Cách làm mật rỉ đường – Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Các công đoạn trong cách làm mật rỉ đường

Cách làm mật rỉ đường đã tạo ra một loại phụ phẩm với đa dạng tính năng, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Từ mục đích hỗ trợ chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt đến xử lý môi trường đều đem đến lợi ích bất ngờ.

Vậy quy trình làm mật rỉ đường sẽ cần trải qua các công đoạn nào? Qua chia sẻ hữu ích sau đây, bạn nhanh chóng trang bị cho mình kiến thức về vấn đề này.

Các bài viết liên quan

Công thức hóa học của mật rỉ đường

Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Rỉ mật đường làm thức ăn gia súc

Ứng dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi

Khám phá ứng dụng của mật rỉ đường

Mật rỉ đường tồn tại ở dạng lỏng, đặc sánh, màu nâu đen, còn được gọi bằng tên rỉ đường, mật rỉ, rỉ mật… Đây chính là thành quả còn lại của hoạt động sản xuất rút đường theo phương pháp cô đặc, kết tinh.

Trong phụ phẩm, thành phần tiêu chuẩn bao gồm có đường, chất hữu cơ không đường cùng nguồn chất khoáng dồi dào.

Tỷ lệ giữa công thức hóa học, màu sắc, mùi vị và độ nhớt mật rỉ đường sẽ do nhiều yếu tố quyết định. Chẳng hạn như giống mía, thổ nhưỡng, thời tiết, thời điểm thu hoạch, quy trình sản xuất từng nhà máy.

Cách làm mật rỉ đường

Cách làm mật rỉ đường tạo ra loại phụ phẩm nhiều giá trị

Mặc dù đã bị rút đường, nhưng rỉ mật vẫn còn giữ được nhiều giá trị. Nhờ vậy được tận dụng để:

+ Làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia (màu tối), tạo hương thuốc lá.

+ Lên men tạo nấm men, axit xitric, axit amin.

+ Chất phụ gia trong chế biến nguồn thức ăn chăn nuôi.

+ Cung cấp nguồn cacbon cho một số ngành công nghiệp.

+ Bổ sung tăng hoạt tính sinh học đất.

+ Sử dụng trong hình thức thủy canh, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường, ủ phân hữu cơ.

+ Xử lý nước thải công nghiệp

+ Sản xuất cồn etylic phục vụ làm nhiên liệu động cơ.

+ Tạo hỗn hợp với keo trong ngành in…

Tìm hiểu về cách làm mật rỉ đường

Cách làm mật rỉ đường sử dụng nguồn nguyên liệu từ cây mía, củ cải đường, nho, lựu, chà là. Tuy nhiên, với đặc điểm canh tác, khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam, mía là lựa chọn tốt nhất.

Trên thế giới, khoảng 75% tổng lượng mật rỉ đường có nguồn gốc cây mía và gần 25% thuộc về củ cải đường. Cứ 100 tấn mía sẽ cho ra chừng 3-4 tấn rỉ mật. Tương đương phụ phẩm chiến gần 1/3 sản lượng đường được sản xuất.

Rỉ mật đường

Thành phẩm mật rỉ đường

Đến kỳ thu hoạch, các vườn mía sẽ cắt bỏ lá, giữ lại phần thân, chuyển đến nhà máy mật rỉ đường. Tại đây, thân mía được làm sạch rồi đem cắt nhỏ hoặc nghiền, ép lấy nước. Nước mía tiếp theo được đem đi đun sôi cho đến khi cô đặc, tạo thành tinh thể đường và tách ra lấy thành phẩm là đường.

Phần mật mía còn lại, đem đi cô đặc khoảng 3 lần. Khi đó, gần như tinh thể đường đã không còn. Kết quả cuối cùng thu lại được là mật rỉ đường.

Đâu là nhà cung cấp mật rỉ đường uy tín nhất?

Hiện nay, khi nhu cầu ứng dụng mật rỉ đường trở nên phổ biến. Đã tạo điều kiện thuận lợi để nhiều cơ sở kinh doanh phụ phẩm sản xuất đường ra đời.

Mở ra cơ hội tham khảo về nhà cung cấp mật rỉ đường rất đa dạng trên thị trường cho người tiêu dùng. Dù vậy, địa chỉ giúp bạn có thể an tâm nhất về quyết định đầu tư phải kể đến Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng là nơi sản xuất các loại chế phẩm sinh học lớn nhất tại Việt Nam.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….

Chế phẩm EM1 (can 20 lít)

Chế phẩm EM1 (can 20 lít)

Để nhận được tư vấn hữu ích về ứng dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi bởi đội ngũ kỹ sư sinh học hàng đầu đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.