VAT là một trong những loại thuế phổ biến nhất, áp dụng đối với hầu hết sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Phương pháp tính thuế VAT như thế nào? Thuế suất VAT ra sao ? Với tư cách là người bán hay với tư cách là người mua, bạn đều cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về phương pháp tính thuế VAT cho doanh nghiệp.
1. Cơ sở pháp lý quy định cách tính thuế VAT cho doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý điều chỉnh phương pháp tính thuế VAT cho doanh nghiệp là:
- Luật thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi và bổ sung năm 2016
- Nghị định 10/VBHN-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư số 14/VBHN-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 09 tháng 5 năm 2018 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/nđ-cp ngày 18 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng
2. Thuế VAT là gì?
- Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT là một loại thuế vô cùng phổ biến trong đời sống được áp dụng đối với hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
- Loại thuế này tính trên giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh bắt buộc phải thống kê và thay thế người tiêu dùng nộp thuế VAT cho nhà nước.
- Pháp luật quy định có hai phương pháp tính thuế VAT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp.
3. Cách tính thuế VAT bằng phương pháp khấu trừ thuế
a) Đối tượng áp dụng cách tính thuế VAT bằng phương pháp khấu trừ
Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ≥ 1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm <1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật đồng thời đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Một số đối tượng khác đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế VAT
b) Công thức tính thuế VAT
Phương pháp khấu trừ tính thuế VAT theo công thức:
Số thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào
Trong đó:
- Thuế VAT đầu ra bằng tổng số thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra ghi trên hóa đơn VAT.
- Thuế VAT đầu vào là tổng số thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp mua vào ghi trên hóa đơn VAT. Nếu sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán đã bao gồm Vat thì cách tính giá chưa bao gồm VAT cũng giống như trên.
c) Đánh giá phương pháp khấu trừ thuế
- Ưu điểm: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khẩu trừ thuế khi tính thuế VAT được lợi là được khấu trừ thuế VAT đầu vào, được hoàn thuế. Thông thường thuế VAT phải nộp sẽ ít hơn phương pháp tính trực tiếp. Ngoài ra nếu khách hàng là doanh nghiệp thì cũng có thể cung cấp hóa đơn VAT đầu ra để khách hàng thực hiện khấu trừ thuế.
- Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, sổ sách, chứng từ theo quy định pháp luật và phải có hóa đơn VAT để hoạt động kinh doanh.
4.Cách tính thuế VAT trực tiếp
a) Đối tượng áp dụng cách tính thuế VAT trực tiếp
Cách tính thuế VAT trực tiếp được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm có doanh thu <1 tỷ đồng và không đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập không đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Hộ và cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý.
- Các tổ chức kinh tế khác.
b) Công thức tính thuế VAT
Số thuế VAT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu
Trong đó, tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được xác định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán dịch vụ, hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Đặc biệt đối hoạt động mua bán, kinh doanh, chế tác vàng bạc đá quý sẽ có cách thức tính thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật
c) Đánh giá cách tính thuế VAT trực tiếp
- Ưu điểm: Doanh nghiệp không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật nên việc thống kê và tính thuế sẽ đơn giản, gọn nhẹ hơn. Ngoài ra doanh nghiệp cũng không cần yêu cầu hóa đơn VAT khi nhập nguyên liệu.
- Nhược điểm: Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế nên lượng thuế VAT thường sẽ lớn hơn, ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
5. Tóm lược ý kiến tư vấn về vấn đề phương pháp tính thuế VAT cho doanh nghiệp
Nhìn chung mỗi phương pháp tính thuế đều có những ưu, nhược điểm của nó. Tùy từng hoàn cảnh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính thuế có lợi nhất cho mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề phương pháp tính thuế VAT cho doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật. Luật sư của chúng tôi sẽ luôn đồng hành hỗ trợ Bạn.
6. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc kê khai nộp thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Khi có nhu cầu kê khai thuế, doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đọc thêm các bài viết sau:
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
7. Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ [email protected]. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn hoặc điền thông tin yêu cầu trên website Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!