Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu trong bể nổi lót bạt. Cá chạch lấu còn gọi là theo nhiều tên khác nhau như; cá chạch bông, chạch làn, chạch chấu, đây là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, có màu sắc xanh đậm, đen xám.
Các bước kỹ thuật nuôi cá chạch lấu trong ao nổi lót bạt
Để nuôi cá chạch lấu hiệu quả, bà con cần tham khảo những bước cần thiết để nuôi cá chạch theo một quy trình khoa học tốt nhất
Bước 1: Thiết kế ao nổi lót bạt nuôi cá chạch lấu
– Nên sử dụng ao khung sắt lót bạt sẽ tiện lợi hơn, khi ao lót bạt có bề mặt trơn mềm không làm trầy xước, viêm loét cho cá
– Cá chạch lấu sống và thích nghi tốt nhất ở nhiệt độ từ 250C – 270C. Vì vậy khi làm bể nuôi phải có mái che
– Ao phải có hệ thống cấp thoát nước dễ dàng
– Khi đã thiết kế xây dựng được ao, bà con gây tạo màu nước để chuẩn bị thả cá
– Nguồn nước cấp vào ao phải sạch và dùng phân xanh gây màu nước khoảng 3-4 ngày là thả cá chạch lấu
Ao khung sắt lót bạt có mái che nuôi cá chạch lấu hiệu quả
Bước 2: Phải chọn giống cá chạch lấu chất lượng
– Khâu chọn giống rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại trong vụ nuôi của bạn
– Con giống cá chạch lấu phải bơi nhanh nhẹn, không viêm loét, kích thước đều nhau khoảng 2-3g/con là thích hợp
– Mật độ thả cá chạch lấu không nên thả quá dày, chỉ nên thả khoảng từ 100-200 con/m2
Bước 3: Chăm sóc nuôi dưỡng cá chạch lấu
Cá chạch lấu gần giống về cách ăn của cá trê là loại háu ăn, ăn tạp. Nhưng cá chạch ăn thường thay đổi theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, nên bà con cần lưu ý điều này
– Cá chạch dài cỡ khoảng 5cm thích và phù hợp nhất là ăn râu ngành, chân chèo, động vật phù du
– Cá chạch dài cỡ 5cm-8cm thức ăn phù hợp nhất là ăn động vật phù du, giun nhỏ
– Cá chạch dài cỡ 8cm-10cm cá ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non, các loại hạt ngũ cốc
– Cá chạch dài cỡ trên 10cm cá thích nhất là ăn thực vật
=> Muốn cá chạch phát triển mạnh bà còn cần bổ sung thức ăn công nghiệp chất lượng, cám gạo, cá tạp, ốc xay, nhộng ruồi lính đen…
– Cho ăn khoảng 5-8% bẳng trọng lượng cơ thể cá và khoảng 4-5 lần trong ngày
– Cách nhau 15 ngày phải bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cá
Bước 4: Cách phòng và điều trị bệnh cho cá chạch lấu
– Cá chạch lấu là loài cá có sức sống cao nhưng bà con phải lưu ý chăm sóc môi trường nuôi tốt để tránh gây bệnh cho cá
– Cá chạch là loài da trơn, nhớt nên rất dễ cho các vi khuẩn, nấm ký sinh gây viêm lở loét
+ Cách trị bệnh cho cá
– Nếu cá bị nấm nên tắm bằng nước muối trong vòng 10-15 phút
– Bệnh đường ruột cũng khá đơn giản, khi thường ngày cho ăn bà con đã bổ sung vitamin C và men tiêu hóa 2 lần/ tháng là có thể yên tâm
Bước 5: Thu tỉa cá chạch
– Bà con nên quan sát sự tăng trưởng của cá có đều nhau không, nếu như có sự chênh lệch thì việc thu tỉa hết sức đáng làm
– Lọc thu con lớn xuất ao, nếu để cá có sự chênh lệch nhiều sẽ gây hiện tượng tranh giành thức ăn, thậm chí cắn nhau
Cá chạch lấu là loài cá nước ngọt đây là điểm sáng nhất cho sự phân bố rộng rãi khắp cả nước, nuôi tại nhiều nơi khác nhau từ đồng bằng đến miền núi. Cá có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao, giá trên thị trường thường từ 280.000-350.000đ/kg. Ao ương di động xin chúc bà con làm đúng kỹ thuật nuôi cá chạch lấu và luôn thuận lợi đạt được năng suất vụ nuôi cao nhất
Thông tin tham khảo nuôi tôm cá
– Kỹ thuật nuôi cá lóc
– Nuôi ếch kết hợp nuôi cá hiệu quả
– Kỹ thuật nuôi lươn không bùn
– Các loại ao lót bạt nuôi tôm cá
Ðang ta?i…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!