽ thực hiện như sau:
Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’:
2x + 1 = x + 3
⇔ 2x – x = 3 – 1 (chuyển vế đổi dấu)
⇔ x = 2
Ta thay x = 2 vào phương trình của d: y = 2x + 1 = 2.2 + 1 = 5.
Kết luận: Vậy tọa độ giao điểm của d và d’ là (2, 5).
Ví dụ 4.
Tìm tọa độ giao điểm của các đường thẳng
(d)
(d’)
Giải.
Ta xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ là
Ta thay x = 2 vào phương trình của d’ ta được: y = -x +2 =-2 + 2 = 0.
Kết luận: Vậy tọa độ giao điểm của d và d’ là (2, 0).
Trên đây là dạng tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số bậc nhất, tiếp theo đây là giao của 3 đồ thị hàm số bậc nhất.
Dạng 3: Xét tính đồng quy của ba đường thẳng
Ba đường thẳng đồng quy là 3 đường thẳng phân biệt cùng đi qua một điểm.
Để xét xem 3 đường thẳng đã cho có đồng quy không ta làm như sau:
Ví dụ 5.
Cho 3 đường thẳng:
Chứng minh 3 đường thẳng đã cho đồng quy.
(Sách củng cố và ôn luyện Toán 9)
Giải.
Ta sẽ tìm giao điểm của hai trong ba đường đã cho. Ví dụ ta chọn và .
Xét phương trình hoành độ giao điểm của và :
3x – 1 = x + 3
⇔ 3x – x = 3 + 1
⇔ 2x = 4
⇔ x = 2
Thay x = 2 vào phương trình của ta tính được y = x + 3 = 2 + 3 = 5.
Vậy tọa độ giao điểm của và là (2, 5).
Thay x = 2 vào phương trình đường thẳng ta được:
y = 4x – 3 = 4.2 – 3 = 8 – 3 = 5. Suy ra điểm (2,5) thuộc .
Kết luận: Vậy 3 đường thẳng đã cho đồng quy.
Ví dụ 6.
(Sách củng cố và ôn luyện Toán 9)
Giải.
Phương pháp vẫn là tìm tọa độ giao điểm của rồi thay vào phương trình của để tìm m.
Ta chọn tìm giao điểm của vì chúng có phương trình không chứa tham số m.
Xét phương trình hoành độ giao điểm của :
x – 4 = 2x + 3
⇔ x – 2x = 3 + 4
⇔ -x = 7 ⇔ x = -7.
Thay x = -7 vào phương trình : y = x – 4 = -7 – 4 = -11.
Vậy tọa độ giao điểm của là (-7, -11).
Để 3 đường thẳng đã cho đồng quy thì tọa độ giao điểm của phải thỏa mãn phương trình .
Thay tọa độ vừa tìm được vào phương trình . Ta có:
-11 = -7m + m + 1
⇔ -11 -1 = -6m
⇔ 6m = 12
⇔ m = 2.
Kết luận: Nếu m = 2 thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.
Tiếp theo ta sang dạng bài liên quan đến đồ thị hàm số bậc nhất, đó là tính khoảng cách từ gốc tọa độ O đến một đường thẳng không đi qua O
Dạng 4. Tính khoảng cách từ gốc O đến đường thẳng (không qua O)
Phương pháp giải:
Ví dụ 7.
Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: y = 2x + 5. Hãy tính khoảng cách từ gốc tọa độ O đến d.
Giải.
Đầu tiên ta vẽ đồ thị hàm số bậc nhất y = 2x + 5 tức là đường thẳng d.
Điểm A là giao của d với Oy nên x = 0 và y = 2x + 5 = 2.0 + 5 = 5, vậy A(0,5)
Điểm B là giao của d với Ox nên y = 0 và 0 = 2x + 5 suy ra x = -5/2, vậy B(-5/2, 0)
Suy ra OA = 5, OB = 5/2. Gọi H là hình chiếu của O trên d. Ta tính OH dựa vào hệ thức lượng:
suy ra OH² = 5 ⇒ OH = √5.
Dạng bài tiếp theo liên quan đến đồ thị hàm số bậc nhất, đó là tìm điểm cố định của đường thẳng phụ thuộc tham số.
Tức là tìm tọa độ của điểm mà đồ thị hàm số bậc nhất luôn đi qua với mọi giá trị của tham số.
Dạng 5. Tìm điểm cố định của đường thẳng phụ thuộc tham số
Phương pháp giải:
Ví dụ 8.
Cho đường thẳng d: y = (2m+1)x – 3m +1 với m là tham số.
Hãy tìm điểm cố định mà d luôn đi qua với mọi m.
Giải.
Gọi điểm cố định của d là F có tọa độ (x’, y’), ta có: y’ = (2m + 1)x’ – 3m + 1 với mọi m.
Ta viết lại như sau:
(2m + 1)x’ – 3m + 1 – y’ = 0 với mọi m
⇔ 2mx’ + x’ – 3m + 1 – y’ = 0 với mọi m
⇔ m(2x’ -3) + x’ +1 – y’ = 0 với mọi m <<< Đặt m làm nhân tử chung
⇔ 2x’ – 3 = 0 và x’ + 1 – y’ = 0 >>> Giải hai phương trình tìm x’ và y’.
⇔ x’ = 3/2 và y’ = x’ + 1 = 3/2 + 1 = 5/2
Vậy tọa độ điểm cố định của đường thẳng d là F(3/2, 5/2).
Trên đây cô đã hướng dẫn các em các dạng toán đơn giản liên quan đến đồ thị hàm số bậc nhất, ngoài ra còn có hai dạng nâng cao hơn về đồ thị hàm số bậc nhất thì cô sẽ cập nhật sau đó là:
- Tìm tham số m sao cho khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng cho trước là lớn nhất.
- Tìm tham số m sao cho đường thẳng cắt hai trục tọa độ tại hai điểm phân biệt tạo thành một tam giác thỏa mãn điều kiện cho trước.
Như vậy, nhắc đến đường thẳng (đồ thị hàm số bậc nhất) thì ta sẽ sử dụng trực tiếp phương trình của hàm số bậc nhất một ẩn để giải các bài toán liên quan.
Đồ thị hàm số bậc nhất là một khái niệm cực kì quan trọng và cơ bản để chúng ta giải các bài toán về hàm số trong thi tuyển lớp 10. Vì thế chúng ta cần ôn luyện thật tốt về đồ thị hàm số bậc nhất, theo đó chuẩn bị kiến thức học về đồ thị hàm số bậc hai ở kì sau.
Xem thêm:
Tổng hợp các kiến thức Toán 9
Học Toán tiếng Anh phần này tại đây
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!