GIẺ LAU – DẺ LAU – VẢI LAU CÔNG NGHIỆP
TÁI CHẾ VẢI VỤN THÀNH GIẺ LAU – GIẢI PHÁP THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Nước ta, ngành may mặc vốn là một thế mạnh chiếm sản lượng kim ngạch xuất khẩu khá ấn tượng. Đi kèm với đó, thị trường dệt may trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các nhà máy dệt, các xí nghiệp may, xưởng may lớn, nhỏ mọc lên như nấm sau mưa. Và điều này đã tạo điều kiện và giải quyết được khối lượng việc làm rất là đáng kể, góp phần vào đóng góp tăng GDP cho đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với việc phát triển mạnh mẽ ngành may mặc thì một khối lượng cực lớn các phế phẩm, phế liệu, hàng lỗi phát sinh từ các công đoạn sản xuất như vải vụn (phát sinh từ bàn cắt, công đoạn cắt), vải đầu khúc, cuối cuộn (phát sinh từ công đoạn trải vải), thành phẩm lỗi, chỉ may thừa, chỉ may dư do hết đơn hàng, …
Các phế liệu, phế phẩm vải vụn được xử lý ra sao ? Thông thường, các đầu mối thu gom phế liệu sẽ gom các vải vụn về đốt bỏ. Đốt bỏ để đáp ứng được tiêu chuẩn tránh gây hại môi trường thì phải qua nhiều quy trình và đầu tư khá lớn. Nên mới xảy ra hiện tượng, các đầu mối thu gom nhỏ đôi khi cũng đem ra các bãi đất trống, bờ sông vắng,…để đốt bỏ.
Khói từ sự đốt bỏ vải vụn sẽ tan vào không khí, lâu dần tích tụ gây hại đến môi trường sống chúng ta. Tro tàn khi đốt sẽ ngấm hòa tan vào đất, nguồn, mạch nước gây hại về lâu dài đến môi trường sống của chúng ta.
Các phế phẩm từ vải vụn được tái chế sử dụng thành sản phẩm có giá trị như thế nào ? Với sự cần cù chịu khó học hỏi và sáng tạo vốn có của con người Việt Nam, việc suy nghĩ tái sử dụng lại các phế liệu vốn dĩ đã có từ ngày xa xưa. Khi đó dân gian hay gọi từ thông thường là “Ve chai” hay “mua đồ cũ”. – Vải vụn : sẽ được thu gom và phân loại ra làm 2 loại : cỡ bàn tay và quá nhỏ vụn. Với loại cỡ bàn tay sẽ được đem may ghép nối lại với nhau tái chế thành những tấm giẻ lau – thường hay gọi là Vải lau công nghiệp – mang giá trị sử dụng cao, phổ biến và hữu ích cho cuộc sống hàng ngày, cho hoạt động sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, phục vụ cho việc lau chùi máy móc thiết bị. Các vải vụn quá nhỏ không thể may được sẽ được đem bán cho các lò đốt đun nóng nồi hơi để wash quần jean hoặc đem cào ra thành xơ sợi để nhồi làm gấu bông, gối kê đầu, gối ôm,…
– Biên vải : khi trải vải cắt thì sẽ cắt bỏ dọc biên các cạnh của cây vải. Biên vải này nếu đủ lớn sẽ đem may thành các tấm giẻ lau, hoặc bán về các tỉnh thành để dùng cột càng các chú cua thịt. Ngoài ra, các biên vải dài sẽ được các bàn tay nghệ thuật đan thành các đồ mỹ thuật xinh xắn hoặc các hộ gia đình sẽ đan thành các tấm thảm chùi chân kê trước cửa nhà, cửa phòng, hoặc các tấm lót nồi cơm ở bếp gia đình.
– Vải khúc : vải khúc khổ nhỏ sẽ được tận dụng làm vải lau loại 1 lớp (mã sản phẩm ở nhà máy Hoàng Mai là HMVL-04); các tấm vải khúc lớn hơn sẽ được tái chế thành các ống tay chống nắng, cắt may bao tay chống nắng, bao tay gia công lắp ráp điện tử. Các vải khổ lớn hơn bị lỗi sẽ được tận dụng làm các lớp lót trong váy đầm hàng thời trang phổ thông, lót túi, balo, túi xách,…
– Chỉ may : được tận dụng các chỉ thừa, chỉ lỗi để xả quấn lại may hàng thời trang phổ thông, may giẻ lau,…
Việc tái chế tái sử dụng nguồn phế phẩm vải vụn có tác động như thế nào với môi trường ? Với việc cả thế giới ngày càng quan tâm và đẩy mạnh việc giám sát, bảo vệ môi trường sống trên Trái đất, thì việc tái chế lại một lượng lớn vải vụn phát sinh từ ngành may mặc là một giải pháp cực kỳ giá trị và được khuyến khích phát triển. Không còn việc đốt bỏ, hay vất bỏ tràn lan những vải vụn ngoài môi trường; thì môi trường không khí, môi trường đất, nước sẽ được trong lành, sạch, đảm bảo sức khỏe của con người nói chung. Đồng thời, mỹ quan môi trường cũng sẽ sạch đẹp hơn.
Việc tái chế vải vụn thành các sản phẩm có giá trị sử dụng góp phần cho xã hội như thế nào ? Sử dụng một phế phẩm vải vụn bỏ đi để tái chế thành một dòng sản phẩm giẻ lau có giá trị mang đầy đủ tính năng, phù hợp cho từng ngành nghề sử dụng và tất nhiên có mức giá thành thấp, giúp tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất. Đi cùng với việc tái chế vải vụn thành nhiều chủng loại, nhiều dạng sản phẩm giá trị, chúng ta lại tạo ra được vô số việc làm, hỗ trợ người dân có thêm điều kiện làm việc, tạo thu nhập, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Và một trong những đơn vị đang thực hiện việc tái chế vải vụn chính là CÔNG TY TNHH SX TM ĐT HOÀNG MAI – có trụ sở và nhà máy hoạt động chính tại Q.12, HCM. Nhà máy Hoàng Mai với đội ngũ nhân viên tâm huyết, hằng ngày đã dốc sức để tái tạo những miếng vải vụn thành những sản phẩm giẻ lau công nghiệp có giá trị sử dụng cao và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất hàng ngày ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tại nhà máy Hoàng Mai, việc phân các công đoạn để tạo ra sản phẩm giẻ lau công nghiệp cũng được thực hiện nghiêm khắc và do các công nhân có kinh nghiệm về phân loại vải đảm trách. Sau khi vải vụn được thu mua về, công nhân sẽ phân loại vải vụn đủ kích thước chuyển lên phân xưởng may. Với tay nghề lâu năm, đội ngũ may sẽ tạo ra các sản phẩm vải lau đủ kích thước, đủ độ dày hoặc may riêng theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Ở tại công đoạn phân loại giẻ lau may thành phẩm, công nhân sẽ tiếp tục loại bỏ các tấm giẻ lau không đạt yêu cầu về kỹ thuật may, hình dạng tấm vải không phù hợp, vải dơ, hoen ố màu, có mùi, có dị vật phát sinh,…
Với niềm đam mê về tái chế phế phẩm, Hoàng Mai đã, đang và luôn tìm tòi các chất liệu vải vụn mới, lạ. Đồng thời luôn lắng nghe, tìm hiểu kỹ từng nhu cầu, yêu cầu kỹ thuật, tận mắt xem hiện trường sản xuất thực tiễn của khách hàng để có thể tư vấn, cung ứng những dòng sản phẩm giẻ lau phù hợp nhất với giá thành tối ưu nhất. Đến thời điểm hiện nay, Nhà máy Hoàng Mai đang sở hữu gần 50 dòng sản phẩm vải lau từ thông thường cho đến các sản phẩm giẻ lau đặc thù, trung và cao cấp. Hiện các khách hàng của Nhà máy Hoàng Mai rất đa dạng ngành nghề thuộc nhóm sản xuất lẫn thương mại. Hầu hết các khách hàng là các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất hoặc các nhà máy xí nghiệp nằm ngoài. Các dòng sản phẩm giẻ lau công nghiệp do nhà máy Hoàng Mai sản xuất phù hợp cho đa ngành nghề như : khuôn mẫu, chế tạo khuôn, vận tải tàu biển, chế tạo máy, cơ khí, sơn PU, sơn tĩnh điện, gia công cơ khí, in ấn, in lụa, in ống tuýp, in stamp, in ống đồng, in tem nhãn, thực phẩm, nước giải khát, VPP, thức ăn gia súc, nông sản, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, gia vị, in bao bì mỹ phẩm, thiết bị y tế, dầu thực vật, dầu ăn, in nhãn mác, CNC, ép nhựa, nhựa kỹ thuật, may mặc, mía đường, chế biến cà phê, chế biến gỗ. Thị trường vận chuyển giao hàng sản phẩm giẻ lau công nghiệp của nhà máy hiện nay rất đa dạng, và rộng lớn. Thị trường chủ yếu là nội thành TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Ngoài ra, nhà máy đảm nhận việc giao hàng ra chành xe để trung chuyển sản phẩm vải lau đến mọi tỉnh thành trên cả nước.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Công ty TNHH SX TM ĐT HOÀNG MAI 24 TX43, P.Thạnh Xuân, Q.12, HCM Nhà máy sản xuất vải lau công nghiệp & găng tay vải 165/3 TL41, P.Thạnh Lộc, Q.12, HCM Mr.Thanh Đức – Giám đốc nhà máy Email : [email protected] [email protected]
#giẻlau #giẻlaucôngnghiệp #vảilau #vảilaucôngnghiệp #vảivụn #vảivụncôngnghiệp #rẻlau #rẻlaucôngnghiệp #dẻlau #găngtay #baotay #hoangmai #hoàngmai #vậttưcôngnghiệp #nguyênliệu #sảnphẩm #vậttưtiêuhao #phòngsạch #bảohộlaođộng #nguyênliệuđónggói #dâyđai #màngPE #màngfilm #băngkeo #nhàmáysảnxuất #giacônglắpráp #linhkiệnđiện tử #automatic #laudầu #launhớt #laumáymóc #lauthiếtbị #launềnnhàxưởng #laugỗ #khôngbụi #dơbẩn #mốccómùi #Sạchsẽ #trắng #màutối #lemmàu #khôngramàu #thấmhút #cotton #poly #mềmmại #mỏng #dày #khổlớn #vụn #khổnhỏ #khôngđổlông #khổA4
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!