Sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng là một cách đơn giản để khử mùi khó chịu cho khoang miệng và giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn. Thay vì sử dụng các sản phẩm bán sẵn trên thị trường, bạn có thể tự làm nước súc miệng chữa hôi miệng tại nhà từ các nguyên liệu có sẵn như muối, chanh, lá trầu không hay mật ong.
9 cách làm nước súc miệng chữa hôi miệng đơn giản
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo bạn nên đánh chải răng hàng ngày kết hợp sử dụng nước súc miệng để khoang miệng luôn sạch sẽ và khử nhanh mùi hôi khó chịu.
Việc sử dụng các loại nước súc miệng đang bán sẵn trên thị trường mặc dù khá tiện lợi nhưng lại gây tốn kém và không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Do vậy, nhiều người tự làm nước súc miệng chữa hôi miệng tại nhà từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính.
1. Nước súc miệng trị hôi miệng từ muối
Muối được xem là khắc tinh của hôi miệng. Nhờ có đặc tính sát trùng cực mạnh, loại gia vị này giúp tiêu diệt phần lớn vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, giảm hiện tượng viêm nướu, áp xe răng, sâu răng, viêm họng hạt hay viêm amidan – những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối còn có tác dụng làm sạch kẽ răng, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám hay cao răng, đồng thời loại bỏ khí sulfur gây mùi hôi ở miệng.
Việc pha nước muối súc miệng trị hôi miệng tưởng chừng như khá đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Một số người pha nước muối quá loãng khiến cho hiệu quả không được như ý. Trong khi đó, nồng độ muối quá đậm đặc lại gây kích ứng niêm mạc lưỡi, miệng, rát miệng.
Để tiện lợi khi sử dụng và đảm bảo vệ sinh, bạn chỉ cần mua nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm thuốc Tây về sử dụng. Ngoài ra, có thể tự pha nước súc miệng trị hôi miệng từ muối tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị:
- 1 thìa cà phê muối
- 250ml nước ấm
Cách làm:
- Bước đầu tiên, bạn hãy bỏ muối vào trong ly nước ấm
- Dùng thìa khuấy đều tay cho đến khi muối tan hoàn toàn
- Ngâm một ngụm nước muối trong miệng và súc khoảng 60 giây để toàn bộ khoang miệng được tác động, tạo điều kiện cho muối phát huy tác dụng diệt khuẩn tốt hơn.
- Trường hợp bị hôi miệng liên quan đến bệnh viêm họng, viêm amidan hay viêm mũi xoang, bạn hãy nhổ nước muối đầu trong miệng ra và tiếp tục khò họng thật kỹ với nước muối mới.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó, tiến hành đánh chải răng như bình thường.
2. Khử nhanh mùi hôi miệng với nước súc miệng từ baking soda
Baking soda thường có sẵn trong gian bếp của các bà nội trợ ưa thích làm bánh. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như tẩy sạch vết ố vàng trên đồ đạc, trị mụn, làm trắng răng, trị hôi miệng và nhiều bệnh lý khác.
Dân gian thường dùng baking soda đánh răng hoặc làm nước súc miệng để khử bỏ mùi hôi khó chịu cho hơi thở cũng như khoang miệng. Nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn, khử mùi tự nhiên nên hoạt động tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm giảm các tác nhân gây mùi. Sử dụng baking soda đúng cách giúp giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở nướu răng, áp xe răng số 6,7, sâu răng hay viêm nha chu, qua đó giúp chữa trị hôi miệng dứt điểm.
Cách 1: Pha baking soda nguyên chất với nước ấm
- Chuẩn bị 1 muỗng baking soda và 1 ly nước ấm
- Hòa tan bột trong nước
- Dùng dung dịch vừa pha súc miệng cho thật kỹ rồi đánh răng lại cho sạch
- Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, nhất là sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối để ngăn chặn không cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi và hoạt động mạnh.
Cách 2: Cách làm nước súc miệng chữa hôi miệng từ baking soda và muối
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 1 muỗng baking soda, 1 muỗng muối tinh hoặc muối biển, 300ml nước ấm.
- Cho hai nguyên liệu đã chuẩn bị vào ly nước ấm
- Dùng thìa khuấy đều để muối và baking soda được hòa tan trong nước.
- Để trị hôi miệng, bạn hãy lấy hỗn hợp trên ngậm và súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút.
- Áp dụng hàng ngày trong 1 tuần liên tục, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện thấy rõ.
3. Nước súc miệng chữa hôi miệng từ chanh
Nếu đang tìm kiếm một loại nước súc miệng chữa hôi miệng từ thiên nhiên an toàn, bạn không nên bỏ qua nước chanh. Với thành phần giàu chất xơ, vitamin và axit, chanh có khả năng đánh bay mùi hôi khó chịu, tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời làm sạch mảng bám ở chân răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
Khi sử dụng, bạn có thể lựa chọn những quả chanh tươi mọng nước đem lại hiệu quả tốt nhất. Ở dạng nguyên chất, nước cốt chanh có nồng độ axit cao nên có thể gây ăn mòn men răng nếu bạn trực tiếp sử dụng để súc miệng. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy pha loãng chanh với nước ấm hoặc kết hợp với các thực phẩm trị hôi miệng khác để tăng công dụng điều trị.
Cách 1: Súc miệng khử mùi nhanh với nước chanh ấm
- Bạn lấy 1 thìa nước cốt chanh pha vào ly nước ấm
- Mỗi ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi dùng các thức ăn gây mùi hôi miệng, bạn hãy lấy nước chanh ấm súc miệng trong vài phút.
- Do chanh chứa axit nên nếu lưu lại trong miệng sẽ gây hại men răng. Bạn nên súc miệng lại với nước lọc hoặc đánh răng sau khi sử dụng nước chanh.
Cách 2: Nước súc miệng trị hôi miệng từ chanh và muối
- Chuẩn bị: 1 thìa muối, 1 thìa nước cốt chanh, 100ml nước
- Bỏ muối và nước cốt chanh vào trong ly nước, khuấy đều đến khi muối tan hết.
- Dùng súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi ăn sáng, trưa, tối sẽ giúp hơi thở của bạn thơm mát suốt cả ngày.
Cách 3: Kết hợp chanh với baking soda
- Bỏ 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa baking soda vào trong ly nước ấm
- Khuấy đều để được một hỗn hợp đồng nhất
- Sau khi dùng hỗn hợp trên súc miệng, bạn hãy đánh răng lại cho khoang miệng được làm sạch hoàn toàn, giúp hạn chế phát sinh mùi hôi khó chịu.
4. Tự làm nước súc miệng chữa hôi miệng bằng hương nhu
Cây hương nhu là thảo dược chữa hôi miệng được dân gian ưa chuộng. Thành phần tinh dầu chiết xuất từ lá cây có hương thơm tự nhiên, giúp nhẹ nhàng đánh bay mùi hôi khó chịu, mang lại hơi thở thơm mát cho bạn.
Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra, cây hương nhu còn chứa chất kháng sinh. Khi tiếp xúc với khoang miệng, các chất trong thảo dược sẽ hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm, cải thiện các triệu chứng của nấm miệng, áp xe răng khôn, nhiễm trùng nướu…
Nhờ có những tác dụng tuyệt vời trên mà cây hương nhu ngoài công dụng chính là làm thực phẩm còn được sử dụng để nấu nước súc miệng chữa hôi miệng. Tuy nhiên, nếu không tìm mua được cây hương nhu tươi, bạn có thể dùng tinh dầu thay thế cũng rất tiện lợi và không làm mất nhiều thời gian.
Cách 1: Làm nước súc miệng từ lá hương nhu
- Bạn cần chuẩn bị 50g lá hương nhu, rửa vài lần nước cho sạch
- Bỏ lá vào nồi nấu chung với 300ml nước. Đun sôi khoảng 5 phút để tinh dầu tiết hết ra nước.
- Để nguội và súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước lúc đi ngủ.
Cách 2: Pha chế nước từ tinh dầu hương nhu
- Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu nguyên chất vào trong ly nước ấm
- Khuấy đều rồi dùng ngậm và súc miệng khoảng 5 phút. Đây cũng là cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi đang được nhiều người áp dụng.
5. Bí quyết làm nước súc miệng trị hôi miệng từ lá trầu
Tiếp theo, bạn có thể dùng nước lá trầu súc miệng để chữa hôi miệng. Loại lá này khá dễ kiếm, thường có bán sẵn tại các chợ hay cửa hàng buôn trầu cau.
Phân tích thành phần của 100g lá trầu, các nhà nghiên cứu thu được 2,4% là tinh dầu. Trong đó chủ yếu bao gồm các hoạt chất như Eugenol, chavibetol hay chavicol,… Chúng có đặc tính kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế hoạt động của nhiều chủng vi nấm, vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Điều này có thể giúp làm giảm mùi hôi phát sinh trong khoang miệng sau khi ăn thực phẩm gây mùi hoặc hôi miệng do ảnh hưởng của bệnh lý.
Chuẩn bị:
- 100g lá trầu bánh tẻ
- 2 thìa muối ăn
Cách thực hiện:
- Rửa từng lá trầu dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn và tạp chất. Vò nhẹ cho lá hơi nát
- Bỏ lá đã rửa vào nồi và đổ thêm 2 lít nước. Đun sôi, để lửa nhỏ và tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa.
- Tiếp theo đó, bạn cho muối vào và khuấy đều cho muối tan hết là được.
- Vớt bỏ xác lá, lọc phần nước để nguội và cho vào bình. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.
- Khi hơi thở có mùi hôi, bạn chỉ cần lấy nước lá trầu súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để khoang miệng có mùi hương dễ chịu hơn.
6. Chữa hôi miệng bằng nước súc miệng từ mật ong
Mật ong vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc tự nhiên có nhiều tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như nhiệt miệng, viêm họng, viêm nướu hay hôi miệng. Các thành phần vitamin và khoáng tố được tìm thấy trong nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây mùi trong khoang miệng, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho răng miệng.
Để trị hôi miệng, bạn có thể ăn mật ong nguyên chất, sử dụng các thức uống từ mật ong hoặc pha chế nước súc miệng từ nguyên liệu này với muối theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị:
- 1 chút muối
- 2 thìa cà phê mật ong
- 300ml nước
Cách thực hiện:
- Đem muối và mật ong pha với nước cho đều
- Đều đặn súc miệng mỗi ngày 2 lần bằng hỗn hợp trên để trị hôi miệng.
- Sau khi súc miệng xong, bạn nên nhổ ra và đánh răng cho sạch hoặc dùng nước ấm súc miệng lại.
7. Khử nhanh mùi hôi miệng với nước ngò gai
Hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng, ngò gai cũng có tác dụng chữa hôi miệng chứ không đơn thuần chỉ là một loại thực phẩm thông thường. Thực phẩm này có tác dụng giảm đau, giải nhiệt, tiêu thực. Trong rễ chứa saponin – một chất đã được khoa học chứng minh về khả năng khử khuẩn, giảm viêm, giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng là nguyên nhân khiến hơi thở nặng mùi.
Bên cạnh đó, hương thơm đặc trưng của gò gai cũng át đi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, giúp bạn lấy lại sự tự tin khi giao tiếp.
Chuẩn bị:
- 1 nắm ngò gai
- Vài hạt muối ăn
Cách chế biến:
- Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị
- Bỏ lá ngò gai vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 10 phút
- Tiếp tục thêm muối vào, quậy tan
- Ngậm và súc miệng với nước nấu từ ngò gai nhiều lần trong ngày. Bạn sẽ thấy mùi hôi miệng bớt hẳn sau 1 tuần áp dụng.
8. Làm nước súc miệng chữa hôi miệng với trà xanh
Trà xanh vốn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, khử mùi tự nhiên. Duy trì thói quen súc miệng với nước trà hàng ngày sẽ giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn, đồng thời giảm thiểu đáng kể nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng, bao gồm cả tình trạng hôi miệng.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trà xanh
Cách thực hiện:
- Lá trà rửa kỹ cho sạch tạp chất, vò nát
- Tiếp theo, bạn bỏ lá vào ấm hãm với nước sôi và để khoảng 15 – 20 phút
- Gạn nước trà ra ly để súc miệng kết hợp uống 2 – 3 tách trà xanh mỗi ngày để mùi hôi trong khoang miệng được loại bỏ.
9. Súc miệng với nước lá ổi trị hôi miệng
Lá ổi giàu tanin nên có thể giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi miệng cho các trường hợp bị viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc sử dụng nhiều thức ăn nặng mùi.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ổi non hoặc búp ổi
- Một ít muối
Cách làm:
- Rửa lá ổi cho sạch sẽ và ngâm với nước muối trong thời gian cỡ 15 phút
- Bỏ lá vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 10 phút mới bỏ muối vào, quậy tan, tắt bếp
- Chờ cho nước lá ổi nguội rồi lấy súc miệng. Phần nước chưa dùng hết bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để không bị thiu.
Trên đây là những cách làm nước súc miệng chữa hôi miệng thông dụng. Khi thực hiện, bạn cần đảm bảo điều kiện vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản nước súc miệng. Các loại nước này được nấu từ nguyên liệu thiên nhiên nên không để được quá lâu và cần bảo quản trong tủ lạnh khi chưa dùng đến. Đổi lại, chúng khá an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị cho bạn. Đây chính là một phương pháp chữa hôi miệng đáng cân nhắc đối với các trường hợp bị hôi miệng nhẹ.
Có thể bạn chưa biết
- 3 Cách Dùng Trà Trị Hôi Miệng – Mẹo Hay Áp Dụng Nhiều
- 12 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Giúp Lấy Lại Tự Tin
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!