Sau khi chia tay trường Trung học phổ thông, mỗi chúng ta đều sẽ có những định hướng và con đường đi khác nhau. Một phần lớn sẽ lựa chọn việc bước chân vào môi trường đại học. Có rất nhiều điều mới và một trong số đó là cách tính điểm trung bình môn, tính điểm học phần ở đại học. Để đảm bảo được quyền lợi của mình, các sinh viên cần hiểu rõ quy định về điểm trung bình môn học đối với các học phần.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Tín chỉ là gì?
Ta hiểu về tín chỉ như sau:
Ta hiểu cơ bản tín chỉ là thuật ngữ được dùng để chỉ đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà các chủ thể là những sinh viên tích lũy được trong 15 giờ tín chỉ. Theo đó, về cơ bản tín chỉ là đại lượng được sử dụng nhằm mục đích để đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân thành ba loại theo các hình thức dạy và học và được xác định như sau:
– Một giờ tín chỉ khi lên lớp sẽ bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học.
– Một giờ tín chỉ khi thực hành sẽ bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học.
– Một giờ tín chỉ khi tự học bắt buộc sẽ bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng sẽ cần phải được kiểm tra và thực hiện đánh giá.
Giá tiền học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy thuộc và mỗi trường đại học, có trường thấp và có trường lại cao các bạn nhé.
Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ giai đoạn hiện nay, thông thường thì các trường đại học sẽ áp dụng các thang điểm đánh giá kết quả học tập (gồm thang điểm 10, thang điểm chữ A, B, C, D, F và thang điểm 4). Đây chính là một hệ thống thang điểm rất khoa học và trong giai đoạn nay, hệ thống thang điểm này đã và đang được các trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng và hệ thống thang điểm này cũng là tiêu chí để nhằm mục đích có thể đánh giá quá trình đào tạo theo hình thức tín chỉ.
Đặc điểm của tín chỉ:
Xem thêm: Ưu đãi giáo dục đại học đối với con thương binh
– Tín chỉ được biết đến cơ bản chính là đơn vị được dùng nhằm mục đích để đo lường khối lượng học tập.
– Một tín chỉ hiện nay sẽ được quy định bằng 15 tiết học các lý thuyết, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, hoặc sẽ bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên.
– Để nhằm mục đích có thể tiếp thu được một tín chỉ các chủ thể là những sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.
– Đào tạo theo tín chỉ thì sẽ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ, một năm có thể có 2 đến 3 kỳ do các chủ thể là những người học lựa chọn hoặc do nhà trường tổ chức.
– Chương trình đào tạo của các ngành học sẽ không tính theo năm mà sẽ được tính theo sự tích lũy kiến thức và số tín chỉ của các đối tượng là những sinh viên. Một số trường đại học trong giai đoạn hiện nay, khi các sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường trước thời hạn chứ không nhất thiết học 4 năm.
– Mỗi môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau, có môn học có 2 đến 3 tín chỉ hoặc thậm chí cũng có những môn học có 4 đến 5 tín chỉ.
– Việc học tín chỉ của các sinh viên thông thường được đăng kí trước mỗi kì học.
– Lịch học các môn do các chủ thể là những sinh viên tự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp và đảm bảo đủ sĩ số lớp học sẽ được mở lớp.
Xem thêm: Giáo dục đại học là gì? Mục tiêu, vai trò của giáo dục đại học?
2. Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học:
Căn cứ: Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.
2.1. Đánh giá điểm học phần:
Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần cụ thể với nội dung như sau:
– Thứ nhất: Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10:
Đối với mỗi học phần, các chủ thể là những sinh viên đều sẽ được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần cụ thể, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn hai tín chỉ thì sẽ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần của sinh viên sẽ được đánh giá theo thang điểm 10.
Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần môn học cũng sẽ được quy định cụ thể trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.
– Thứ hai: Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến:
Với hình thức đánh giá trực tuyến (hay còn gọi là thi trực tuyến), khi áp dụng cần phải đảm bảo tuyệt đối trung thực, công bằng và khách quan như là hình thực đánh giá trực tiếp, đồng thời hình thức đánh giá trực tuyến có đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.
Còn đối với việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể sau đây:
Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài
+ Việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên.
+ Việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các chủ thể là những thành viên hội đồng và người học.
+ Việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
– Thứ ba: Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0:
Các chủ thể là những sinh viên khi vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng thì sẽ được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và các sinh viên này cũng sẽ được tính điểm lần đầu.
– Thư tư: Cách tính và quy đổi điểm học phần:
Điểm học phần sẽ được tính từ tổng các điểm thành phần và sẽ được nhân với trọng số tương ứng, điểm học phần được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
+ Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
Xem thêm: Trường đại học là gì? Các cơ sở giáo dục đại học bao gồm?
A: từ 8,5 đến 10,0.
B: từ 7,0 đến 8,4.
C: từ 5,5 đến 6,9.
D: từ 4,0 đến 5,4.
+ Đối với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.
+ Loại không đạt F: dưới 4,0.
+ Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập: I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra; X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu; R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
2.2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học:
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để nhằm mục đích có thể tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:
Xem thêm: Quy định về giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
– A quy đổi thành 4.
– B quy đổi thành 3.
– C quy đổi thành 2.
– D quy đổi thành 1.
– F quy đổi thành 0.
Những điểm chữ khi không thuộc một trong số những trường hợp được nêu cụ thể bên trên thì các điểm đó sẽ không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo thì các học phần đó sẽ không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của các đối tượng là những sinh viên.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, các chủ thể là những đối tượng sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó các sinh viên sẽ được xếp loại học phần bằng điểm chữ và điểm số đó sẽ được quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để nhằm mục đích có thể tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.
Bên cạnh đó thì tại khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình sẽ cần phải dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.
Xem thêm: Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo đại học với nước ngoài
2.3. Cách xếp loại học lực đại học:
Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định các chủ thể là những sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy cụ thể như sau:
Theo thang điểm 4:
– Từ 3,6 đến 4,0: Loại xuất sắc.
– Từ 3,2 đến cận 3,6: Loại giỏi.
– Từ 2,5 đến cận 3,2: Loại khá.
– Từ 2,0 đến cận 2,5: Loại trung bình.
– Từ 1,0 đến cận 2,0: Loại yếu.
– Dưới 1,0: Loại kém.
Xem thêm: Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
Theo thang điểm 10:
– Từ 9,0 đến 10,0: Loại xuất sắc.
– Từ 8,0 đến cận 9,0: Loại giỏi.
– Từ 7,0 đến cận 8,0: Loại khá.
– Từ 5,0 đến cận 7,0: Loại trung bình.
– Từ 4,0 đến cận 5,0: Loại yếu.
– Dưới 4,0: Loại kém.
3. Cách tính điểm theo tín chỉ đại học:
Cách tính điểm xếp loại học lực của sinh viên theo thang điểm 10:
Xem thêm: Đại học quốc gia là gì? Quy định pháp luật về đại học quốc gia?
Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam hiện nay quy định cụ thể cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ cũng sẽ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm khi các sinh viên khi thi kết thúc học phần. Tất cả các điểm của các sinh viên sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.
Phần điểm học phần được hiểu cơ bản chính là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá bộ phận của học phần đó nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:
– Điểm A là từ 8.0 đến 10 : Giỏi
– Điểm B là từ 6.5 đến 7.9 : Khá
– Điểm C là từ 5.0 đến 6,4 : Trung bình
– Điểm D là từ 3.5 đến 4,9 : Yếu.
Ở một số trường đại học, cao đẳng hiện nay tại tại Việt Nam còn xét thêm các mức điểm B+ C+ D+.
Cần lưu ý đối với những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì các sinh viên đó sẽ được học cải thiện điểm của các học phần đó. Nếu sinh viên có học phần bị điểm F thì các sinh viên sẽ bắt buộc phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường. Trên đây chính là cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ theo thang điểm 10.
Xem thêm: Tự chủ đại học là gì? Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học?
Cách tính điểm xếp loại học lực của sinh viên theo thang điểm 4:
Để nhằm mục đích có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi chủ thể là những sinh viên theo hệ thống tín chỉ thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số cụ thể như sau:
+ Điểm A tương ứng với 4.
+ Điểm B+ tương ứng với 3.5.
+ Điểm B tương ứng với 3.
+ Điểm C+ tương ứng với 2.5.
+ Điểm C tương ứng với 2.
+ Điểm D+ tương ứng với 1.5.
Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học là gì?
+ Điểm D tương ứng với 1.
+ Điểm F tương ứng với 0
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hạng tốt nghiệp của các sinh viên cũng sẽ được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học của sinh viên ở trường như sau:
+ Điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên từ 3,60 đến 4,00 thì sẽ đạt loại xuất sắc.
+ Số điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên từ 3,20 đến 3,59 thì sẽ đạt loại giỏi.
+ Điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên từ 2,50 đến 3,19 thì sẽ đạt loại khá.
+ Điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên từ 2,00 đến 2,49 thì sẽ đạt loại trung bình.
Tuy nhiên, phần thứ hạng xếp loại học lực đại học theo tín chỉ của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa trong diện loại xuất sắc và giỏi cũng sẽ bị giảm đi một mức theo đúng quy định. Nếu như các chủ thể là những sinh viên đó khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên hoặc trong trường hợp các chủ thể là những sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn và chính sách đối với giảng viên đại học
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!