Bảng tuần hoàn hóa học hay còn được biết đến với tên gọi khác là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cụ thể, bảng tuần hoàn có tác dụng gì? Hãy cùng Invert tìm hiểu cách đọc bảng tuần hoàn ngay!
Khái niệm bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thực chất là bảng các nguyên tố trong hóa học được tổng hợp với đầy đủ các thông tin về mỗi nguyên tố để các bạn học sinh, sinh viên và người nghiên cứu hóa học có thể nhanh chóng theo dõi và nắm bắt được những thông tin cần thiết liên quan đến các nguyên tố.
Bảng tuần hoàn thường sẽ liệt kê đầy đủ các thông tin của chất hóa học dựa trên số hiệu nguyên tử, tính chất hóa học đặc trưng và cấu hình electron của nguyên tử đó.
Hiện nay trên thế giới đã sử dụng nhiều loại bảng nguyên tố hóa học được thiết kế khác nhau nhưng nước ta chỉ sử dụng bảng ở dạng ô với các nguyên tố hóa học được xếp theo thứ tự của số lượng proton có trong nguyên tử đó.
Hiện có 4 cách sắp xếp của bảng tuần hoàn hóa học đó là theo Nhóm, Chu ky, Khối, Phân loại khác.
- Nhóm: còn gọi là họ, đó là một cột đứng của bảng tuần hoàn.
- Chu kỳ: đó là hàng ngang của bảng tuần hoàn.
- Khối: các vùng trên bảng.
- Phân loại khác: ví dụ như dựa theo tính chất, nguyên tố bảng tuần hoàn chia ra thành kim loại, phi kim, á kim.
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn hóa học sau khi ra đời đã có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của thế giới nói chung và người nghiên cứu hóa học nói riêng. Đây là một loại tài liệu vừa được sử dụng trong học tập, vừa được sử dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu chuyên sâu cho nhiều ngành nghề khác nhau và tạo tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực nguyên tử như hiện nay.
Cụ thể, nếu bạn nắm bắt được vị trí của một nguyên tố ở trong bảng tuần hoàn thì hoàn toàn có thể nhanh chóng nắm bắt được cấu tạo nguyên tử khối và số lượng e trong nguyên tử. Từ đó giúp bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để tính toán các thông tin liên quan đến chất đó.
Đồng thời, khi bạn biết được vị trí của nguyên tố trong bảng hóa học thì sẽ có thể hiểu được những tính chất cơ bản của chất đó và so sánh với các chất lân cận.
Thứ tự sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Tuy nhiên, trước tiên chúng ta sẽ cần tìm hiểu về thứ tự sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như sau:
- Các nguyên tố sẽ được xếp theo thứ tự tăng dần
- Các nguyên tố sẽ được ký hiệu rõ ràng với đầy đủ thông tin trong mỗi ô.
- Bảng tuần hoàn sẽ có tổng 18 cột với 8 dòng, riêng 2 dòng kép nằm nghiêng phía dưới cùng là các nguyên tố thuộc họ lantan và Actini.
Các giá trị trong bảng tuần hoàn hóa học
Để đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bạn hãy tham khảo thông tin về các yếu tố trong bảng tuần hoàn dưới đây!
Số nguyên tử
Đây là số lượng proton có trong nguyên tố hóa học, số nguyên tử được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử, được hiểu là điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử proton cũng bằng với số electron nếu nguyên tử đó trung hòa điện.
Nguyên tử khối trung bình
Nguyên tử khối trung bình được hiểu là giá trị trung bình của các hỗn hợp đồng vị bên trong nguyên tố được tính theo tỷ lệ phần trăm tương ứng.
Độ âm điện
Đây được hiểu là khả năng hút các electron của nguyên tử khi có liên kết hóa học. Độ âm điện trong nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nguyên tử càng mạnh, độ âm điện thấp thì tính phi kim thấp.
Cấu hình electron của nguyên tử
Giá trị này được hiểu là sự phân bố lượng electron ở các lớp ở vỏ của nguyên tử với các trạng thái năng lượng khác nhau.
Số oxi hóa
Đây là con số sử dụng cho một nguyên tử hoặc một nhóm các nguyên tử. Với số oxi hóa, bạn có thể nhận biết được số electron bị trao đổi khi chất đó bị oxi hóa hoặc bị khử trong phản ứng hóa học.
Tên nguyên tố
Đây được hiểu là tên của chất hóa học tinh khiết, được phân biệt rõ ràng bởi số hiệu nguyên tử với số lượng các proton có trong hạt nhân của nguyên tử khối đó.
Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn lớp 10 năm 2022
Nếu bạn thấy bảng tuần hoàn quá khó nhớ, các giá trị quá phức tạp nhưng yêu cầu học tập và công việc khiến bạn phải nhớ các giá trị trong bảng tuần hoàn thì hãy thử tìm hiểu một số mẹo nhớ bảng tuần hoàn dưới đây!
1. Học bằng thơ
Nguyên tố từ 1-20:
H He Li Be B C N O F Ne Na Mg Al Si P S Cl Ar K Ca Hoàng Hôn Lặn Bể Bắc Chợt Nhớ Ở Phương Nam Nắng Mai Ánh Sương Phủ Song Cửa Ai Không Cài
Chuyển thành thơ:
Hoàng hôn lặn bể Bắc
Chợt nhớ ở phương Nam
Nắng mai ánh sương phủ
Song cửa ai không cài
Nguyên tố từ 21-30:
Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Sớm Tối Vui Ca Múa Fải Có Nhạc Có Kèn
Chuyển thành thơ:
Sớm tối vui ca múa
Phải có nhạc có kèn
Hãy cùng nhau học thuộc những câu thơ trên để ghi nhớ bảng tuần hoàn học học một cách dễ dàng và chính xác nhất.
2. Nhớ dãy hóa trị
Cách học thơ bên trên bạn cần nhớ tất cả các chữ, nếu trường hợp quên 1 chữ sẽ công cốc. Khi đó hãy áp dụng cách số 2 này nhé.
Nhóm IA: H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr
Nhóm IIA: Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra
Nhóm IIIA: B,Al,Ga,In,Tl
Nhóm IV: C,Si,Ge,Sn,Pb
Nhóm V: N,P,As,Sb,Bi
Nhóm VI: O,S,Se,Te,Po
Nhóm VII: F,Cl,Br,I,At
Nhóm VIII: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn
3. Học qua tiếng Anh
Nếu bạn yêu Hóa và thích học Tiếng Anh, cách số 3 sẽ hợp với bạn đó.
Ngoài 3 cách học trên hi vọng rằng các bạn học sinh sẽ ghi nhớ tốt hơn bảng tuần hoàn hóa học để làm các dạng bài tập chính xác nhất.
- Chuyển các nguyên tố đó thành thơ để dễ nhớ: Chẳng hạn như câu thơ “Khi nào cần may áo giáp sắt, nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”, đây là câu thơ nhớ toàn bộ dãy hoạt động của kim loại. Sắt ở đây được hiểu là Fe.
- Nhớ dãy hóa trị của các nguyên tố
- In bảng nguyên tố ra dán ở nhiều vị trí để có thể học bất cứ lúc nào
- Vận dụng bảng tuần hoàn để làm bài tập thường xuyên
- Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học 10
- Dùng phương pháp ghi nhớ là viết một vài cụm từ, một vài câu giúp bạn nhớ nhanh hơn trong các nguyên tố hóa học.
Cách nhớ dãy kim loại dễ dàng nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.
Hy vọng với những thông tin về bảng tuần hoàn hóa học nêu trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về loại công cụ hỗ trợ học tập cũng như làm việc trong lĩnh vực hóa học này. Từ đó có thể đọc được giá trị của nguyên tử trong bảng tuần hoàn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!