Tụ điện là một linh kiện điện tử có chức năng lưu trữ điện năng. Khi có chênh lệch điện thế ở hai bề mặt dẫn điện thì dòng điện sẽ xoay chiều. Nó không có khả năng sinh electron giống như ắc quy. nhưng có khả năng lưu trữ tương tự. Đồng thời quy trình nạp, xả diễn ra nhanh chóng.
Chính vì luôn có một lượng điện năng tồn tại trong tụ điện nên dễ gây nguy hiểm đến cho con người nếu không được kiểm tra thường xuyên. Làm thợ xin đưa ra 4 cách kiểm tra tụ điện sống hay chết vừa nhanh chóng lại đảm bảo an toàn. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân nhé.
Trước khi kiểm tra tụ điện, bạn phải chắc chắn rằng tụ đã được xả điện hoàn toàn bằng cách sau:
Cách xả điện ở tụ đúng cách
Để xả điện ở tụ, cách dễ dàng và tiện lợi nhất là dùng bóng đèn tròn 120V chạm vào 2 bên đầu tụ. Làm như vậy sẽ có thể xả hết điện còn tích tụ ra khỏi tụ một cách an toàn.
Tuy nhiên, chú ý không được để chạm chân tụ này với chân tụ kia. Chỉ được chạm sau khi tụ đã được xả hết. Việc sờ tay trần vào hai đầu tụ có thể làm xả tụ và gây nguy cơ chết người.
Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết an toàn, chuẩn xác
1. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ kim vạn năng
Đồng hồ kim vạn năng là một trong những dụng cụ đo điện được nhiều thợ điện sử dụng phổ biến. Công việc bạn cần làm để kiểm tra tụ điện như sau:
- Xả hết điện trong tụ
- Lấy đồng hồ còn sử dụng tốt, chọn chế độ Ohm
- Chạm que đo vào hai cực tụ điện và đọc kết quả
- Nếu như kim đồng hồ chỉ về mức thấp thì tụ bị ngắn mạch
- Nếu kim di chuyển từ thấp đến điện trở cao dần đến vô hạn thì tụ điện đang trong trạng thái tốt.
- Khi kim không di chuyển thì tụ điện đã bị hở. Bạn cần kiểm tra lại cả tình trạng hoạt động của đồng hồ.
2. Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng
Bạn thực hiện theo các bước sau:
Điều chỉnh thang đo ở chế độ 1K
Chạm que đo vào hai đầu tụ, sau đó đổi que đo, tiếp tục thực hiện lại.
- Nếu dãy số hiển thị trên mặt đồng hồ hiển thị trong vài giây rồi chuyển sang Open Line (OL), nghĩa là tụ điện còn tốt.
- Còn khi không có sự thay đổi gì, không hiển thị Open Line (OL) thì tụ điện đã bị hỏng.
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ số vạn năng ở chế độ điện dung
Đồng hồ vạn năng có nhiều loại. Nếu dụng cụ của bạn có thêm tính năng đo điện dung trên đồng hồ thì có thể điều chỉnh sang chế độ này. Các bước thực hiện bao gồm:
- Xả tụ
- Tháo tụ điện ra khỏi mạch
- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ điện dung, lần lượt chạm que đo vào hai cực
- Nếu giá trị hiển thị trên đồng hồ gần với giá trị thực của tụ điện thì linh kiện của bạn còn tốt.
- Nếu số đó thấp hơn rất nhiều hoặc không hiển thị thì bạn cần thay mới tụ điện.
4. Cách kiểm tra tụ điện bằng vôn kế
Vôn kế là một cách kiểm tra tụ điện mà những kỹ sư điện khuyên dùng. Biện pháp này cần phải quan sát theo dõi số liệu nhanh bởi điện trường trong tụ sẽ nhanh bị xả. Bạn nên thực hiện theo trình tự sau:
- Tách rời tụ điện khỏi mạch
- Xem giá trị điện áp được ghi trên tụ điện
- Sạc điện cho tụ điện bằng một dòng điện áp thấp hơn điện áp ghi trên trong vài giây.
- Điều chỉnh thang đo trên vôn kế. Gắn cực dương của tụ điện và dây dương của máy đo, cực âm nối với âm.
- Lập tức chú ý đến điện áp ban đầu hiển thị trên vôn kế. Nếu giá trị gần với điện áp bạn cấp cho tụ điện thì linh kiện của bạn còn hoạt động tốt. Ngược lại, con số thấp hơn thì tụ đã hỏng.
Xem thêm
- Cách sửa chữa nồi cơm điện bị nhảy nút đơn giản tại nhà
- 13 bước thay dây Curoa máy giặt đúng kỹ thuật
- Nguyên nhân và cách khắc phục đường dây điện đi ngầm bị chập, rò rỉ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!