Cách lắp lưỡi cưa vào máy mài cầm tay đúng kỹ thuật

Một số dòng máy mài cao cấp có thể dùng như máy cắt khi bạn thay phụ kiện thích hợp. Vậy cách lắp lưỡi cưa vào máy mài như thế nào đúng kỹ thuật? Hãy theo dõi hướng dẫn lắp lưỡi cưa vào máy mài dưới đây để biết cách thực hiện nhé!

Cách chọn lưỡi cưa lắp máy mài cầm tay

Trước khi biết cách lắp ráp lưỡi cưa vào máy mài, ta cần biết cách chọn lưỡi cưa lắp máy mài cầm tay phù hợp. Như đã nói, một số dòng máy mài cầm tay có thể làm việc như máy cắt gỗ cầm tay khi bạn thay lưỡi cắt, lưỡi cưa phù hợp. Ví dụ như máy mài góc Makita, Bosch,… Vậy việc chọn lưỡi cưa lắp máy mài cầm tay như thế nào?

Đầu tiên, bạn phải chọn đúng loại lưỡi cắt gỗ máy mài cầm tay phù hợp. Lưỡi cưa gỗ chính là loại đĩa xích, có đường viền bao xung quanh lưỡi. Chúng dùng để cưa gỗ rất hiệu quả. Khi chọn lưỡi cưa gỗ lắp máy mài, bạn lưu ý các thông số như đường kính, độ dày,… của lưỡi và máy mài phải tương thích với nhau.

Ở một số máy mài góc cao cấp, đa năng và chuyên nghiệp hơn thường được đi kèm sẵn với các đĩa mài, đĩa cắt hay đĩa chà nhám, đánh bóng. Lúc này, bạn chỉ cần chọn và sử dụng là được.

Xem thêm: Cách sử dụng máy mài cầm tay an toàn, chi tiết từ A-Z

Hướng dẫn lắp lưỡi cưa vào máy mài cầm tay

Sau khi chọn được lưỡi cưa lắp máy mài cầm tay, ta thực hiện cách lắp lưỡi cưa gỗ vào máy mài. Thực tế, cách lắp lưỡi cưa gỗ cầm tay khá đơn giản. Đây cũng là cách thay thế đĩa mài, đĩa cắt cho máy mài cầm tay.

Cách lắp lưỡi cưa vào máy mài như sau:

Tháo đĩa mài

Bạn dùng chìa vặn trục (đi kèm sẵn trong bộ máy mài cầm tay) để mở khóa trục. Cùng lúc đó, bạn dùng ngón tay giữ vào vị trí khóa trục mài (như hình) rồi vặn theo chiều kim đồng hồ.

Lắp lưỡi cưa

Đầu tiên, lắp vành chắn tia lửa điện vào trước như hình minh họa (1). Sau đó lắp tán kẹp đĩa cắt vào. Lưu ý tán kẹp có 2 đầu lỗ (to và nhỏ), nếu lắp đĩa cắt sắt cầm tay thì hướng đầu lỗ nhỏ lên trên như hình (2).

Tiếp tục, lắp đĩa cắt vào như hình (3). Tiếp đến cho tán kẹp 4 lỗ lên đĩa cắt rồi dùng tay vặn vào để nới chặt, không bị lỏng như hình (4). Để siết chặt an toàn, một tay đồng thời giữ khóa trục (như hình) rồi dùng chìa vặn để siết chặt lại (ngược chiều kim đồng hồ).

Tiếp tục, lắp đĩa cắt vào như hình (3). Tiếp đến cho tán kẹp 4 lỗ lên đĩa cắt rồi dùng tay vặn vào để nới chặt, không bị lỏng như hình (4). Để siết chặt an toàn, một tay đồng thời giữ khóa trục (như hình) rồi dùng chìa vặn để siết chặt lại (ngược chiều kim đồng hồ).

Phương pháp tháo và lắp lưỡi mài này có thể thực hiện cho các loại phụ kiện như lưỡi cắt sắt, lưỡi cắt gỗ,…

Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra kỹ càng độ chặt của trục nối tránh trường hợp lưỡi cưa bị văng ra trong quá trình cắt vật liệu. Tuyệt đối không chạm vào lưỡi cưa trong khi máy đang chạy. Và luôn đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng bộ dụng cụ này.

Cách tháo lưỡi máy mài cầm tay bị kẹt

Bên cạnh hướng dẫn cách lắp lưỡi cưa gỗ vào máy mài, bài viết còn gửi đến bạn cách tháo lưỡi máy mài cầm tay bị kẹt. Tình trạng lưỡi mài hay lưỡi cắt của máy mài cầm tay bị kẹt không phải là hiếm. Trong trường hợp này, nếu bạn không đem theo chìa vặn thì có thể dùng máy khoan bê tông để thay thế. Phương pháp thực hiện như sau:

Chọn chế độ búa và có thể dùng bất kì mũi khoan nào để thực hiện. Tốt nhất, bạn nên dùng mũi khoan bê tông cỡ nhỏ để vừa với lỗ của tán kẹp đĩa mài. Bởi việc dùng mũi khoan to quá so với lỗ tán kẹp đĩa mài thì rất dễ bị toét, trượt lỗ tán.

Khi chọn được mũi khoan thích hợp, bạn khởi động máy khoan. Một tay giữ đĩa cắt, một tay cầm máy khoan thực hiện như hình dưới theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Lúc này, đai ốc sẽ được nới lỏng ra và bạn chỉ cần dùng tay mở đai ốc rồi tháo đĩa cắt ra là được.

Xem thêm: Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy mài cầm tay cần tuân thủ

Lưu ý khi sử dụng máy mài cầm tay an toàn

Ngoài hướng dẫn cách lắp lưỡi cưa xích vào máy mài cầm tay, bài viết này còn giúp bạn biết cách sử dụng và bảo quản máy mài an toàn.

Đối với người dùng

  • Luôn sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi vận hành máy mài, cắt cầm tay: Khẩu trang, gang tay, mũ bảo hộ…

  • Làm việc tại nơi có đủ ánh sáng, thông thoáng gió, không chứa chất cháy nổ.

  • Nếu bạn dùng loại máy mài dùng điện, luôn cắm phích cắm chặt vào ổ cắm, không để dây điện gần nguồn nước, lửa, đồ vật sắc nhọn.

  • Thao tác cầm máy làm việc phải vững chắc. Người lao động luôn đứng trên bề mặt cố định.

Thao tác đúng với máy

  • Khi cắt, mài: Các máy mài khi lắp phụ kiện sẽ thành máy cắt. Lúc này, người dùng cần thao tác góc cắt đúng với kỹ thuật trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đi kèm trong sản phẩm.

  • Bảo quản đá mài, lưỡi cắt, lưỡi cưa kỹ càng. Không dùng phụ kiện đã bị sứt mẻ, điều này có thể gây nguy hiểm khi vận hành máy.

  • Dùng phụ kiện như lưỡi cưa, lưỡi cắt,… chính hãng.

  • Lắp vành chắn bảo vệ trước khi vận hành máy.

  • Không tì tay lên thân máy, dùng tay cầm phụ trong mọi trường hợp.

  • Cầm máy cắt sắt cầm tay sao cho đĩa cắt phải hướng về bên tay trái, tuyệt đối không hướng quay đầu về bên tay phải.

  • Luôn cắt theo phương thẳng vuông góc với vật cắt, không được cắt xéo, xiên, dễ bị bể đá nguy hiểm.

  • Không đè nén lực dồn quá nhiều khi cắt vật liệu, gây nguy hiểm.

Bài viết đã hướng dẫn bạn cách lắp lưỡi cưa gỗ cầm tay cũng như cách lắp lưỡi cưa vào máy mài an toàn và đúng kỹ thuật. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn sở hữu một chiếc máy mài đa năng, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn. Hoặc truy cập website Maydochuyendung.com, maykhoanmakita.net để đặt hàng online tại nhà nhé!