Trong bài này, chúng ta sẽ lướt sơ qua một số kỹ thuật vẽ màu nước căn bản và giải thích những gì bạn cần biết để dùng các kỹ thuật này.
Đang xem: Cách tô màu nước trên giấy a4
Kỹ thuật #1- Flat wash
Flat wash là kỹ thuật vẽ màu nước đầu tiên mà bạn nên học. Flat wash là một lớp màu nước mịn, đều. Dùng cọ flat (phẳng) lớn là thích hợp nhất cho kỹ thuật này, vì nó giúp bạn giảm số lần tô, giúp màu đều hơn.
Đầu tiên, làm ướt cọ bằng nước và màu, rồi quẹt cọ theo đường thẳng ngang tờ giấy, dùng lực ấn thật nhẹ. Bằng một lượng màu và nước tương đương, lặp lại tương tự bước trên, nét sau chồng lên mép nét trước một chút.
Nếu làm chính xác, bạn sẽ tô ra được một lớp màu đều. Ban đầu sẽ hơi khó, nhưng luyện tập nhiều bạn sẽ thuần thục kỹ thuật này hơn. Nếu bạn có thể đạt được độ chính xác và phong cách cần để thuần thục kỹ năng này thì bạn đã bước thêm được một bước trên con đường nghệ thuật của mình rồi đó.
Kỹ thuật #2-Graded Wash
Graded wash là kỹ thuật “cấp cao” hơn của flat wash. Ngoài tập trung vào độ chính xác, bạn còn cần thêm một ít kiểm soát, vì khi graded wash màu sẽ nhạt hoặc đậm dần theo mỗi nét cọ.
Bắt đầu cũng giống như flat wash, bằng cọ flat, một lượng màu và nước vừa phải và một nét cọ đều trên giấy. Tới nét thứ hai, thêm một chút nước để màu nhạt hơn hoặc thêm chút màu cho đậm hơn. Chuyện này phụ thuộc vào việc bạn muốn tô từ đậm sang nhạt hay từ nhạt sang đậm.
Tiếp tục thêm nước, hay màu, cho mỗi nét tiếp theo, các nét sau chồng lên các nét trước một chút để màu chuyển tự nhiên.
Kỹ thuật #3-Wet in wet
Đây là, một trong những kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản nhất, và nó đặc biệt tuyệt vì có thể tạo ra hiệu ứng nhòe rất đẹp.
Với kỹ thuật này bạn sẽ cần một bình xịt nước và một miếng bọt biển. Đầu tiên xịt một ít nước lên giấy, rồi lấy bọt biển thoa đều nước ra khắp mặt giấy. Sau đó chỉ việc tô màu lên!
Nếu màu đủ ướt, chúng sẽ lan ra một chút. Tạo ra các nét cọ nhòe rất đẹp, thích hợp để vẽ nền hay một cảnh u buồn.
Xem thêm: Tranh Tô Màu Con Heo – Đáng Yêu Nhất Cho Bé
Kỹ thuật #4-Dry brush
Gần như đối lại với kĩ thuật wet in wet, kỹ thuật dry brush dùng màu gần như khô tô lên mặt giấy khô. Bởi vì kỹ thuật này tạo ta hiệu ứng có hoa văn rất “rough” (sần), bạn nên dùng để vẽ những vật ở gần, hay những vật có bề mặt gò ghề. Đặc biệt là trong trường hợp bạn tô toàn bộ những phần còn lại của bức tranh bằng các kỹ thuật vẽ màu nước ướt. Nét sắc của phần cọ khô sẽ rất nổi bật trước những phần mềm, ẩm còn lại của bức vẽ.
Kỹ thuật #5-Spray Techniques
Nếu bạn thích phong cách hiện đại như Jackson Pollock, bạn có thể sử dụng một cây cọ flat lớn hay một cái bàn chải đánh răng để tạo ra hiệu ứng giống sơn xịt hay bắn tung tóe (splattered & sprayed effects). Trộn màu với một lượng nước vừa phải, rồi dùng ngón tay vuốt lông cọ để màu búng ra khắp trang giấy.
Nếu bạn không muốn cọ của mình chứa quá nhiều nước khiến cho màu nhỏ thành những giọt lớn trên bức tranh, hay thậm chí có thể là giấy “ướt sũng”. Để kiểm soát hiệu ứng nghệ thuật này tốt hơn, bạn nên luyện tập kỹ thuật này trên một mảnh giấy trắng trước. Để kiểm soát tốt hơn nữa, hãy tập kỹ thuật này trên giấy khô và giấy ẩm với nhiều mức độ khác nhau. Làm như vậy bạn có thể xem thử hiệu ứng sẽ trong như thế nào với các điều kiện khác nhau.
Kỹ thuật #6-Color lifting
Bạn có thể dùng cọ hoặc một miếng khăn giấy nhúm ướt, rồi dùng nó để chùi phần màu đã tô trên bức tranh. Làm như vậy giúp bức tranh của bạn có một nét mềm mại, có thể dùng để tạo một cảnh u buồn, theo trường phái ấn tượng hay mây, nước.
Bởi vì cọ và khăn giấy sẽ thấm bớt màu ra khỏi tranh của bạn nên kỹ thuật này còn có thể dùng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng mềm mại như tia sáng hay sương mù. Nếu giấy khô, bạn có thể đặt một đặt một băng giấy lên bức vẽ và chậm ở giữa để tạo ra một tia sáng sắc nét và thẳng mà lại mờ ở giữa.
Kỹ thuật #7-Edge Softening
Nếu bạn đang vẽ các chi tiết nhỏ và phát hiện ra rằng bạn các cạnh không được mềm mại cho lắm, kỹ thuật này là dành cho bạn. Có vài cách giúp cho bạn có thể biến các cạnh sắc thành các nét mờ mềm mại, nhờ đó màu nước trở thành chất liệu u buồn, theo phong cách ấn tượng.
Quan trọng nhất là phải làm ngay lập tức. Ngay sau khi bạn vừa tô xong, lập tức làm ướt cọ, nhớ chỉ để cọ ẩm chứ không quá ướt. Sau đó, tô dọc theo đường bạn muốn làm mềm. Phần mới tô hơi ẩm có thể cho phép màu mới có thể hòa vào, nhưng chỉ khi giấy còn ướt thôi. Bạn có thể tiếp tục lập lại nếu muốn tăng kích thước của phần mờ.
Xem thêm: Công Thức Trừ Cửa Nhôm Pma Cao Cấp, Công Thức Sản Xuất Làm Cửa Nhôm Pma Cao Cấp
+Bài dịch: từ bài viết tại trang blog.udemy.com.
+Hình:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!