Dầu mù u: Bí kíp thần thánh giúp chữa lành thương tổn ngoài da

Từ lâu, dầu mu u đã được sử dụng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Vậy dầu mù u có thật sự tốt không? Dùng như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi giải mã thành phần và các ứng dụng phổ biến nhất của dầu mù u trong bài viết dưới đây.

dau-mu-u dầu mù u

I. Dầu mù u là gì?

Dầu mu u, hay còn gọi với tên dầu tamanu – oil là một sản phẩm chăm sóc da được sử dụng phổ biến hiện nay. Được sản xuất từ hạt cây tamanu (Calophyllum inophyllum), đây là một loại cây nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. Hạt sau khi chín sẽ được thu hái và phơi khô để ép lấy dầu. Phương pháp ép lạnh được sử dụng phổ biến cho ra loại dầu chất lượng, có độ đặc sệt nhất định, màu vàng hoặc màu xanh lục và có mùi hăng đặc trưng.

Từ xa xưa, mù u đã được sử dụng trong y học ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi. Cách dùng truyền thống là sử dụng dầu mù u xoa bóp để xử lý các tổn thương ngoài da như vết trầy xước, vết bỏng, chàm, côn trùng cắn, mụn trứng cá, da thiếu ẩm,…

Dược liệu này được sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ em do lành tính, ít tác dụng phụ đối với cơ thể.

II. Thành phần hoạt chất và công dụng của dầu mù u

Thành phần dầu mù u rất đa dạng, mang đến nhiều tác dụng tốt đối với da. Trong đó, 5 thành phần hoạt chất chính bao gồm:

1. Acid calophyllic

Acid calophyllic là nhóm hợp chất thuộc nhóm neoflavonoid. Theo các nghiên cứu khoa học thì thành phần này có tác dụng tái tạo các mô da bị tổn thương. Từ đó nó giúp vết thương mau lành, tránh để lại sẹo, đặc biệt là sẹo do mụn gây ra.

2. Hợp chất lactone

Các chất có vòng lactone có hoạt tính tương tự như kháng sinh tự nhiên. Nó giúp chống lại các vi khuẩn gây hại, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, hợp chất lactone còn giúp giảm các dấu hiệu viêm như sưng, nóng, đỏ, đau.

3. Xanthones và Coumarin

Hai nhóm chất này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng chống oxy hóa, hạn chế tác hại của các gốc tự do, tia cực tím. Đồng thời, xanthones và coumarin còn giúp sửa chữa, phục hồi các tổn thương da do ánh sáng mặt trời gây ra.

4. Acid béo

Bạn không thể bỏ qua công dụng của các acid béo trong dầu mù u. Nhóm thành phần acid béo gồm có acid oleic, acid linoleic, acid stearic, acid palmitic. Đây là nguồn dưỡng chất giúp cấp ẩm và làm dịu tình trạng kích ứng da nhanh chóng. Các acid béo này cũng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc da, giúp tăng tính đàn hồi cho làn da. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều acid béo có thể gây bí da và sinh mụn.

5. Chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa như Delta-tocotrienol (một dẫn chất của vitamin E) có công dụng ngăn sự hình thành nếp nhăn trên da. Đồng thời, chất oxy hóa còn giúp chống nắng, giảm hình thành vết thâm hay nám da.

III. 9 ứng dụng phổ biến nhất của dầu mù u

dau-mu-u-co-tac-dung-gi dầu mù u có tác dụng gì

1. Chăm sóc vết thương, vết bỏng

Để chăm sóc vết thương, vết bỏng tốt nhất bạn cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau đây:

  • Vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Dưỡng ẩm giúp phục hồi tổn thương da.

Dầu mù u đáp ứng cả hai nguyên tắc trên do có chứa hoạt chất chống viêm lactone, acid calophylic và các acid béo dưỡng ẩm da. Vì vậy, bạn có thể sử dụng để chăm sóc vết thương, vết bỏng. Nó có tác dụng làm dịu tổn thương, thúc đẩy quá trình lành thương tự nhiên và hạn chế sẹo.

Tuy nhiên, khả năng kháng khuẩn của dầu mù u không cao và có thể gây đau xót khi sử dụng. Do đó, chỉ nên dùng sản phẩm trong trường hợp vết thương nhẹ, đang trong quá trình lên da non.

2. Trị mụn

Dầu mù u rất tốt trong điều trị mụn trứng cá nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng dầu sẽ gây bít lỗ chân lông làm tình trạng mụn tồi tệ hơn.

Thực tế, các thành phần của mù u rất tốt đối với da mụn. Khi thoa lên da, dầu sẽ giúp giảm sưng đỏ, xẹp mụn và cung cấp độ ẩm thích hợp để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Đặc tính kháng khuẩn của mù u còn giúp ngăn mụn tái phát, củng cố hàng rào bảo vệ da.

3. Trị thâm nám

Dầu mù u có khả năng chống oxy hóa và chống lão hóa da. Do đó, nó có thể ngăn chặn tác hại của tia UV. Đồng thời, dược chất cũng giúp phục hồi tổn thương, hạn chế quá trình hình thành sắc tố melanin. Từ đó, tình trạng thâm nám da của bạn sẽ được giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, mù u còn cung cấp các dưỡng chất giúp tái tạo da mới, loại bỏ vùng da bị thâm nám.

Tuy nhiên, dầu mù u chỉ có hiệu quả với trường hợp thâm nám nhẹ. Thời gian sử dụng sản phẩm khá lâu, đòi hỏi bạn phải kiên trì sử dụng thường xuyên kết hợp với việc bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.

4. Trị sẹo

Ứng dụng phổ biến khác của dầu mù u là trị sẹo. Theo các nghiên cứu khoa học thì mù u có khả năng hồi phục tổn thương và tái tạo làn da. Khi thấm vào da, nó thúc đẩy tăng sinh sợi collagen và glycosaminoglycan (GAG). Đây là các protein quan trọng trong quá trình liền sẹo.

Mù u có thể làm mờ nhiều loại sẹo như sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi,… Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ có hiệu quả với vết sẹo mới có diện tích nhỏ. Những vết sẹo sâu, rộng thì thời gian phục hồi rất chậm. Bạn có thể kết hợp dầu dưỡng da với các phương pháp trị sẹo công nghệ cao như áp lạnh, đốt laser, lăn kim vi điểm.

5. Trị nấm

trị hắc lào hắc lào ở chân

Dầu mù u cũng được sử dụng trong điều trị một số loại nấm da, điển hình là nấm nông ở chân. Các thành phần kháng khuẩn chống viêm sẽ giúp loại bỏ các bào tử nấm, ngăn chặn chúng lây lan ra vùng da lành xung quanh. Đồng thời, nó cũng loại bỏ các vi khuẩn cơ hội gây nhiễm trùng da.

Kết hợp với tác dụng dưỡng ẩm, mù u sẽ giúp các tổn thương mau lành, hạn chế để lại sẹo trên da.

Để điều trị nấm, bạn cần sử dụng sản phẩm từ 2 – 3 lần/ngày. Trong quá trình sử dụng, bạn nên tránh tiếp xúc với nước làm giảm hiệu quả của dầu mù u.

6. Trị hăm

Dầu mu u rất dịu nhẹ, có thể dùng được trên da em bé. Sở hữu một lượng lớn các acid béo nên dầu có thể làm dịu các vết hăm ở trẻ. Mẹ bôi sản phẩm sẽ giúp làm mát da, giảm ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.

Mặt khác, dầu mù u có tác dụng kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn ở vùng da bị hăm, ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ da và viêm nhiễm khá tốt.

Lưu ý: Mẹ nên tránh bôi trực tiếp sản phẩm vào vùng kín của bé mà chỉ bôi vùng da xung quanh. Trước khi dùng, mẹ nên pha loãng sản phẩm với các loại dầu nền khác để tránh bị xót da.

7. Dưỡng da, dưỡng tóc

Tác dụng dưỡng da của dầu mù u không thua kém các loại dầu chiết xuất từ các dược chất khác như: argan, tràm trà,… Thoa dầu lên da giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, hạn chế lão hóa da, ngăn ngừa các nếp nhăn li ti trên da. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa còn giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời gây hại da.

Dầu mù u cũng giúp dưỡng tóc hiệu quả. Bạn nên dùng sản phẩm cho chân tóc và thân tóc giúp mái tóc trở nên mềm mượt, hạn chế vảy gàu.

Lưu ý: Hạn chế chà xát mạnh sẽ gây ảnh hưởng tới nang tóc khiến tóc gãy rụng nhiều hơn.

8. Trị bệnh vảy nến

Khả năng dưỡng ẩm của dầu mù u có thể làm mềm da, giảm tình trạng da sần sùi thô ráp. Đồng thời, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm sẽ giúp giảm viêm ngứa hiệu quả.

Cách dùng dầu mù u trị bệnh vảy nến khá đơn giản. Bạn nên kết hợp với dầu oliu để massage da hàng ngày. Ngoài bệnh vảy nến, sản phẩm còn tốt cho trường hợp bị muỗi đốt, bệnh đỏ mặt da,…

9. Trị rạn da

Rạn da là tình trạng da mất đi độ đàn hồi do hiện tượng tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân đột ngột. Các vết rạn cũng hay xuất hiện trong thời kỳ mang thai khi thai nhi phát triển.

Các vết rạn da gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Không những thế, chúng còn gây ra viêm da hay ngứa da khiến người bệnh khó chịu. Để làm mờ các vết rạn và giảm ngứa da, bạn cần giữ ẩm và chống viêm da. Vì vậy, đây cũng là một lựa chọn được nhiều người yêu thích. Do có nguồn gốc tự nhiên, lành tính nên dầu mù u tương đối an toàn đối với phụ nữ mang thai.

Bạn có thể dùng sản phẩm massage đều đặn từ 1 – 2 lần lên vùng da bị rạn. Để nâng cao hiệu quả, bạn cũng có thể kết hợp cùng với dầu dừa để massage.

10. Dầu mù u trị lông mọc ngược

dầu mù u dau-mu-u

Những sợi tóc hay sợi lông mọc ngược trên cơ thể thường gây đau đớn, khó chịu, thậm chí dễ bị viêm nhiễm. Nhờ các thành phần dưỡng ẩm mà dầu mù u có thể làm dịu da, giảm bớt sự khó chịu ở vùng có lông mọc ngược. Đồng thời, việc duy trì độ ẩm thích hợp giúp cho lỗ chân lông nhanh chóng phục hồi, hạn chế viêm nhiễm.

Bạn nên thoa từ 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

IV. Tác dụng phụ

Dầu mù u nguyên chất có thể gây tổn thương niêm mạc khi nuốt phải. Nó có thể gây tổn hại tới hệ tiêu hóa từ nhẹ tới nghiêm trọng tùy vào lượng dầu uống vào cơ thể. sản phẩm cũng gây kích ứng mắt như chảy nhiều nước mắt, đau xót nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mù u không thích hợp với các vết thương hở lớn, có nhiễm khuẩn. Bởi vì nó gây đau xót và có thể làm chậm quá trình lành vết thương tự nhiên. Do vậy, đây là sản phẩm được khuyến cáo sử dụng khi vết thương đã bắt đầu lên da non. Lúc này, dược chất từ mù u sẽ kích thích sản xuất collagen để hàn gắn tổn thương, tránh để lại sẹo.

Sản phẩm cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Những người bị dị ứng hay gặp tình trạng mẩn đỏ da, ngứa trong thời gian sử dụng. Nếu bạn gặp phải trường hợp này thì hãy ngừng sử dụng sản phẩm và đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý hoặc thay thế bằng sản phẩm khác để chăm sóc da.

Nếu dùng lượng lớn dầu mù u có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông do có chứa acid béo oleic và acid linoleic. Nó có thể gây nổi mụn nhưng ở mức độ nhẹ. Do mù u chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên ngừng sử dụng dầu nếu thấy da nổi mụn nhiều.

V. Cách dùng và lưu ý khi dùng dầu mù u

1. Cách dùng dầu mù u

Sử dụng dầu mù u đúng cách sẽ giúp da được chăm sóc tốt nhất, hạn chế các tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng để xử lý các tổn thương da dưới đây:

  • Làm sạch vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn: Bước làm này có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tại vết thương. Từ đó, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp sản phẩm phát huy tác dụng tốt hơn. Bạn nên chọn dung dịch sát khuẩn lành tính, không gây đau xót và không tổn thương các tế bào mới hình thành như dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Dizigone cho hiệu quả kháng khuẩn mạnh mẽ, cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.
  • Thoa dầu mù u dưỡng da: Lấy một lượng vừa đủ, xoa đều trên tay để dầu nóng lên giúp thẩm thấu vào da tốt hơn. Massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút và giữ nguyên khoảng 15 phút để có hiệu quả tốt nhất. Bạn nên sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần để chăm sóc da.

Dizigone

>>> Xem thêm: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

2. Lưu ý khi dùng

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng dầu mù u bạn cần biết:

  • Không nên sử dụng dầu nguyên chất cho da nhạy cảm. Bạn nên pha loãng với dầu nền như dầu oliu hoặc dầu dừa để giảm kích ứng da.
  • Không lạm dụng, đặc biệt là dưỡng da mặt. Do dùng quá nhiều có thể dẫn tới bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
  • Cần sử dụng kem chống nắng và các biện pháp bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời.
  • Hạn chế dùng dầu cho vết thương hở, đang chảy dịch mủ. Bạn hãy chờ vết thương lên da non để sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.

VI. Một số nhãn hiệu dầu mù u phổ biến nhất

Sau đây là một số nhãn hiệu dầu mù u phổ biến được nhiều người yêu thích dành cho bạn:

  • Dầu mù u Thái Dương: Sản xuất bằng phương pháp ép lạnh giữ nguyên các dưỡng chất. Sản phẩm không chứa cồn, chất bảo quản và hương liệu nên an toàn cho cả trẻ nhỏ. Giá tham khảo: 120.000 VNĐ/30ml.
  • Dầu dừa mù u ATZ: Sản xuất từ dầu dừa ép lạnh trong vòng 6 giờ kết hợp dầu mù u nguyên chất. Sản phẩm an toàn cho cả mẹ và bé. Giá tham khảo 275.000 VNĐ/100 ml.
  • Dầu mù u mỡ trăn (Medipharm): Có thành phần chính là mù u (89,7%), mỡ trăn và vitamin E giúp làm mềm da, kích thích liền sẹo. Giá tham khảo 7.000 VNĐ/lọ 15ml.
  • Dầu mù u Inopilo: Bao gồm dầu mù u và dịch chiết lá lốt. Sản phẩm này giúp làm dịu da, giảm ngứa do côn trùng cắn, dưỡng, giảm khô da nứt nẻ. Giá tham khảo: 9.000 VNĐ/ lọ 15ml.

VII. Giải đáp một số câu hỏi về dầu mù u

1. Dầu mù u có uống được không?

Dầu mù u nguyên chất không thể uống được. Khi uống, dược chất có thể gây tổn thương niêm mạc và gây độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, dạng ester ethylic trong dầu có thể được dùng để hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm dây thần kinh do bệnh phong. Liều dùng được sử dụng là từ 5 – 20ml. Việc uống dầu mù u cần có chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết các sản phẩm chứa dầu mù u trên thị trường hiện nay chỉ được dùng bôi ngoài da. Nếu không may nuốt phải, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để rửa ruột.

2. Dầu mù u có dùng được cho trẻ sơ sinh?

Dầu mù u có dùng được cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không nên sử dụng trực tiếp dầu nguyên chất do rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Khi dùng sản phẩm cho trẻ, mẹ nên pha loãng với dầu nền như dầu oliu, dầu hạnh nhân để tránh gây xót da.

dầu mù u dau-mu-u

Nếu da bé bị mẩn đỏ, ngứa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bạn nên ngừng sử dụng dầu mù u. Sau đó, đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những hướng dẫn chăm sóc bé an toàn và hiệu quả nhất.

3. Dầu mù u có dùng được cho vết thương hở không?

Thành phần chính của dầu mù u bao gồm calophylic và phosholipid. Đây là những chất có hoạt tính kháng kháng khuẩn, kháng viêm giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, dầu cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Tuy nhiên, hiệu quả kháng khuẩn của mù u không cao nên chỉ dùng cho những vết thương hở nhẹ như vết trầy xước da, vết cắt nhỏ,… Bạn không nên bôi trực tiếp sản phẩm lên các vết thương diện tích rộng và bị mưng mủ.

4. Dầu mù u dính vào mắt có sao không?

Niêm mạc mắt là vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với dầu mù u. Nếu không may để sản phẩm dính vào mắt có thể gây kích ứng mắt. Bạn sẽ có cảm giác cay xót mắt rất khó chịu. Niêm mạc mắt đỏ lên, chảy nhiều nước mắt. Do đó, khi sử dụng dược chất trị mụn hay trị sẹo trên mặt bạn cần tránh không bôi lên vùng da xung quanh mắt.

5. Dầu mù u kết hợp vitamin E được không?

Dầu mù u có thể kết hợp được với vitamin E để chăm sóc da. Đây là bộ đôi hiệu quả trong điều trị mụn. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, dầu sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mụn như P.acnes. Đồng thời, cả dầu mù u và vitamin E đều có tác dụng dưỡng ẩm da, chống lão hóa và thúc đẩy quá trình sản sinh collagen tự nhiên. Từ đó, bạn sẽ hạn chế được sự xuất hiện của nếp nhăn và giảm tình trạng khô da.

Kết luận:

Dầu mù u mang lại nhiều lợi ích cho làn da, nhất là tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi làn da. Nếu biết sử dụng đúng cách, sản phẩm này có thể thay thế các sản phẩm dưỡng da đắt tiền khác. Trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi sự thay đổi của làn da để điều chỉnh cách dùng cho phù hợp. Nếu bạn cần tư vấn về chăm sóc sức khỏe làn da, hãy gọi tới số HOTLINE 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.