Hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói: “Ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng lâu dài nhất, và chúng ta không bao giờ có cơ hội thứ hai để thay đổi nó.”
Việc mở đầu bài thuyết trình cũng quan trọng tương tự như vậy.
Ngay khi bắt đầu phát biểu, bạn cần tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu chính: tạo ấn tượng tích cực ban đầu với khán giả.
15 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng
Dưới đây là 15 phương pháp – kèm 2 mẹo bổ sung – giúp bạn bắt đầu bài thuyết trình hiệu quả nhất.
1. Cảm ơn Ban tổ chức và khán giả
Trong lời chào mở đầu bài thuyết trình, bạn nên gửi lời cảm ơn đến khán giả đã tham gia nghe bạn chia sẻ – cũng như cảm ơn ban tổ chức vì đã mời bạn đến. Đừng quên đề cập đến người đã giới thiệu mình với những người có vị trí cấp cao trong tổ chức của họ.
Điều này cũng tương tự như việc dành tặng lời khen cho họ, giúp họ cảm thấy tự hào vì sự hiện diện của bạn – đồng thời gia tăng sự kết nối giữa bạn và người nghe.
2. Mở đầu với một khẳng định tích cực
Bạn có thể bắt đầu bằng cách trình bày với khán giả rằng họ sẽ yêu thích những gì bạn sắp chia sẻ như thế nào.
Ví dụ về cách dẫn dắt vào bài thuyết trình:
“Tôi tin các bạn sẽ thật sự tận hưởng buổi tối hôm nay. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số ý tưởng quan trọng nhất mà mình từng khám phá được trong lĩnh vực này.”
Luôn nhớ rằng nói trước đám đông là một nghệ thuật, và bạn là một nghệ sĩ – vì vậy, hãy nỗ lực kiểm soát thật tốt phần trình diễn của mình.
3. Khen ngợi khán giả
Chân thành khen ngợi khán giả cũng là một cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng.
Hãy mỉm cười và thể hiện sự vui mừng của bạn khi gặp họ – như thể gặp lại những người bạn đã lâu năm không gặp.
Bạn có thể cho họ biết mình vinh dự thế nào khi được xuất hiện tại sự kiện này – và họ nằm trong số những nhân vật quan trọng nhất trong doanh nghiệp/ trong ngành mà bạn hằng mong muốn được chia sẻ và trao đổi ý tưởng.
Ví dụ:
“Tôi thật sự cảm thấy vinh dự khi có mặt tại đây cùng các bạn. Các bạn đều là những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Chỉ những người giỏi nhất mới dành thời gian của mình để tham gia những sự kiện như thế này.”
4. Đề cập đến các sự kiện hiện tại
Hãy sử dụng các tin tức cập nhật mới nhất để dẫn dắt vào bài thuyết trình, hoặc để minh họa và chứng minh cho quan điểm của bạn. Lời khuyên là bạn có thể mang theo một tờ báo để sử dụng trong quá trình diễn thuyết.
Hình ảnh trực quan này sẽ thu hút khán giản, khiến họ phải hướng về phía trước để lắng nghe bạn.
5. Tham khảo một sự kiện lịch sử
Đây là một mẹo mở đầu bài thuyết trình hay được chia sẻ bởi diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy.
“Trong nhiều năm, tôi đã nghiên cứu lịch sử quân sự… Đặc biệt là cuộc đời và chiến dịch của những vị tướng vĩ đại, những trận chiến quyết định mà họ đã giành được thắng lợi. Một trong những nhân vật yêu thích của tôi là Alexander Đại đế.
Có một lần, tôi được yêu cầu chia sẻ về các nguyên tắc lãnh đạo với đội ngũ quản lý của một công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Để bắt đầu câu chuyện về phẩm chất lãnh đạo, tôi quyết định chọn chiến dịch chống lại Darius (vị vua xứ Ba Tư lúc bấy giờ) của Alexander Đại đế – một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử.
Tôi đã bắt đầu như thế này:
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là Alex, lớn lên ở một vùng quê nghèo. Tuy vậy, Alex có khá nhiều tham vọng. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã đặt ra mục tiêu chinh phục toàn bộ thế giới. Nhưng câu chuyện không đơn giản, phần lớn thế giới đã biết đều nằm dưới sự kiểm soát của một tổ chức đa quốc gia khổng lồ gọi là Đế chế Ba Tư, do Vua Darius II đứng đầu. Để thực hiện tham vọng của mình, Alex sẽ phải giành thị phần từ tay người dẫn đầu thị trường, người rất quyết tâm giữ lấy nó.
Tình huống này cũng tương tự như hiện trạng giữa các bạn và những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình trên thị trường. Các bạn sẽ phải sử dụng tất cả các năng lực lãnh đạo của mình để giành chiến thắng trong những trận chiến tiếp thị lớn trong tương lai.”
6. Nhắc đến một người nổi tiếng
Bạn có thể thể bắt đầu bằng cách trích dẫn câu nói của một người nổi tiếng.
Một trong những chủ đề được các diễn giả chuyên nghiệp đề cập nhiều nhất là tầm quan trọng của việc phát triển bản thân.
Ví dụ:
“Ở thế kỷ XXI, tri thức chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Giống như huấn luyện viên bóng rổ Pat Riley đã từng nói: Nếu bạn không tiến bộ hơn, có nghĩa là bạn đang đi thụt lùi.”
7. Đề cập đến một cuộc đối thoại gần đây
Một cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng khác là kể về cuộc trò chuyện gần đây của bạn với một người hiện đang có mặt.
Ví dụ:
“Vài phút trước, tôi có nói chuyện với … trong sảnh. Anh ấy nói với tôi rằng đây là một trong những thời điểm tuyệt vời nhất để làm việc trong ngành công nghiệp này, và tôi cũng thấy vậy.”
8. Đưa ra một tuyên bố gây sốc
Bạn có thể bắt đầu bài phát biểu bằng cách đưa ra một tuyên bố gây sốc nào đó.
Ví dụ:
“Theo một nghiên cứu gần đây, vào năm tới ngành này sẽ có nhiều thay đổi, cạnh tranh hơn và nhiều cơ hội hơn bao giờ hết. Và 72% những người trong khán phòng này sẽ phải làm điều gì đó khác biệt trong vòng hai năm tới – nếu họ không nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi này ”.
9. Trích dẫn nghiên cứu gần đây
Trích dẫn một báo cáo nghiên cứu gần đây cũng là một cách mở đầu bài thuyết trình hay.
Ví dụ:
“Theo một nghiên cứu trong số mới nhất của McKinsey, 29% đơn vị phụ trách đào tạo và phát triển dự án dự kiến tăng cường đầu tư vào hạng mục này trong 1 năm tới, trong khi 38% dự định sẽ giảm bớt chi tiêu cho khoản này.”
10. Gieo hy vọng
Nhà triết học người Pháp Gustav Le Bon đã từng viết: “Tôn giáo duy nhất của loài người đã, đang và sẽ luôn luôn là Hy vọng.”
Cách thuyết trình hay bạn là gieo hy vọng cho khán giả về một điều gì đó.
Hãy nhớ rằng, mục đích cuối cùng của việc phát biểu là truyền cảm hứng cho người khác làm những điều mà họ sẽ không làm – nếu không được thúc đẩy.
Nội dung bạn trình bày cần thể hiện rõ những hành động bạn muốn họ thực hiện, cũng như lý do họ nên làm như vậy ngay hôm nay.
Đọc thêm: 56 câu nói truyền cảm hứng thành công hay nhất
11. Tạo bầu không khí vui vẻ
Chuyên gia diễn thuyết Bill Gove đã từng bước lên sân khấu sau phần giới thiệu từ trong cánh gà, khi ông vừa mới nói chuyện với ai đó và tạm dừng để trò chuyện với khán giả.
Khán giả có cảm giác rằng ông luôn liên tục trò chuyện.
Bill đi ra rìa sân khấu, sau đó hạ giọng một cách đầy ẩn ý, mở rộng vòng tay và ra hiệu cho khán giả đến gần mình hơn.
“Lại đây, để tôi kể cho các bạn nghe điều này”, sau đó Bill vẫy tay về phía trước như thể ông sắp sửa tiết lộ một bí mật cho toàn bộ khán phòng.
Điều đáng kinh ngạc là khán giả trong phòng đã nghiêng về phía trước để nghe “bí mật” mà ông sắp sửa chia sẻ. Sau đó, họ đột nhiên nhận ra việc mình đang làm và phá lên cười.
Đây là một cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, giúp thu hút đáng kể sự chú ý của khán giả.
Đọc thêm: 6 cách luyện giọng nói hay và truyền cảm khi giao tiếp
12. Đặt câu hỏi
Bạn có thể mở đầu bằng cách đưa ra một tuyên bố tích cực, sau đó đặt một câu hỏi để mọi người giơ tay phát biểu.
Ví dụ:
“Có thể nói đây là thời điểm tuyệt vời để sống và kinh doanh. Nhân tiện, ở đây có bao nhiêu người là lao động tự do?”
Hãy giơ tay để ra hiệu cho mọi người biết mình cần làm gì. Sau khi một vài khán giả giơ tay lên, bạn có thể nói với người ở phía trước: “Có bao nhiêu người ở đây thực sự đang làm chủ?”
Sẽ luôn luôn có người nói: “Tất cả chúng ta đều làm chủ!”
Bạn khen ngợi câu trả lời đó và khẳng định lại: “Bạn nói đúng! Tất cả chúng ta đều là lao động tự do, từ khi chúng ta nhận công việc đầu tiên của mình cho đến ngày ta nghỉ hưu. Tất cả chúng ta đều làm việc cho chính mình, bất kể người ký vào phiếu lương của chúng ta là ai.”
13. Đặt vấn đề
Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình bằng cách đưa ra một vấn đề cần được giải quyết. Đó có thể là vấn đề chung của hầu hết mọi người – điều này sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của khán giả.
Ví dụ:
“63% thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (baby bloomers) đang có nguy cơ nghỉ hưu mà không đủ tiền tự trang trải cho bản thân trong thời gian sinh sống. Chúng ta phải giải quyết vấn đề này và hành động ngay lập tức, để đảm bảo mỗi người khi nghỉ hưu có thể sống thoải mái suốt phần đời còn lại của mình.”
14. Đưa ra tuyên bố mạnh mẽ, sau đó đặt một câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ và sau đó đặt câu hỏi. Theo dõi câu trả lời và đặt một câu hỏi khác. Điều này sẽ khiến khán giả chú ý tham gia vào cuộc đối thoại và lắng nghe thật kỹ những gì bạn nói.
Ví dụ:
“20% số người trong xã hội kiếm được 80% số tiền. Vậy bạn có nằm trong số 20% đó không? Nếu không, bạn có muốn mình nằm trong top 20%, hay thậm chí 10%? Trong những phút tới, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số ý tưởng để trở thành những người được trả lương cao nhất xã hội. Đây sẽ là mục tiêu tuyệt vời cho buổi nói chuyện hôm nay của chúng ta chứ?”
15. Kể một câu chuyện
Kể chuyện vẫn luôn nằm trong top những cách mở đầu cuốn hút nhất. Mỗi khi cụm từ “Ngày xửa ngày xưa..” vang lên, luôn có một sức hút mạnh mẽ lan tỏa đến khán giả.
Từ thuở ấu thơ, chúng ta đã yêu thích các câu chuyện, bất kể dưới hình thức nào. Khi bạn mở đầu bằng những từ như “Ngày xửa ngày xưa…”, bạn báo hiệu với khán giả rằng họ sắp được nghe một câu chuyện. Khán giả sẽ ngay lập tức ổn định, yên lặng và hướng về phía trước – y như những đứa trẻ tụ tập quanh lửa trại.
Khi các diễn giả của chúng tôi tổ chức các buổi hội thảo kéo dài cả ngày và muốn nhanh chóng thu hút mọi người sau giờ giải lao, họ thường nói lớn: “Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông, ngay tại thành phố này…”
Ngay sau đó, mọi người sẽ nhanh chóng trở lại chỗ ngồi của mình và bắt đầu chăm chú lắng nghe phần còn lại của câu chuyện.
Kỹ thuật kể chuyện luôn mang lại hiệu quả không ngờ.
Trên thực tế, đây có lẽ là một trong những kỹ thuật mở đầu bài thuyết trình hiệu quả nhất mà chúng tôi học được tính tới thời điểm hiện tại.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!