Lưu ngay Top cách vẽ biểu đồ phụ tải điện trong excel [Đầy Đủ Nhất 2023]

Đồ thị phụ tải và cách vẽ đồ thị phụ tải bằng Excel

Đồ thị phụ tải là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong công tác sản xuất kinh doanh điện năng, điển hình như công tác cấp điện mới cho khách hàng có công suất sử dụng cực đại từ 40kW trở lên. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về đồ thị phụ tải, cũng như làm tài liệu phục vụ công việc, bài viết này đưa ra những khái niệm về đồ thị phụ tải và cách vẽ đồ thị phụ tải bằng phần mềm Excel.

Đồ thị phụ tải dạng bậc thang vẽ bằng Excel

Đặc điểm của sản xuất điện năng là sản xuất và tiêu thụ điện phải thực hiện đồng thời. Tại mỗi thời điểm, hộ tiêu thụ (kể cả tổn thất) tiêu thụ bao nhiêu điện năng thì nhà máy điện phải sản xuất ra lượng điện năng tương ứng. Trong thực tế, lượng điện năng tiêu thụ trong một ngày đêm thay đổi rất nhiều. Quy luật biến thiên của phụ tải được biểu diễn trên hình vẽ gọi là đồ thị phụ tải. Trục tung của đồ thị biểu diễn công suất tác dụng, phản kháng hay công suất toàn phần; trục hoành của đồ thị biểu diễn thời gian theo giờ hay ngày.

Có thể phân loại đồ thị phụ tải theo nhiều cách: Theo công suất (đồ thị phụ tải công suất tác dụng, phản kháng, toàn phần); theo thời gian (ngày, năm hoặc mùa); theo vị trí trong hệ thống (đồ thị phụ tải của hệ thống, nhà máy điện, trạm biến áp, hộ tiêu thụ, …)

Đồ thị phụ tải ngày có thể vẽ theo phương pháp từng điểm, nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì ta ghi lại trị số của phụ tải rồi biểu diễn từng điểm trên hệ trục tọa độ. Nối các điểm lại sẽ có đường gãy khúc biểu diễn phụ tải một cách gần đúng. Phương pháp vẽ này tuy không chính xác nhưng trong thực tế lại dùng rất phổ biến. Để thuận tiện cho việc tính tổn thất điện năng, thực tế người ta biến đường gãy khúc thành đường bậc thang. Khi biến đổi phải đảm bảo hai điều kiện: Một là, diện tích giới hạn bởi đường mới và đường cũ với trục tọa độ phải bằng nhau; hai là, các điểm cực đại và cực tiểu của đường cũ phải nằm trên đường mới.

Giả sử ta có bảng kê công suất sử dụng theo thời gian (24 giờ/ngày) của một phụ tải, nếu chọn vùng dữ liệu đó và dùng chức năng vẽ đồ thị của Excel ta sẽ được dạng như sau:

Như vậy, rõ ràng là ta không thu được dạng đồ thị bậc thang mong muốn. Để vẽ được đồ thị phụ tải dạng bậc thang, ta thực hiện như sau:

Copy vùng dữ liệu hiện có C2:D26, dán vào vùng C27:D51:

Dùng chức năng Sort của Excel để sắp xếp vùng dữ liệu C2:D51 theo thứ tự thời gian tăng dần, kết quả như sau:

Copy vùng dữ liệu D2:D51, dán đè lên vùng D3:D52, sau đó xóa vùng C2:D2 và C51:D52 bằng chức năng Delete Rows, ta được vùng dữ liệu mới như sau:

Chọn vùng dữ liệu C2:D49, dùng chức năng vẽ đồ thị của Excel (chọn kiểu đồ thị là Scatter):

Chỉnh sửa giá trị Min và Max trên trục hoành (từ 0 đến 24 giờ), bổ sung thêm một số thành phần của biểu đồ như tiêu đề biểu đồ, chú thích các trục tọa độ, đường lưới, … ta có được biểu đồ phụ tải ngày dạng bậc thang mong muốn:

https://onedrive.live.com/redir?resid=564F2FF4F29F2C7!221633&authkey=!AMN_MUV6oAcANT0&ithint=file%2cxlsx