6 Bước làm bể cá thủy sinh mini để bàn đơn giản mà đẹp

Cách làm bể cá thủy sinh mini để bàn đơn giản mà đẹp là ý tưởng của những người mới tìm hiểu về thủy sinh. Việc người chơi tìm đến với bể cá thủy sinh mini để bàn với 2 lí do chính: một là do không gian nhà hoặc văn phòng không thích hợp để những bể thủy sinh kích thước lớn, hai là giá của bể cá thủy sinh kích thước lớn quá tốn kèm chi phí.

Bài viết này Thủy Sinh Xanh sẽ chia sẻ đến bạn cách để làm một chiếc bể cá thủy sinh mini để bàn đẹp hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kích thước bể cá thủy sinh mini

Bể thủy sinh mini rất đa dạng về hình dạng và kích thước. Những người mới đầu chơi thường hay sử dụng những bể dạng hình tròn và hình trụ nhưng những bể dạng như thế này thường sẽ không duy trì được môi trường sống cho cá và cây thủy sinh được ổn định.

Vì thế mình khuyên các bạn nên lựa bọn những bể dạng vuông hay còn gọi là bể cubic kích thước 20×20 hoặc bể dạng chữ nhật kích thước 18x13x15 (dài x rộng x cao) để làm setup bể cá mini.

Việc setup bể cá mini để bàn làm việc cần chú ý nhất đến kích thước bể vì nó ảnh hưởng đến việc số lượng cây thủy sinh bạn muốn trồng và các loại cá cảnh mà bạn có thể nuôi được ở trong bể. Các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua để việc setup bể đúng như theo quy trình.

Bể thủy sinh mini cũng cần phải có bộ lọc đặt ở góc bể để cung cấp đủ oxy và hỗ trợ môi trường sống đủ dưỡng khí cho sự phát triển của cá và các cây thủy sinh.

Phụ kiện để làm bể thủy sinh sẽ cần có bộ lọc, hệ thống co2 (nếu bể bạn trồng những cây có yêu cầu co2 cao) , đèn chiếu sáng.

Nói chung, kích thước bể sẽ không có hạn chế để làm bể thủy sinh mini đẹp. Đối với những người mới chơi để có thể có ý tưởng trong cách làm bể cá thủy sinh mini đẹp các bạn có thể tham khảo trên những trang mạng xã hội như facebook, instagram, pinterest v.v..

Các bước để làm một bể cá thủy sinh mini

Bước 1. Chọn vị trí cho bể cá của bạn

Một trong những lợi thế lớn nhất bể cá thủy sinh mini là nó có thể phù hợp với nhiều vị trí khác nhau chứ không bị gò bó về vị trí đặt như những bể cá lớn.

Do trọng lượng nước và vật trang trí bên trong bể nên bạn cần để ở trên bàn , tủ chắc chắn vì lúc này bể sẽ rất nặng. Tránh để bể ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể.

Bước 2. Chọn một bố cục thiết kế mà bạn thích

Như đã giới thiệu ở trên, bố cục cho bể thủy sinh mini không có một giới hạn nào cả từ những thiết kế đơn giản cho đến những thiết kế cầu kỳ. Nó phụ thuộc vào bạn đầu tư công sức để làm như thế nào? Vì thế đa phần người mới chơi đều tham khảo trên mạng những thiết kế để covert lại theo ý mình.

Bước 3. Setup bể cá thủy sinh

Sau khi các bạn đã thiết kế được bố cục mà mình ưng ý. Các bạn có thể trang trí thêm trong bể bằng sỏi, cát nhưng trước khi cho vào bể các bạn nên rửa sạch qua sỏi, đá trước nhé. Đổ đầy nước vào bể sau khi các bạn đã hoàn thành công việc trang trí cho bể thủy sinh mini.

Cài đặt và cắm hệ thống lọc, đèn chiếu sáng. Bể mới các bạn nên châm thêm vi sinh cho bể để môi trường nước bên trong có thể nhanh ổn định. Hệ thống chiếu sáng nên có kèm theo hẹn giờ để tiện quản lý về thời gian chiếu sáng.

Đối với bể mới tốt nhất thời gian bật đèn nên hạn chế 6 tiếng trong ngày vì lúc này do bể mới làm môi trường chưa thực sự ổn định thời gian bật đèn quá lâu sẽ làm phát triển mạnh của tảo và rêu hại.

Một điều rất quan trọng mà nhiều người mới chơi hay mắc phải là khi bể mới setup xong đã vội vàng thả cá lúc này đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cá mới nuôi bị chết. Tốt nhất sau khi setup xong, chạy hệ thống lọc ít nhất 24 tiếng để đảm bảo mọi thứ ổn định lúc này mới nên cho cá vào bể.

Bước 4. Thêm cá vào bể thủy sinh của bạn

Khi hệ thống bể thủy sinh đi vào hoạt động sau 24 tiếng cũng là lúc các bạn có thể thả một vài chú cá cảnh để test thử xem chất lượng nước đã ổn định hay chưa? Việc cho quá nhiều cá vào lúc này sẽ khiến hệ thủy sinh không được ổn định.

Cá nhiệt đới thải ra amoniac vì thế số lượng cá quá nhiều sẽ dẫn đến cá bị stress và dẫn đến các bệnh ở cá. Các vi khuẩn có lợi có thể giúp loại bỏ các chất độc trong nước nhưng chúng cần phải có thời gian để phát triển để tạo thành một hệ vi sinh ổn định trong bể cá của bạn.

Nói chung sẽ mất khoản 30 ngày để bể cá của bạn có một hệ thống vi sinh ổn định nên châm vi sinh lúc đầu trong quá trình mới setup hoặc thay nước. Trong bốn tuần đầu, cho cá ăn mỗi ngày một lần. Lượng thức ăn vừa phải tránh cho quá nhiều làm dư thừa lượng thức ăn trong bể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Bước 5. Chìa khóa thành công để có bể cá thủy sinh mini đẹp

30 ngày đầu tiên rất quan trọng cho sự thành công lâu dài với bể cá thủy sinh mới của bạn. Nước có thể bị đục một chút trong quá trình hệ vi sinh đang phát triển. Điều này là bình thường nên các bạn không cần lo lắng quá khi vừa mới setup.

Nhiều người mới chơi không biết nên hút toàn nước trong bể và thay lại nước mới điều này có thể ảnh hưởng đến cá đang nuôi trong bể. Việc cho cá ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra đục nước, có mùi hôi và gây nên bệnh cho cá.

Cá luôn tỏ vẻ đói khi thấy bạn đến gần bể nhưng vì thế bạn cũng không nên cho chúng ăn quá nhiều. Nên test độ pH có trong nước và mức độ độc hại của nước thông chỉ số TDS.

Những bể thủy sinh mới setup các bạn nên thay nước định kỳ ít nhất 1 tuần 1 lần mỗi lần 20% nước trong bể hãy đảm bảo rằng nước máy của bạn đã được loại bỏ chất clo. Sau 30 ngày các bạn có thể yên tâm thả cá vào bể rồi.

Bước 6. Chăm sóc bể cá thủy sinh định kỳ

Bể cá của bạn sẽ cần được bảo dưỡng để duy trì vẻ đẹp của nó. Nên thay nước định kỳ để môi trước nước của bạn luôn sạch. Vệ sinh bộ lọc của bạn ít nhất 1 tháng 1 lần (thay bông lọc và vệ sịnh qua vật liệu lọc nếu có). Khi có dấu hiệu tảo xuất hiện trong bể nếu ở trên bề mặt kính các bạn có thể dùng dao cạo để cạo sạch.

Nếu tảo phát triển trên đồ trang trí trong bể hay cây thủy sinh, các bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách dùng bàn chảy chà nhẹ hoặc vải mềm để xứ lý. Hút sạch phân cá dưới đáy bể và các thức ăn dư thừa của cá tích tụ lại trong bể. Sự tích tụ của chất thải và thức ăn dư thừa sẽ nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước và bệnh tật ở cá.

Lời khuyên dành cho bạn

Không quá khó để sở hữu một bể cá thủy sinh mini đẹp trong nhà hay văn phòng của bạn. Hãy kiên nhẫn khi bạn làm theo 6 bước hướng dẫn đơn giản trên để duy trì bể cá của bạn. Nó là chìa khóa thành công để giữ bể cá thủy sinh của bạn luôn đẹp với những chú cá khỏe mạnh không bệnh tật.

Rất mong chia sẻ của Thủy Sinh Xanh sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình chơi thủy sinh.Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đóng góp ý kiến trong thời gian vừa qua.