U mỡ dưới da là khối u lành tính nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Nhiều người mắc phải u mỡ dưới da thường lo lắng quá mức về nguy cơ ung thư hoặc quá chủ quan không theo dõi đúng cách. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như xủ lý đúng cách u mỡ dưới da.
U mỡ dưới da là gì?
U mỡ dưới da (còn gọi là mụn mỡ dưới da hay bướu mỡ dưới da) là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành. Bản chất đây là chất béo tích tụ dần dần dưới da, thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Ngoài ra, u mỡ dưới da cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột.
U mỡ dưới da là khối u lành tính và thường mang tính di truyền.
Nguyên nhân gây ra bệnh u mỡ dưới da
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ là do rối loạn chuyển hóa mỡ và di truyền.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh u mỡ dưới da
- Độ tuổi: những người từ 40 đến 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Các bệnh lý đi kèm như hội chứng Cowden, hội chứng Gardner có nhiều mối liên quan đến u mỡ dưới da.
- Tiền sử gia đình có người trong gia đình mắc u mỡ dưới da.
Nhìn chung, u mỡ dưới da có thể ảnh hưởng cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu khảo sát, bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của u mỡ dưới da
Để nhận biết bệnh u xơ mỡ dưới da, bạn có thể dựa và một số đặc điểm sau đây:
U mỡ dưới da thường thường gây mất thẩm mỹ. Khối u xuất hiện ban đầu dưới dạng một cục bướu mềm, tròn và thường không gây đau đớn. Có những trường hợp bệnh nhân không biết rằng mình có u mỡ dưới da.
Các khối u này có thể hơi nhão hoặc dai như cao su, có thể mềm hoặc cứng và có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng.
Kích thước khối u rất đa dạng nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm. Các khối u thường không phát triển to hơn hoặc nếu có thì phát triển rất chậm. Bạn có thể đồng thời có nhiều hơn một u mỡ dưới da.
Thông thường, u mỡ ở da vô hại và không gây ra đau đớn, tuy nhiên chúng có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong. Một vài trường hợp u mỡ xuất hiện trong ổ bụng sẽ làm cho các cơ quan nội tạng bị chèn ép, dẫn đến chức năng của các cơ quan đó bị rối loạn nên cần phải có biện pháp điều trị kịp thời.
U mỡ dưới da có nguy hiểm không?
Thực tế, đây không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng bác sĩ cần phải đảm bảo rằng chỗ u không phải là một dạng u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ. Thông thường, ung thư mô mỡ phát triển nhanh, không dễ dịch chuyển dưới da và có thể gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ.
Nếu bạn thấy các dấu hiệu cảnh báo như:
- Kích cỡ của khối u tăng đáng kể trong vòng 12 tháng
- Khối u làm bạn đau đớn
Hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vậy u mỡ ở những vị trí như u mỡ trên da đầu có nguy hiểm không?
U mỡ trên da đầu cũng như các vị trí khác, đa phần đều lành tính. Bênh nhân theo dõi các dấu hiệu cảnh báo trên cũng như đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Chẩn đoán u mỡ như thế nào?
Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng mà bạn đang có và khám tổng quát nhìn sờ khối u.
Tuy nhiên, với một số trường hợp u mỡ ở trong các cơ quan nội tạng thì sẽ khó phát hiện vị trí cũng như tính chất của nó. Lúc này, siêu âm u mỡ dưới da là lựa chọn phù hợp.
Siêu âm u mỡ dưới da là một kỹ thuật không xâm lấn, thông qua sóng siêu âm giúp chẩn đoán được bệnh nhân có đang bị u mỡ hay không, đồng thời xác định được vị trí, kích thước cũng như tình trạng mô xung quanh của khối u.
Siêu âm u mỡ dưới da có ưu điểm là không độc hại, có thể thực hiện nhiều lần, không gây tốn kém nhiều chi phí mà lại dễ dàng phát hiện được tổn thương. Tuy nhiên, để chẩn đoán một cách chính xác nhất tính chất của khối u thì người bệnh cần làm sinh thiết.
Sau khi siêu âm u mỡ dưới da, tùy từng trường hợp và tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có điều trị hay không.
Điều trị u mỡ dưới da
U mỡ là những khối u vô hại và thường không cần đến điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chúng nếu nhận thấy khối u phát triển. Bệnh thường không tái phát sau khi phẫu thuật.
Một số phương pháp điều trị u mỡ dưới da thường được chỉ định bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ dưới da: Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ ở da là can thiệp nhỏ, đơn giản qua gây tê tại chỗ. Kỹ thuật này chỉ áp cho khối u mỡ dưới da to, sâu và có nhiều thành phần xơ.
- Ưu điểm của phương pháp này là rất ít khi bị tái phát lại.
- Nhược điểm là sẽ để lại sẹo trên cơ thể người bệnh.
- Tiêm Steroid: Đây cũng là phương pháp dùng để xử lý và điều trị u mỡ ở da được nhiều người lựa chọn.
- Ưu điểm: phương pháp này không gây đau đớn
- Nhược điểm: tiêm Steroid lại không thể làm cho u mỡ dưới da mất đi hoàn toàn, dễ tái phát.
- Hút mỡ: Với phương pháp này, người bệnh sẽ được hút mỡ tại những khu vực dễ tiếp cận có u mỡ to dưới da.
Sau phẫu thuật, nếu bạn thấy đỏ hoặc sưng ở vùng phẫu thuật hãy đến gặp bác sĩ. Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Tóm lại, u mỡ dưới da là bệnh lành tính. Khi mắc phải, người bệnh cần đến khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, ban cần theo dõi các khối u có tăng kích thước hoặc sưng nóng đỏ đau hay không.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!