Cây chuỗi ngọc là gì? Đặc điểm và công dụng
Cây chuỗi ngọc hay còn được gọi theo một các khác là cây chuỗi ngọc vàng, cây thanh quan, cây chuỗi xanh và loại cây này có tên khoa học là duranta repens, thuộc họ thực vật verbenaceae. Nguồn gốc của loài cây này ở miền Tây Ấn, Trung, Nam Mỹ.
Đặc điểm
- Đây là loại cây bụi thường xanh hoặc bụi nhỏ.
- Cây có hình bầu dục hoặc là hình trứng, có chiều dài 2-8cm, có cuống ngắn và sắp xếp trên thân theo cặp đối diện, vòng 3 lá, mép lá nguyên và có răng cưa nông ở đầu lá, có màu xanh nhẵn hoặc là vàng óng.
- Cụm hoa nở sặc sỡ trên đỉnh cây hoặc dọc thân cây, có cụm hoa dài đến 15cm, hoa năm cánh có hình ống màu lam tím đến tím, xòe ra 1.3cm.
- Quả có hình cầu màu vàng với đường kính 1.3cm mọc thành chùm sặc sỡ.
- Là loài cây ưu sáng, khả năng chịu hạn cao
- Có thể nhân giống bằng giâm hoặc trồng từ hạt
Công dụng
- Sử dụng trong nhiều công trình hàng rào, nhằm giới hạn không gian, phân chia cảnh quan
- Trồng phổ biết ở công viên, đường phố, sân vườn, xí nghiệp,….
Phân loại cây chuỗi ngọc
1. Cây chuỗi ngọc tím
Cây chuỗi ngọc tím còn có tên gọi khác như là Thanh quan, Rìa xanh,… Đây là loại cây thuộc họ Mã Tiên Thảo hoặc là Cỏ Roi Ngựa. Khi hoa màu tím sẽ kết trái tạo thành từng chùm quả hạch dài màu vàng trông giống hạt ngọc.
2. Cây chuỗi ngọc vàng
Cây chuỗi ngọc vàng có tên gọi khác là cây thanh quan, cây dâm anh, cây chuỗi vàng,… Có xuất xứ từ miền Nam Mexico và Honduras. Loại cây này thường được dùng để trang trí cảnh quan sân vườn, làm hàng rào. Tác dụng nổi bật của loại cây này là lọc không khí giúp giảm ô nhiễm môi trường.
3. Cây chuỗi ngọc đỏ
Cây chuỗi ngọc đỏ còn có tên tiếng anh là Hypericum inodorum và có nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh, điều đặc biệt của hoa này là khi nở hoa có màu vàng xòe 5 cành như cánh hoa mai, nó nở thành từng chùm trông rất đẹp nhưng khi mà cánh hoa này rụng thì hoa sẽ kết thành những chùm quả mọng nhiều màu như màu đỏ tươi, màu vàng hoặc là màu xanh lam,… người ta thường sử dụng chủ yếu để cắm, trang trí cùng các loại hoa khác.
4. Cây chuỗi ngọc trắng
Cây chuỗi ngọc trắng có tên khoa học là Duranta repens alba và có tên tiếng anh là White Sky Flower, đây là loài cây có hoa màu trắng với hình dáng điệu đà dễ thương của hoa. Nó có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Tây Ấn, loài cây bụi lớn có thân trắng, phát triển rất mạnh mẽ. Cây có nhiều nhánh với chiều cao lên đến 3m. Chuỗi ngọc cực kỳ hút mắt đối với những sân vườn nhỏ. Cành có thể mọc thẳng hoặc xiên, dài hoặc cong duyên dáng. Lá có màu xanh đậm, nhỏ nhỏ có hình bầu dục và có viền mép răng cưa, hoa nhỏ mềm mại, nở quanh năm.
5. Cây chuỗi ngọc treo
Cây có hình dáng và màu sắc bắt mắt nên được trồng trong chậu treo bố trí được cả ngoài trời và cả trong nhà. Chuỗi lá có màu xanh ngọc rủ xuống trông giống những bím tóc của cô gái. Cây cũng dễ trồng và nhu cầu nước thấp nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Có một vài chậu chuỗi ngọc treo trong vườn hoặc trang trí trong nhà sẽ làm sáng không gian nội thất của ngôi nhà bạn, tạo sự thanh khiết và điểm nhấn cho vườn treo nhà bạn.
6. Cây chuỗi ngọc bi
Cây chuỗi ngọc bi có tên khoa học là Sedum morganianum thuộc họ lá bỏng có nguồn gốc từ vùng Nam Mexico, nó có tên gọi khác là sen đá Chuỗi Ngọc Bi hoặc chuỗi xanh nguyên sản, lan hạt dưa. Đây là loài cây trồng lâu năm, thuộc loại cây thân thảo, có nhánh cành rủ xuống. Lá có màu xanh ngọc bích và mọng nước, cây này có độc nếu để trong phòng kín, màu sắc của hoa phong phú có thể là màu hồng hoặc là đỏ.
Mật độ trồng cây chuỗi ngọc
Tầm quan trọng của mật độ cây trồng
- Mật độ cây trồng rất quan trọng trong nông nghiệp, mỗi cây trồng sẽ có một cách canh tác khác nhau.
- Tính toán tối ưu coi như đã thành công một nửa, có thể giúp tận dụng được hết nguồn lực. Có thể giảm thiểu chi phí phát sinh do huy động vốn dẫn đến nhanh thu hồi vốn đầu tư và có lãi.
- Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tư liệu sản xuất chính là đất đai, nguồn nước, khí hậu. Đặc thù sẽ khác nhau ở các vùng khác nhau, nên thường chỉ trồng được một số cây nhất định.
Tùy vào loại cây trồng để áp dụng công thức tính mật độ
- Phân chia theo mục đích sử dụng ta có các loại cây như sau: cây giống dược liệu, cây lấy gỗ, hoa cây cảnh, cây giống ăn quả, cây giống ăn lá ….
- Phân chia theo thời gian thu hoạch ta thì có: cây 1 vụ, cây nhiều vụ, cây lâu năm, cây ngắn ngày.
- Mỗi loại cây có một cách tính và cách trồng khác nhau.
1. Các loại cây dược liệu
- Thường có thân thảo rất mềm.
- Độ phủ tán lại không cao.
- Là cây leo hoặc cây bụi nhỏ nên khi trồng thì có thể trồng thành nhiều hàng với nhau trong cùng một luống. Có thể trồng sát 2 bờ luống.
2. Cây ăn quả
- Thường chỉ trồng 1 hàng trên 1 luống.
- Cây sẽ được trồng ở tâm luống do rễ của chúng phát triển rất mạnh đâm xuyên ra xung quanh. Nếu trồng gần bờ luống sẽ không được đảm bảo.
Cách tính mật độ cây trồng trồng hàng đơn
1. Đối tượng áp dụng
Hàng đơn thường áp dụng cho cây ăn quả lâu năm như là: giống cam, giống chanh, giống bưởi, vú sữa,…. Thường trong kỹ thuật trồng thì mật độ được ghi như nhau: a(m) x b(m). Trong đó:
- a: là khoảng cách giữa các cây.
- b: là khoảng cách giữa các hàng.
- Thường b-a: là khoảng cách các rãnh xẻ thoát nước với đường đi khi chăm sóc.
2. Cách tính mật độ và số lượng cây cần trồng
Đối với diện tích trồng cây có hình dạng xác định theo thửa và theo khối hình chữ nhật (thường thì là đất ruộng, hoặc đất ao cải tạo) nên ta áp dụng công thức tính số lượng cây sau: N = S/(a x b). Trong đó:
- N: là tổng số cây cần trồng
- S: là diện tích đất trồng (m2)
- a: là khoảng cách cây cách cây(m)
- b: là khoảng cách hàng cách hàng (m)
Cách tính số lượng cây trồng hàng kép
1. Đối tượng áp dụng
- Cây hàng kép thường áp dụng cho cây ngắn ngày, cây rau màu như là ngô, đỗ, lạc, dâu tây các giống cây dược liệu như là đinh lăng, ba kích, trà hoa vàng….
- Do đây là cây thân bụi thấp với dạng rễ chùm ăn nông không phá luống đất được nên trồng thành hàng đôi hoặc hàng 3 ngay mép luống.
- Các loại này thường phải đánh thành luống với độ rộng của luống bằng khoảng cách giữa các hàng. Giữa 2 luống sẽ có 1 rãnh nhỏ dùng để di chuyển và thoát nước.
- Có mật độ trồng thấp khoảng cách giữa các cây thường khoảng từ 30-50 cm.
2. Cách tính số lượng cây cần trồng
Đối với diện tích trồng cây có hình dạng xác định theo thửa thì được tính theo công thức sau: N = 2 * S / a(b+c). Trong đó:
- N: là tổng số cây cần trồng.
- S là diện tích trồng.
- a = khoảng cách của cây cách cây trên cùng 1 hàng.
- b = khoảng cách giữa 2 hàng trên mỗi luống.
- c = khoảng cách giữa 2 hàng gần nhau ở 2 luống liên tiếp.
Cách trồng cây chuỗi ngọc làm hàng rào
Hứng dẫn cách trồng đúng kỹ thuật
Như ta đã tìm hiểu, cây chuỗi ngọc làm hàng rào có sức sống cao, ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc. Do vậy, mang đến tường rào đẹp mắt, thẳng hàng thì cách trồng loại cây này khá đơn giản, không quá cầu kỳ. Hãy cùng tham khảo ngay phần hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
- Để tạo công trình tường rào cây chuỗi ngọc với lỗi đi sân vườn thì đầu tiên cần chuẩn bị đất trồng.
- Đảm bảo cuốc, vun xới tơi đất, giữ độ ẩm bằng cash tưới một ít nước lên.
- Bên cạnh đó, dùng thêm phân chuồng, hoai mục bón lót nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khi trồng cây tạo vị trí đất này, đảm bảo môi trường khỏe mạnh tạo điều kiện cho cây phát triển.
- Trường hợp, cây ở trong chậu thì cần làm đất trồng tơi xốp, thông thoáng, đầy đủ chất dinh dưỡng, trộn thêm là mục hay than bùn và đảm bảo phải có lỗ thoát nước cho cây nhé.
- Bước 2: Chọn giống cây chuỗi ngọc
- Nếu chọn loại giống tốt, khỏe mạnh, lá đẹp không hề sâu bệnh sẽ giúp ta không mất quá nhiều thời gian chăm sóc mà vẫn lớn mạnh, tối ưu thêm các chi phí phân bón. Làm thế nào để chọn giống cây đúng chất lượng thì lưu ý:
- Cây trồng trong nilon, có 2-3 thân cây, ưu điểm để được lấy, tưới lo đều không lo chết, ứng dụng công trình lớn, lâu dài, có thể mang đi xa.
- Cây trồng dưới đất, có cum 3-5 thân, thích hợp trồng luôn trong 1-3 ngày, ưu điểm cứng cáp, đẹp, bén rễ nhanh chóng.
- Nếu chọn loại giống tốt, khỏe mạnh, lá đẹp không hề sâu bệnh sẽ giúp ta không mất quá nhiều thời gian chăm sóc mà vẫn lớn mạnh, tối ưu thêm các chi phí phân bón. Làm thế nào để chọn giống cây đúng chất lượng thì lưu ý:
- Bước 3: Thực hiện trồng cây
- Trồng cây chuỗi ngọc thành đường viền, hàng rào
- Xác định kích cỡ đường viền theo yêu cầu
- Trồng cây chuỗi ngọc theo kiểu so le, khoảng cách chiều dọc giữa các khóm khoảng 15cm, chiều ngang 18-20cm.
- Đợi một thời gian, tiến hành cắt tỉa 2 bên hông, giúp chiều cao cho cây phát triển đến khi đạt chuẩn tồi tiến hàng cắt phẳng. Làm khung chữ bằng cây trên bề mặt đất.
- Trồng cây chuỗi ngọc thành thảm
- Trồng từng cụm cây sao cho khoảng cách 2 gốc cách nhau 12-15cm.
- Sau khi trồng xong thì cắt tỉa và khống chế chiều cao của cây. Sâu 3-4 tháng bạn sẽ có thảm chuỗi ngọc siêu đẹp.
- Trồng cây chuỗi ngọc thành đường viền, hàng rào
Cách chăm sóc hàng rào cây chuỗi ngọc
- Cắt tỉa. tạo tán: sau 1 thời gian, lá cây phát triển, ta tiến hành cắt tỉa, trung bình cứ 2-4 tháng. Đầu tiên, cắt tỉa 2 bên hông, để cây phát triển đạt chiều cao mong muốn tiến hành cắt phẳng. Còn nếu bạn muốn tạo hình chữ cây chuỗi ngọc thì bạn có thể vẽ khung chữ trên mặt đất cần làm rồi tiến hành trồng cây theo khung chữ đó.
- Bón phân định kỳ: với các gốc cây còn yếu ớt, còi cọc thì nên bón phân nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung chất cần thiết cho cây khỏe mạnh.
- Tạo cho đất tơi xốp: đây là loại cây không kén chọn đất trồng, tuy nhiên để đảm bảo tươi tốt, phát triển mạnh thì sau một thời gian cần vụ xơi quanh vị trí gốc nhằm tạo độ thông thoáng giúp cây thoát hơi nước, bổ sung dinh dưỡng tốt.
- Tưới nước giữ ẩm: tuy thuộc loại cây chịu hạn cao nhưng không thể thiếu giai đoạn tưới nước, điển hình cây mới trồng, đòi hỏi cần nước cao. Khi mới trồng bạn nên tưới cây khoảng 2 lần là lúc sáng sớm hoặc vào lúc chiều mát sau đó giảm dần tuần 1 lần.
Trên đây Bilico đã hướng dẫn cách trồng cây chuỗi ngọc làm hàng rào một cách chi tiết và đúng kỹ thuật nhất hiện nay. Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp cho các bạn sẽ giúp các bạn trồng được một tường rào luôn xanh tốt, đem lại một không gian sống gần gũi với thiên nhiên. Chúc các bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!