Lưu ngay Top cách làm muối vừng rong biển hot nhất hiện nay 2023

1. Các bước làm muối mè rong biển

1.1. Nguyên liệu

Khi làm muối vừng, bạn cần chú ý đến cách rang các nguyên liệu, lượng muối nêm vào và cách bảo quản để muối vừng không bị ỉu, chảy nước hay có mùi dầu. Những nguyên liệu cần dùng để tiến hành làm món này gồm có:

  • 250g lạc (Đậu phộng) (Chọn lạc có vỏ màu đỏ sậm, củ đều nhau và đặc biệt phải thật khô)
  • 100g vừng trắng (mè trắng)
  • 20g muối tinh.
  • Rong biển khô: 2 miếng

1.2. Làm muối vừng rong biển mà không cần máy

  • Lạc và vừng sau khi sơ chế, loại bỏ bụi bẩn, bạn đem rang chín lần lượt cùng muối trắng.
  • Lạc sau khi rang chín, bạn thực hiện tách sạch vỏ, dã dập. Lần lượt dã dập vừng đã rang chín, muối trắng đã rang khô.
  • Phần rong biển, bạn cắt nhỏ, rang khô trong chảo.
  • Thực hiện trộn phần rong biển đã rang khô này với vừng, lạc và muối. Thực hiện nêm nếm muối tùy thuộc khẩu vị. Chờ phần muối vừng rong biển nguội, bạn cho chúng vào hộp kín bảo quản và ăn dần.

2. Bí quyết làm muối vừng ăn thực dưỡng

2.1. Nguyên liệu

  • Lạc khô: 200g
  • Vừng vàng: 60g
  • Vừng đen: 60g
  • Muối tinh: 1 thìa
  • Dụng cụ: chảo rang, cối, chày

2.2. Làm muối mè thực dưỡng

  • Bắc chảo lên bếp, tới khi chảo nóng đều, hãy điều chỉnh lửa nhỏ. Cho phần lạc sống vào rang đều tay cho lạc chín đều, không cháy khét. Tới khi lạc chuyển màu nâu đỏ, xuất hiện các nốt đem ở thân hạt là đã chín.
  • Cho phần lạc này ra tờ báo sẵn có, cuộn lại với giấy báo và ủ trong thời gian 20 phút. Sau đó, bạn cho phần lạc rang này vào rổ.
  • Cho hạt vừng vào chảo đảo đều. Lưu ý đảo thật đều tay và để lửa nhỏ vì hạt vừng thường rất dễ cháy. Đảo tới khi hạt vừng ngả vàng là được. Đổ phần vừng đã rang này vào bát.
  • Cho muối vào chảo đảo đều tới khi khô lại, bạn cho chúng ra bát. Lưu ý không nên đảo muối quá nhiều vì chúng làm ảnh hưởng tới hương vị của món ăn.
  • Lạc sau khi nguội, bạn bỏ lớp vỏ bên ngoài. Cho phần lạc đã làm sạch vỏ này vào cối giã tới khi chúng vỡ thành 2-3 mảnh là được. Lưu ý không giã nhuyễn mịn khiến lạc không được ngon.
  • Cho phần lạc này ra bát nhỏ, thêm vừng giã dập sơ, muối đã rang vào. Đảo đều để hỗn hợp này được trộn lẫn với nhau. Cho phần muối mè này bảo quản trong hũ có nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát.

Xem thêm: Bữa cơm đơn giản với món quả lặc lè luộc chấm muối vừng mà cực ngon

3. Ba bước làm muối vừng hạt điều bằng máy xay sinh tố

3.1. Nguyên liệu

  • 100g lạc
  • 50g hạt điều tươi (bạn có thể hấp qua khoảng 5 phút trước khi rang)
  • 50g hạt bí
  • 15g mè đen
  • 20-30g muối hồng: bạn có thể sử dụng muối thường hay muối hầm để thay thế. Vì độ mặn nhạt của từng loại muối khác nhau, vì vậy bạn nên nếm thử, cho từng chút một vào để tránh thành quả muối vừng bị mặn. Ở đây mình dùng muối hồng vì vị của loại muối này ôn hoà và dịu nhẹ nên thành quả ngon hơn.

3.2. Làm muối mè hạt điều

  • Các loại hạt như lạc, bí, hạt điều, mè đen đem rang thơm và để nguội.
  • Cho hỗn hợp các loại hạt trên và muối vào máy xay sinh tố xay đều. Lưu ý không xay quá nhỏ, hãy để vụn to giúp món muối vừng thành phẩm đảm bảo độ ngon hơn. Với những người có nhiều thời gian, bạn nên dùng cối giã nhỏ từng loại hạt. Sau đó, trộn đều các loại hạt này với muối là xong.
  • Cho hỗn hợp trên vào lọ kín, đậy nắp và bảo quản nơi khô ráo. Để bảo quản hỗn hợp trên được lâu, bạn hãy bảo quản chúng vào ngăn mát tủ lạnh.

4. Những bước đơn giản để làm muối mè lạc bằng máy xay sinh tố

4.1. Nguyên liệu

  • 100g vừng trắng
  • 100g vừng đen
  • 200g lạc (tùy chọn)
  • 25g muối tinh (hoặc muối hạt)
  • Hũ thủy tinh

4.2. Làm muối vừng lạc

  • Bắc chảo lên bếp, cho 100 gram vừng vào chảo đào đều. Lưu ý rang nhỏ lửa để vừa được chín đều tay. Khi xuất hiện những tiếng nổ nhỏ, bạn tiếp tục rang thêm tới khi không còn xuất hiện tiếng kêu thì tắt bếp. Cho phần vừng này ra đĩa riêng và để nguội. Tiếp tục cho muối vào rang khô, để nguội sau đó trộn đều muối và lạc.
  • Cho lạc vào chảo rang nhỏ lửa tới khi chín, có hương thơm thì để nguội. Nếu gia đình có lò vi sóng, bạn hãy tận dụng chúng để rang chín lạc rất thơm ngon. Để lạc rang bóc vỏ dễ dàng, bạn sử dụng giấy báo, bọc kín và để trong thời gian 20 phút, lấy lạc ra và xát lớp vỏ đi cực kỳ dễ.
  • Sử dụng cối khô xay nhỏ lạc, để chúng riêng ra bát con. Trường hợp không có máy xay, hãy dùng cối để giã nhuyễn phần lạc và vừng.
  • Sử dụng chảo khô, cho vừng và lạc đã xay nhuyễn vào đảo đều. Bạn chuẩn bị 1 lọ thủy tinh khô, đậy nắp thật kín và bảo quản nơi khô ráo để muối vừng lạc được khô ráo, không bị ẩm mốc.

Xem thêm: Thanh đạm với món su su luộc chấm muối vừng hoặc xì dầu

5. Hướng dẫn làm muối vừng đen thực dưỡng cho mẹ bầu

5.1. Nguyên liệu

  • 300 gram vừng đen
  • 1 thìa canh muối

5.2. Tiến hành làm muối vừng đen thực dưỡng

  • Bắc chảσ sạch lên bếp, chờ chảo nóng cho lạc vào rang và đảo đều tay. Thực hiện đảo liên tục tới khi lạc chuyển sang màu nâu đỏ là được. Khi lạc chín, bạn cho chúng ra giấy báo cuộn lại và để ủ trong thời gian 20 phút.
  • Cho vừng đen vào chảo đảo đều, lưu ý đảo nhanh tay để chúng không bị cháy. Do vừng rất nhanh chín nên khi thấy vừng đen nổ lách tách là được. Cho vừng ra bát, thêm muối tinh, đảo thêm cho khô và cho ra cối, giã nhỏ, mịn..
  • Lạc và vừng sau khi nguội, bạn đem giã dập. Hãy giã lạc thành 3 – 4 phần, riêng vừng có thể để nguyên cả hạt.
  • Thực hiện trộn với muối tinh sao cho vừa khẩu vị. Sau đó, cho vào hộp thủy tinh có nắp đậy và bảo quản nơi khô ráo.

6. Cách làm muối vừng sả đơn giản tại nhà

6.1. Nguyên liệu

  • 1/2 tô con sả xay nhuyễn
  • 1 bát con đậu phộng
  • Muối, đường, nước mắm
  • Ớt bột (nếu bạn ăn cay)
  • Tỏi, dầu ăn.

6.2. Làm muối sả đậu phộng

  • Phần đậu phộng bạn đem nhặt sạch bụi bẩn, giã sơ qua.
  • Bắc chảo lên bếp, cho thêm 2 thìa dầu ăn đun nóng. Cho tỏi vào phi thơm cùng sả, lưu ý đun thật nhỏ lửa. Thực hiện rang sả tới khi chúng chín đều, không bị cứng là được.
  • Rang sả thêm 5-10 phút thì thêm đường muối. Tiếp tục đảo đều hỗn hợp trên trong 10 phút cho tới khi sả khô, tơi ra.
  • Cho phần đậu phộng đã giã vào rang cùng, thêm gia vị gồm nước mắm, muối vào đảo đều. Bạn có thể nêm nếm gia vị lại cho phù hợp với khẩu vị bản thân. Thực hiện tắt bếp và cho muối vừng xả vào hộp thủy tinh dùng dần.

Xem thêm: Cách làm sò huyết rang muối ớt hột, muối tuyết tại nhà

Thành phẩm

Món muối vừng sau khi hoàn thành sẽ có mùi thơm của các nguyên liệu hòa trộn vào nhau. Khi ăn từ những miếng muối vừng đầu tiên, cảm giác ở nơi đầu lưỡi sẽ có vị bùi, ngọt, thơm cùng một chút mặn mặn dễ ăn. Đây sẽ là một món ăn vô cùng ngon phù hợp cho những người ăn chay, người bị gout cần kiêng thịt.

Muối vừng có thể coi là một món ăn dân dã của người Việt. Nhớ ngày bé, có bát cơm nguội với thìa muối vừng là có thể “đánh bay” bát cơm chẳng cần phải thịt cá rau củ gì khác. Muối vừng để ăn không cũng ngon, dùng làm gia vị chấm cũng hấp dẫn không kém. Món su su luộc, món cơm nắm không thể thiếu muối vừng ăn kèm. Chỉ cần bỏ ra chút thời gian bạn sẽ có cả lọ muối vừng để dành ăn dần rồi. Với sự kết hợp hoàn hảo của lạc và vừng cả về độ bùi béo lẫn mùi thơm đã làm nên món ăn mộc mạc mà ngon miệng. Chúc các bạn thành công nhé!