Công thức tính số nguyên tử (số phân tử) nhanh nhất và bài tập có lời giải

Công thức tính số nguyên tử (phân tử) là công thức được sử dụng rất nhiều trong quá trình học hoá. Qua bài viết hy vọng sẽ giúp bạn nhớ được công thức tính số nguyên tử một cách hiệu quả và qua các bài tập có lời giải giúp bạn hiểu rõ hơn.

Xem thêm:

  • Công thức liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm, ví dụ minh họa
  • Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh và bài tập có đáp án
  • Công thức Hidroxit cao nhất của lưu huỳnh có ví dụ minh họa
  • Công thức hóa học của Axit Sunfuric kèm ví dụ minh họa

Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? Số mol là gì?

Trước tiên để hiểu được công thức tính nguyên tử ta cần hiểu được những khái niệm cơ bản sau:

  • Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nó bao gồm hạt nhân nguyên tử (proton và notron) và vỏ hạt nhân nguyên tử (Electron). Số proton trong hạt nhân là đặc tính để xác định một nguyên tố hay còn gọi là số nguyên tử của nó.
  • Phân tử là hạt đại diện cho chất có nhiều hơn hai nguyên tử, phân tử là sự liên kết của các nguyên tử với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
  • Số mol là một đơn vị đo lường quốc tế (SI), mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử (được ký hiệu là N).

Lưu ý khi làm bài tập cần phân biệt rõ số mol nguyên tử hoặc phân tử.

Ví dụ:

  • 1 mol Na => là một mol nguyên tử Natri
  • 1 mol Na2 => là một mol phân tử Natri

Công thức tính số nguyên tử (phân tử)

Công thức tính số nguyên tử, số nguyên tử (phân tử) = số mol x 6.1023

A = n.N

Trong đó:

  • A là số nguyên tử hoặc phân tử
  • n là số mol (đơn vị mol)
  • N = 6.1023

Bài tập có lời giải về cách tính số nguyên tử

Bài tập 1:

Tính số nguyên tử Oxi, biết :

a) Nguyên tử Oxi có số mol là 0,1 (mol).

b) Phân tử Oxi có số mol là 0,5(mol)

Lời giải:

a) Số nguyên tử Oxi có trong 0.1 mol Oxi là:

A=n.N = 0,1.6.1023 = 0,6.1023 (nguyên tử Oxi)

b) Trước tiên ta tính số mol của nguyên tử Oxi trong phân tử Oxi:

nO2 = 0,5 (mol) ⇒ nO= 0,5.2 = 1 (mol)

Vậy số nguyên tử Oxi có trong 0,5 mol phân tử Oxi là:

A=n.N = 1.6.1023= 6.1023 (phân tử Oxi)

Bài tập 2:

Bài tập 2: Tính số mol nguyên tử Fe và số mol phân tử H2O:

a) 0,6.1023 nguyên tử Fe;

b) 12.1023 phân tử H2O.

Lời giải:

a) Số mol nguyên tử có trong 2,8.1023 nguyên tử Fe là:

n = A/N = (0,6.1023)/(6.1023) = 0,1 mol.

b) Số mol phân tử có trong 12.1023 phân tử H2O là:

n = A/N = (12.1023)/(6.1023) = 2 mol.

Bài tập 3:

6.1023 nguyên tử Natri tương ứng số mol là:

A. 2 mol

B.1,5 mol

C. 0,5 mol

D. 1 mol

Lời giải:

Số mol nguyên tử Natri tương ứng với 6.1023 nguyên tử Natri là:

n= A/N = (6.1023)/(6.1023)=1 mol.

Kết luận

Như vậy, bạn hãy nhớ công thức tính số nguyên tử là A=n.N, để có thể dễ dàng áp dụng và tính các bài toán liên quan tới số nguyên tử, số mol. Nếu còn thắc mắc hãy bình luận bên dưới bài viết nhé. Chúc các bạn học tốt!