Cách chọn aptomat cho hộ gia đình – Cách tính dòng điện để chọn aptomat – 1FIX™

Aptomat là thiết bị bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện của ngôi nhà. Aptomat có rất nhiều định mức, nếu bạn muốn biết chọn cái nào để phù hợp với các thiết bị điện thì phải tìm hiểu cách tính dòng điện trong nhà. Trong bài viết này, 1FIX sẽ chia sẻ cùng bạn cách tính cường độ dòng điện trong nhà để chọn mua Aptomat phù hợp, việc hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, cấu tạo của Aptomat cũng sẽ góp phần giúp bạn lựa chọn Aptomat chính xác hơn.

Aptomat là gì?

Aptomat là từ có bắt nguồn từ tiếng Nga, nhưng trong tiếng Anh là Crcuit Bkeaker (CB hay MCCB, MCB), là thiết bị để tự động cắt mạch điện hoặc bảo vệ hệ thống điện, giúp cho các thiết bị điện tránh khỏi trường hợp bị ngắn mạch hoặc sụt áp. Gọi 1 cách dễ hiểu thì Aptomat là đóng ngắt mạch điện tự động khi xảy ra sự cố về điện.

Cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat

Để chọn được Aptomat cho gia đình, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản đối với điện dân dụng. Đồng thời tham khảo các chức năng thiết bị điện khi sử dụng có giá trị như thế nào.

Cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat được tính theo công thức sau: I= P/U.

  • P là công suất tiêu thụ của các thiết bị điện có trong nhà.
  • U là hiệu điện thế.
  • I là chỉ số để các bạn chọn Aptomat trong nhà sao cho khớp.

Ví dụ: Nếu bạn định mua Aptomat tổng là 63 Ampe, dòng điện trong nhà là 220V thì Aptomat có công suất chịu tải là 13.860 W. Trong trường hợp tất cả các thiết bị điện nhà bạn sử dụng cùng lúc hoặc sử dụng vượt mức sẽ dẫn đến tình trạng quá tải. Chính vì vậy, chúng ta cần biết công suất điện của tất cả thiết bị để lựa chọn aptomat tổng phù hợp.

Ngoài ra nguyên tắc chọn Aptomat cho gia đình là mức dòng điện Aptomat phải tuân theo công thức: IB < In < Iz. Trong đó IB chính là dòng điện lớn nhất của thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng điện giới hạn cho phép của dây dẫn.

Tiêu chí chọn mua Aptomat

Để chọn được một thiết bị Aptomat chất lượng và phù hợp với công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng. Bạn cần lưu ý một số tiêu chí như sau:

  • Dòng điện tính toán hợp lí đi trong mạch
  • Dòng điện quá tải
  • Tính thao tác có lựa chọn và chọc lọc

Ngoài ra khi lựa chọn Aptomat bạn cần phải căn cứ vào các đặc tính làm việc của phụ tải Aptomat, không được phép cắt khi quá tải ngắn xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường.

Trên thực tế tùy theo từng điều kiện và đặc tính cụ thể của phụ tải. Bạn nên lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ từ 125% đến 150%. Hoặc có thể lớn hơn nữa tùy theo dòng diện tính toán của mạch. Sau đó ta chọn Aptomat theo các số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất.

Cách lựa chọn Aptomat các thiết bị riêng biệt

Ngoài Aptomat tổng, trong nhà còn có một số thiết bị có công suất tiêu điện lớn. Ví dụ như: điều hòa, máy lạnh,…Những thiết bị này cần có Aptomat riêng để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Chọn Aptomat để lắp cho máy lạnh

Áp dụng công thức tính ở phần trên, chúng ta sẽ tính được dòng điện chạy qua máy lạnh, từ đó chọn aptomat phù hợp để lắp cho máy điều hòa trong nhà.

Lấy ví dụ, 1 máy điều hòa 9000 BTU có công suất dao động từ 850 – 950W, nếu tính theo công thức I=P/U, dòng điện chạy qua máy lạnh sẽ nằm trong khoảng 3,8-4,3A, vậy chúng ta nên chọn Aptomat 8 – 12A

Tương tự, với máy lạnh có công suất 12000 BTU, dòng điện chạy qua 4-5,5A, thì nên chọn Aptomat 10 – 16A. Máy điều hòa công suất 18000 BTU, dòng điện chạy qua máy máy lạnh sẽ giao động trong khoảng 6-8A, vậy chọn Aptomat 16 – 20A.

1FIX lại đề xuất bạn dùng Aptomat có mức chênh lệch cao hơn nhiều dòng điện qua thiết bị là vì khi máy khỏi động dòng sẽ tăng cao đột ngột, đối với máy cũ dòng điện cũng tăng lên theo tuổi thọ của máy.

Chọn Aptomat để lắp cùng bình nóng lạnh

Hầu hết các loại máy nước nóng hiện hay đều được trang bị các thiết chống rò rỉ điện, chống giật, tuy nhiên nếu có thêm aptomat lắp cho bình nóng lạnh sẽ đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng, đặc biệt là khi bị rò rỉ điện ra ngoài.

Đối với bình nóng lạnh đã cũ, bạn cần trang bị một Aptomat chống giật, không những vậy Aptomat còn phải có chức năng ngắt mạch khi hệ thống rò điện. Ngoài ra, vì tin tưởng vào các trang bị của máy nước nóng, tiết kiệm tiền mà một số người dùng khi lắp bình nóng lạnh cũng bỏ luôn lắp dây tiếp đất. Dây tiếp đất có tác dụng triệt tiêu dòng điện, tránh nguy cơ giật do rò điện từ bình nóng lạnh. Nếu như chưa có Aptomat bạn hay trang bị ngay lập tức cho bình nóng lạnh bạn đang sử dụng. Sau khi đã mua Aptomat cho bình nóng lạnh, bạn đừng bao giờ quên bảo dưỡng bình, súc rửa bình để tránh bị rỏ rỉ điện.

Một số lưu ý khi chọn Aptomat cho gia đình

Sau khi đã biết cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat. Bạn cần nhớ thêm một số yếu tố để lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp.

Bạn cần xác định mục đích sử dụng của gia đình. Sau khi đã xác định được nhu cầu sử dụng thì chọn loại Aptomat với chức năng và ý nghĩa tương ứng. Không nên chọn Aptomat có định mức điện quá cao hoặc quá thấp so với hệ thống điện của gia đình. Hãy căn cứ vào sơ đồ mạch điện dân dụng trong nhà để lắp aptomat phù hợp. Nếu chọn Aptomat tổng có dòng chịu tải thấp thì Aptomat sẽ dễ bị nhảy ngay khi sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc.

Nên lắp Aptomat nhánh cho từng phòng, hay thiết bị điện có công suất lớn trong nhà. Khi có sự cố xảy ra thì những Aptomat nhánh sẽ nhảy trước. Aptomat tổng chỉ nhảy khi xảy ra sự cố nghiêm trọng hay ngắn mạch dây nguồn. Việc chia Aptomat nhánh rất quan trọng, khi xảy tra sự cố thì cũng chỉ có một khu vực nhỏ chịu ảnh hưởng, ít gây thiệt hại.

Khi lựa chọn Aptomat thì loại thông thường hay chống giật sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Ngoài ra còn phụ thuộc vào hệ thống các thiết bị điện trong gia đình.

  • Những hiện tượng Aptomat thỉnh thoảng bị nhảy và cách xử lý
  • Hiện đại hóa với ổ cắm điện thông minh Xiaomi
  • Ứng dụng công tơ điện tử thông minh trong nhà
  • Ổ cắm điện thông minh Rạng Đông là loại tốt nhất?
  • Cách chọn ổ cắm điện thông minh và những đặc điểm nổi bật
  • Cách nối dây điện nhiều lõi | Cách nối dây điện nhiều sợi
  • Dịch vụ và Cách bố trí điện phòng ngủ với nhiều diện tích
  • Cách tính tiền điện theo công tơ – Cách đọc công tơ điện
  • Cách đấu công tơ điện – Cách phân biệt công tơ điện giả