Biết cách kiểm tra nhiệt độ CPU trên máy tính là rất quan trọng, vì nó cho bạn biết liệu máy tính có đang quá nóng hay không. Nhiệt độ quá cao có thể phá hủy nhiều thành phần bên trong máy tính, vì vậy nên phát hiện sớm những vấn đề này trước khi quá muộn, đặc biệt đối với những máy tính đã cũ.
Cách kiểm tra nhiệt độ CPU
Windows không có giải pháp nào tích hợp để theo dõi nhiệt độ CPU. Bạn chỉ có thể kiểm tra nhiệt độ CPU trong BIOS/UEFI, nhưng nó không hiệu quả và không thể theo dõi nhiệt độ theo thời gian thực.
Trong trường hợp này bạn sẽ phải cài đặt các ứng dụng theo dõi nhiệt độ máy tính và một trong những ứng dụng miễn phí sử dụng rất hiệu quả là Core Temp.
Đầu tiên bạn cần tải Core Temp về máy tính tại đây.
Sau khi tải về bạn tiến hành cài đặt bình thường, nhưng khi đến trang Select Additional Tasks, cần bỏ tùy chọn Build your kingdom with Goodgame Empire để tránh cài đặt thêm rác.
Sau khi cài đặt xong, bạn kích hoạt Core Temp lên để xem nhiệt độ CPU. Ở phía cuối của bảng điều khiển, bạn sẽ thấy nhiệt độ CPU hiện tại cho từng lõi riêng biệt. Cùng với đó, phần mềm hiển thị nhiệt độ tối thiểu (Min) và tối đa (Max) được ghi lại của mỗi lõi để có thể xem nó hoạt động như thế nào theo thời gian.
Ngoài ra ứng dụng còn hiển thị phần trăm tải (Load). Điều này cho bạn biết mỗi lõi CPU đang thực hiện bao nhiêu công việc. Nếu nhiệt độ nóng lên khi CPU gần như không tải thì có thể đã có sự cố xảy ra.
Tại mục Tj Max (temperature junction) sẽ hiển thị nhiệt độ hoạt động tối đa của CPU. Nếu nó đạt đến nhiệt độ này, CPU của bạn sẽ tự điều chỉnh hoặc thậm chí tắt để tránh hư hỏng.
Cấu hình Core Temp
Core Temp là một ứng dụng đơn giản, nhưng bạn có thể thay đổi một số tùy chọn để hoạt động tốt hơn thông qua menu Options > Settings.
Trong hộp thoại hiển thị, chọn thẻ General để thay đổi khoảng thời gian cập nhật. Thẻ Display để thay đổi màu sắc cho các mức khác nhau hoặc hiển thị nhiệt độ theo độ F (Fahrenheit), nhưng tốt nhất là nên hiển thị nhiệt độ theo độ C vì đơn vị này phổ biến hơn và giúp bạn dễ nhận diện hơn.
Trong khi thẻ Notification Area cho phép thay đổi biểu tượng ứng dụng xuất hiện trong dưới System Tray. Ví dụ: bạn có thể chọn để hiển thị nhiệt độ cho tất cả các lõi hoặc chỉ những lõi nóng nhất.
Để Core Temp theo dõi lâu dài, hãy sử dụng menu Options > Toggle MiniMode để ứng dụng không chiếm nhiều dung lượng, sau đó bật Always on top để luôn hiển thị trên các ứng dụng khác.
Ngoài ra ứng dụng còn có chức năng Overheat protection (bảo vệ quá nhiệt) để chạy một chương trình nhất định hoặc tắt máy tính khi nhiệt độ quá nóng.
Nhiệt độ CPU tốt nhất là bao nhiêu?
Không có nhiệt độ hoạt động của CPU nào hoàn hảo vì các điều kiện sử dụng khác nhau rất nhiều. Nhiệt độ của căn phòng, công việc bạn đang làm với máy tínhh và các yếu tố khác như máy tính quá cũ cũng sẽ ảnh hưởng đến độ nóng của CPU.
Tuy nhiên, nhiệt độ của CPU thường được đánh giá theo các ngưỡng sau:
- Dưới 60 độ C là hoàn toàn bình thường.
- Từ 60 đến 70 độ C là ổn, nhưng bạn có thể cân nhắc vệ sinh bụi bẩn khỏi máy và đảm bảo máy có đủ luồng gió để ngăn nhiệt độ tăng thêm.
- Từ 70 đến 80 độ C: Nhiệt độ này khá nóng, vì vậy trừ khi ép xung máy tính hoặc đang thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu như chơi game, xử lý video … nếu không nên tìm cách hạ nhiệt hệ thống trước khi thực hiện.
- Giữa 80 và 90 độ C: Nếu máy tính hoạt động ở mức nhiệt độ này quá lâu có thể làm hỏng CPU.
- Trên 90 độ C: Quá nóng và cần tắt máy tính ngay khi có thể.
Trên đây, FPTShop vừa hướng dẫn các bạn cách theo dõi nhiệt độ CPU của máy tính và những mốc giới hạn nhiệt độ CPU quan trọng mà người dùng cần lưu ý trong khi sử dụng. Hy vọng rằng CPU của bạn đang chạy ở nhiệt độ tốt và không cần thực hiện bất kỳ giải pháp giảm nhiệt độ nào.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!