Chai là một vùng da bị hóa sừng tại tổ chức đệm, dễ xuất hiện ở lòng bàn tay thường do bút viết, lao động hay cầm nắm tay lái. Không chỉ khiến tay bị xấu đi, vết chai đôi khi còn bị nứt gây đau đớn. Chị em đừng lo vì có rất nhiều cách làm tay hết bị chai cứng.
1/ Dùng chanh tươi
Cắt lát hoặc dùng nửa miếng chanh tươi, chà xát lên vết chai tay từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng bằng nước mát. Làm liên tục hoặc cách ngày trong 1-2 tuần để lớp sừng được tẩy sạch và thay thế bằng lớp da mới mịn màng hơn.
Chanh tươi có tính acid nhẹ có khả năng tẩy đi lớp tế bào chết kể cả khi đã bị hóa sừng, sau đó vitamin C có trong chanh sẽ kích thích da tái tạo và trắng, khỏe trở lại.
2/ Dùng muối pha nước ấm
Hòa muối vào một chậu nước ấm mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Vùng da bị chai sần sẽ được làm mềm và loại bỏ đi lớp tế bào chết cứng đầu. Chỉ cần thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, sau đó bạn sẽ thấy bất ngờ vì kết quả.
3/ Dùng baking soda
Không chỉ dùng trong làm bếp, trong các mẹo làm sạch mà chị em hay áp dụng, baking soda còn có khả năng xử lý vết chai tay rất hiệu quả. Có 2 cách mà bạn có thể tham khảo:
- Trộn baking soda với nước chanh và một chút nước sạch được một hỗn hợp sệt rồi thoa lên vết chai. Dùng urgo để cố định vào tay rồi để qua đêm, sáng hôm sau chà rửa lại.
- Pha baking soda với nước rồi ngâm tay 15-20 phút, sau đó dùng bàn chải đánh răng cũ chà lên vết chai. Làm mỗi ngày sẽ nhanh chóng có kết quả.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn chị em 7 cách giặt quần áo bằng tay nhanh, sạch, bền đẹp
4/ Dùng hàn the và i-ốt
Trộn nước hàn the với iot rồi ngâm tay từ 15 – 20 phút có tác dụng làm mềm đi những lớp tế bào chết hóa sừng và cả những vết chai sạn cứng đầu. Cách làm này bạn chỉ cần thực hiện 3 lần một tuần và dùng khăn tắm lau lại tay sẽ thấy vết chai sẽ tự động tróc ra và biến mất.
5/ Dùng đu đủ
Phần thịt hoặc cùi của đu đủ ép lấy nước rồi bôi lên các vùng da tay có vết chai, để nguyên trong vòng 15 phút sau đó massage khoảng 3-5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Da bị chai sẽ nhanh chóng được thay mới bằng lớp da mềm mại.
Những lưu ý khi xử lý da tay bị chai cứng
- Không nên dùng vật sắc nhọn để cạo hay cắt đi lớp da chai, nên xử lý từ từ, bong từng lớp mỏng để da non bên dưới có thời gian tái tạo lại.
- Sau mỗi lần áp dụng các biện pháp loại bỏ chai tay, bạn nên dưỡng bằng vaseline hoặc thoa dầu dừa, dầu oliu để giữ ẩm và làm mềm da.
- Kiên trì thực hiện ít nhất 1 tuần sẽ có sự thay đổi rõ rệt, thế nên mới khoảng 1-2 ngày chưa thấy kết quả bạn cũng đừng nản nhé.
Bên cạnh đó, để tránh xuất hiện những vết chai cứng xấu xí trên đôi tay của mình, chị em hãy nhớ luôn có biện pháp bảo vệ và “cách ly” tay ra khỏi các yếu tố gây chai sần da. Bằng cách luôn đeo găng tay chuyên dụng bằng vải, da khi lái xe hay đeo găng tay cao su khi cầm nắm dụng cụ lao động, làm việc nhà
>>> Tham khảo: 7 cách chăm sóc da tay trắng mịn tại nhà bằng sữa tươi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!