Từ khi máy hàn điện tử ra đời nó đã dần thay thế cho máy hàn cơ bởi những ưu việt mang lại như hoạt động được ở vùng điện yếu, gọn nhẹ và hiệu suất cao… nhưng máy hàn điện tử cũng không thể thay thế được máy hàn cơ do bị giới hạn bởi công suất và thời gian hàn cũng như độ bền của nó.
Dù là máy cơ hay máy điện tử thì cũng sẽ đến lúc nó hỏng, máy điện tử thì sửa bo mạch, máy cơ thì ta đem quấn lại, bài này sẽ hướng dẫn anh em cách để quấn được một chiếc máy hàn cơ ngon lành, không tốn sức, hiệu quả và bền nhất có thể nhé!
Hướng dẫn quấn máy hàn cơ
Dụng cụ chuẩn bị để quấn máy hàn cơ
- Vam gỗ hay vam gì đó để có thể ép được phe sắt của máy hàn vào.
- Bộ khung và khuôn để quấn máy hàn.
- Bìa cách điện, dây đồng, dây buộc, keo 502…
- Bộ khung cố định dây thứ cấp (có thể làm bằng que tre)
Lưu ý chuẩn bị khuôn thì anh em có thể xem như trong video và chế lại, khuôn này cũng đơn giản là giúp ta kẹp phe sắt vào và nó có thể quay nhẹ nhàng trong quá trình quấn dây là ok.
Quấn máy hàn cơ
Ép phe sắt máy hàn
Ép phe với mục đích chính là làm cho phe không bị sổ ra trong quá trình quấn, phe này mà để nó bung ra thì ngồi ghép lại cũng hết ngày rồi.
Khi tháo phe anh em lưu ý chỉ nên tháo phe chữ I 1 đầu thôi nhé!
Quấn máy hàn cơ
Sau khi gá khuôn máy hàn lên khung quấn dây thì ta sẽ phải tính toán số vòng / 1 Vôn và nhân với điện áp mong muốn sẽ cho ra số vòng dây quấn.
Nếu chưa biết tính số vòng dây quấn thì vui lòng tham khảo bài viết này: https://diencobacninh.com/2021/12/22/cong-thuc-tinh-so-vong-day-quan-may-bien-ap-va-cac-van-de-can-biet-trong-thuc-te/
Anh em nên quấn xếp lớp để đảm bảo cuộn dây sẽ không còn khoảng trống để rung khi làm việc nhé, dây rung nhiều ngoài tiếng kêu khó chịu thì nó cũng có khả năng sẽ sớm bị bong men (nếu dùng dây Emay) và làm giảm độ bền của biến thế hàn, ngoài ra cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm của mình.
Về cuộn sơ cấp thì ta sẽ quấn khoảng 190V sơ cấp bên điện vào còn lại 30V ta sẽ quấn bên còn lại (để máy hàn hoạt động ổn định do sức từ phân bổ đều) Bên cuộn thứ cấp ta rải 20V trên cuộn 190V còn lại 40V quấn bên kia.
Sau khi quấn xong thứ cấp thì ta nên đai dây lại để tránh cuộn dây bị tở ra nhé (đỡ mất công làm lại)
Bó dây máy hàn cơ
Bó dây chủ yếu để đảm bảo tính thẩm mỹ cho máy hàn cơ sau khi quấn, các dây quấn sẽ không bị rung, sô lệch và loại bỏ hoàn toàn hiện tượng chạm mát sau một thời gian sử dụng vì giờ đây cuộn dây sẽ không còn bị rung lắc nữa.
Bước cuối cùng sẽ là hoàn thiện máy hàn cơ của bạn
Đóng phe sắt lại nguyên trạng ban đầu. Để đỡ mất thời gian trong quá trình hoàn thiện này thì lúc anh em tháo phe nên xếp gọn thành từng miếng 1 (ví dụ 4 phe chữ I 1 cục)
Lắp phe sắt anh em lưu ý nếu dây quấn hơi rối hoặc nhìn thấy lắp phe vào có khả năng sẽ chạm dây thì ta nên lót cách pha khu vực dễ chạm chập nhé.
Ghép xong phe thì lắp miếng V sắt để nẹp phe lại và nếu cầu đấu hỏng thì ta có thể thay thế bằng miếng nhựa phíp dày khoan lỗ và ra dây cũng khá ok!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!