Cách phân biệt chim yến phụng trống mái đúng nhất – Trang thông tin hữu ích nhất dành cho các doanh nghiệp

Các bạn muốn mua chim xin liên hệ shop nhé

KINH NGHIỆM NUÔI CHIM YẾN PHỤNG CHO NGƯỜI MỚI

KÊNH YOUTUBE SUNtv :

Chim Yến Phụng – Vẹt Hồng Kông – Loài này được nuôi khá phổ biến trên thế giới. * Lồng Nuôi yến phụng Kích thước lồng tối thiểu đề 1 cặp yến phụng sống và phát triển tốt là 40 x 40 x 40. Lồng càng lớn thì chim càng phát triển tốt, chim có không gian bay nhảy vận động giúp chim linh hoạt. •Trong lồng nên có ít nhất 2 cây ngang để chim đậu và bay nhảy. Khoảng cách 2 cây không nên quá gần, nên thêm vào 1 số phụ kiện khác như xích đu, cần đậu đàn hồi…. • Phải có 1 cóng nước, 1 cóng thức ăn, 1 máng dành để dựng rau, 1 hũ khoáng, 1 miếng mai mực. •Nơi đặt lồng thoáng mát, tránh người đông (nếu nuôi sinh sản) và hạn chế chó, mèo, chuột, rắn. Có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Tránh mưa hắc, gió lùa…

Thức ăn cho yến phụng: các hạt ngũ cốc +Lúa và kê là 2 loại thức ăn chính: • Lúa: Chim yến phụng có thể ăn được lúa. Thông thường lúa được trộn cùng với kê. • Hạt kê: Trên thị trường hiện nay phổ biến một số loại kê như: kê láng, kê chùm, kê vàng, kê đỏ, kê Gò Công (quê ad hihi)…ngoài ra còn nhiều loại khác + Rau xanh: Các loại rau cho chim yến phụng ăn như rau muống, rau xà lách, cải, giá,…. Rau mua ngoài chợ các bạn nên rửa thật sạch, để tránh thuốc hoá học. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm bắp(ngô) tươi, một số loại củ quả khác… Video chi tiết về thức ăn yến phụng: + Khoáng chất: Nang mực là khoáng được dùng phổ biến cho yến phụng nhất. Ngoài ra cũng còn một số loại khác như vỏ trứng gà, cám trứng, khoáng hỗn hợp… Các bạn cũng nên bổ sung thêm hạt sạn, cát giúp chim dễ tiêu hoá tránh bị tiêu chảy. Video về nang mực Phân biệt chim trống mái Muốn phân biệt trống mái ở chim yến phụng, bạn nhìn vào màu da của lỗ mũi. Chỉ phân biệt chính xác khi chim trên 4 tháng tuổi + CHIM TRỐNG: mũi màu hồng hoặc màu xanh dương, xanh tím. + CHIM MÁI: mũi màu trắng đục hoặc nâu sậm. Các bạn có thể tham khảo video này để dễ phân biệt hơn:

* Nuôi chim sinh sản: • Chọn đúng 1 cặp trống mái chuẩn. • Lồng nuôi tiêu chuẩn kích thước 40 x 40 x 40, một lồng một cặp chim hoặc có thể làm lồng size lớn nuôi vài đôi chung với nhau. Ngoài ra có thể nuôi sinh sản thả tự do. • Trong lồng phải có đủ thức ăn, nước uống, máng rau, nang mực và một cái tổ chim tốt. Video về tổ chim yến phụng: • Nơi nuôi nên yên tĩnh, thoáng mát. •Ngoài ra, các bạn không thể mua được tổ hoặc không có gỗ có thể tận dụng gáo dừa khô để làm tổ. Video hướng dẫn cách làm tổ gáo dừa: Suntv •Trung bình chim sẽ sinh sản sau 6 tháng. Có thể sớm hoặc trễ hơn tùy trường hợp chăm sóc và thưởng đẻ 5-8 trứng. • Cách 1 ngày chim đẻ một trứng, có khi 2-3 ngày mới đẻ. Và vừa đẻ vừa ấp • Trứng ấp trung bình 20 ngày sẽ nở. Vì chim vừa đẻ vừa ấp nên sẽ xảy ra hiện tượng trứng nở trước trứng nở sau dẫn đến việc những con nào nở trước sẽ to hơn những con sau. • Trong thời gian nuôi chim non phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để chim nuôi con non. • Sau khi chim non ra tổ khoảng chưa đầy 1 tháng thì chim mẹ sẽ bắt đầu đẻ lức tiếp theo. * Bệnh thường gặp ở chim yến phụng: Bệnh thường gặp nhất ở yến phụng là tiêu chảy, đi phân dính ở phần hậu môn, xù lông, ký sinh trùng, nấm chân, nấm mốc,… Đó là do điều kiện vệ sinh chưa tốt, thức ăn bẩn và do môi trường, thời tiết. ĐÓ LÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NUÔI YẾN PHỤNG DÀNH CHO NGƯỜI MỚI. Nếu thấy hay nhớ đến kênh youtube mình ủng hộ nhé:

(Sun tv) Nguồn: https://hosodoanhnghiep.com.vn Xem thêm bài viết khác: https://hosodoanhnghiep.com.vn/kinh-doanh