Dưa mắm là món chay thường được sử dụng làm món ăn kèm với nhiều món ăn nhằm kích thích vị giác và giảm bớt đi độ ngán của món ăn chính.Dưa mắm miền Tây nổi tiếng gần xa bởi vị ngon đặc trưng mà không nơi nào có. Cùng học ngay cách làm dưa mắm dưa gang chay, dưa leo chuẩn miền Tây thơm ngon cực đưa cơm nhé!
Cách làm dưa mắm dưa gang, dưa gang giòn ngon chuẩn vị miền Tây
Cách làm dưa mắm bằng dưa gang chuẩn miền Tây
Nguyên liệu làm dưa mắm bằng dưa gang chuẩn miền Tây
(Cho 2 người)
- Gạo 100 gr
- Dưa gang non 1.5 kg
- Hạt chi tử 1 hạt
- Gạo rang 30 gr
- Vôi ăn trầu màu trắng 50 gr
- Đường vàng 75 gr
- Đường phèn vàng 225 gr
- Ớt sừng 4 quả
- Tỏi 1/2 củ
- Chanh 1 quả
- Nước mắm 2 thìa canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường)
Cách chọn mua dưa gang tươi ngon
- Nên chọn mua những quả dưa gang non có kích thước trung bình đến nhỏ, có lớp vỏ nhẵn bóng, không bị sâu hay dập.
- Quả dưa gang non cần phải cầm chắc tay, phần thịt cứng và cuống còn xanh.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua loại dưa đèo (dưa gang kém phát triển bị teo nhỏ lại) để muối ăn cũng sẽ rất ngon.
Cách làm dưa mắm miền Tây
Bước 1: Vo gạo để lấy nước
Bạn cho 100g gạo vào bát lớn rồi dùng nước sôi để nguội để vo gạo. Sau đó, bạn đổ nước vo gạo ra một cái bát khác rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản qua đêm.
Bước 2: Sơ chế dưa gang
Dưa gang bạn rửa sạch rồi cắt thành 4 phần. Tiếp theo, bạn dùng thìa để cào bỏ phần ruột của dưa gang. Sau đó đem rửa lại một lần nữa rồi để ráo nước.
Bước 3: Muối dưa gang
Đầu tiên, bạn đổ vào nồi 1,2 lít nước cùng với 100g muối. Sau đó, nấu khoảng 5 phút cho đến khi nước sôi và muối tan hết thì tắt bếp, để cho nước muối nguội.
Bạn xếp dưa gang vào một cái chậu nhỏ. Tiếp đó, bạn cho nước muối để nguội, 1 bát nước vo gạo có pha với 1 thìa cà phê muối và 1/2 bát nước vô trong.
Để dưa muối ngon mà không bị hỏng thì bạn phải đậy kín trên bề mặt thau và dùng một số vật dụng khác để nén xuống sao cho dưa được nằm dưới mặt nước. Bạn ngâm dưa trong khoảng 4 ngày nhé.
Bước 4: Làm nước đường
Đặt chảo lên bếp, cho 75g đường vàng vào chảo, tiếp theo bạn hòa hạt chi tử với 50 ml nước để lấy nước màu vàng rồi đổ vào chảo.
Tiếp theo, bạn nấu đường trên lửa vừa khoảng 5 phút cho đường tan hết và sôi lên thì bạn tiếp tục đổ thêm 100ml nước vào chảo và khuấy đều khoảng 1 phút rồi tắt bếp, đợi đường nguội.
Bước 5: Trộn dưa với đường phèn
Dưa gang sau khi ngâm được 4 ngày thì bạn vớt ra rửa với nước sôi để nguội và vắt bớt nước có trong dưa. Kế tiếp, bạn cắt dưa ra thành những lát mỏng vừa ăn. Tiếp theo, bạn dùng dao cắt nhỏ đường phèn ra và cho vào bát.
Sau đó cho dưa gang đã cắt vào một cái chậu nhỏ và cho đường phèn, nước đường đã để nguội vào, bạn dùng tay trộn thật đều. Bạn ngâm dưa trong khoảng 6 tiếng để dưa gang được hòa quyện với màu đường.
Bước 6: Làm thính
Bạn cho 30g gạo đã rang vàng vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn để làm thính.
Bước 7: Làm nước mắm
Bạn lấy 2 quả ớt sừng loại bỏ hạt rồi giã nhuyễn với tỏi. Tiếp theo, bạn cho thêm nước cốt của 1 quả chanh vào để tạo độ chua. Cuối cùng, bạn thêm 2 thìa nước mắm vào rồi khuấy đều.
Bước 8: Trộn dưa gang cùng nước mắm và thính
Bạn vớt dưa ra, vắt bớt nước rồi cho vào bát, thêm vào vài lát ớt sừng, nước mắm ớt tỏi rồi dùng tay trộn thật đều khoảng 1 phút.
Tiếp theo, bạn cho thính vào và tiếp tục trộn đều để dưa gang được hòa quyện với gia vị và thính. Lưu ý, tùy vào sở thích mà bạn có thể cho thính nhiều hay ít nhé.
Xem thêm >>> Cách làm nước mắm me chua ngọt ăn kèm với cơm tấm, bánh xèo, chấm ốc cực ngon
Bước 9: Thành phẩm
Vậy là món dưa mắm miền Tây làm bằng dưa gang đã hoàn thành rồi. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dưa gang vẫn giữ được độ giòn, ăn rất vui miệng. Thêm nữa, dưa gang sẽ có vị chua chua ngọt ngọt hòa quyện cùng với thính làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Cách bảo quản mắm dưa gang
- Để có thể bảo quản mắm dưa gang được lâu, bạn nên cho mắm vào hũ kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
- Khi ăn, hãy dùng đũa sạch gắp mắm ra dĩa và nhớ đậy nắp kín lại ngay.
- Không để hũ mắm ở nơi ẩm ướt hay có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm mắm dễ bị biến đổi mùi vị.
Cách làm dưa mắm bằng dưa leo
Nguyên liệu làm dưa mắm từ dưa leo
- 1.3 kg dưa leo baby
- Tỏi, ớt
- Gia vị: Đường vàng, nước mắm, muối
- Dụng cụ: Hũ thủy tinh, chậu, thìa
Mẹo hay
Để chọn mua dưa leo ngon thì bạn nên chọn những quả có dáng thuôn dài, thẳng, ít bị cong. Những quả dưa leo ngon có màu xanh tươi.
Cách làm dưa mắm dưa leo
Bước 1: Sơ chế dưa leo
Đầu tiên, 1.3kg dưa leo baby mua về bạn đem rửa sạch. Sau đó cắt bỏ 2 đầu rồi cắt đôi theo chiều dọc. Sau đó bạn dùng thìa nạo bỏ phần ruột dưa leo đi. Tiếp theo, cắt xéo dưa leo thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Ướp và vắt khô dưa leo
Cho dưa leo đã sơ chế vào chậu rồi thêm vào 3 thìa canh đường vàng, 1.5 thìa canh muối rồi đem ngâm khoảng 30 phút. Sau khi ngâm xong, bạn mang đi rửa lại với nước 3-4 lần, rồi cho vào thau đá lạnh ngâm khoảng 10 phút cho dưa giòn hơn.
Sau 10 phút thì bạn vắt dưa leo cho ra hết nước. Bạn cũng có thể phơi dưa leo dưới nắng khoảng 2 tiếng cho dưa khô.
Bước 3: Làm dưa ngâm mắm
Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ cuống rồi cắt nhỏ với tỏi. Bắc chảo lên bếp và cho vào 7 thìa canh nước mắm, 3,5 thìa canh đường vàng rồi đun sôi đến khi đường tan và hỗn hợp bắ đầu sệt lại.
Cho dưa và tỏi ớt vào hũ thủy tinh, rồi cho từ từ hỗn hợp nước mắm đã pha vào và đậy nắp kín. Bạn ngâm khoảng 6 tiếng là đã có thể thưởng thức rồi đấy!
Mẹo hay
Để dưa leo thấm đậm vị hơn thì bạn có thể ngâm khoảng 2 tiếng nhé!
Bước 4: Thành phẩm
Món dưa mắm dưa leo có màu xanh vô cùng đẹp mắt từ dưa leo, màu đỏ đặc trưng của ớt. Khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được dưa leo giòn giòn, nước mắm mặn, ngọt ngọt hòa quyện cùng vị cay cay của ớt. Ăn dưa mắm cùng với bánh chưng hay bánh tét vào ngày Tết ngon không thể cưỡng lãi. Hãy thử ngay nhé!
Mẹo thực hiện thành công
- Nếu quả dưa lớn, có hạt thì bạn nên bỏ hạt.
- Dụng cụ đựng phải được tiệt trùng bằng nước sôi.
- Khi ăn, cần sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa trong hũ ra, không khuấy trộn.
- Bảo quản dưa mắm trong tủ lạnh ngăn mát được khoảng 1 tháng vì không dùng chất bảo quản. Bởi vậy, bạn nên làm một lượng vừa ăn thôi. Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản dưa mắm ở bên ngoài, nơi thoáng mát; tránh nhiệt độ ẩm thấp, không để dưa mắm dưới ánh nắng mặt trời và có thể bảo quản được 2 tuần.
- Nếu bạn là người ăn chay, có thể không thêm tỏi cũng được.
Cách trộn dưa mắm khi ăn
Sau khi ngâm 3 ngày, bạn thấy dưa mắm chuyển sang màu vàng đẹp, có mùi thơm và không bị nổi váng trên bề mặt là món ăn đã đạt chuẩn.
Kế đến, bạn cắt nhỏ 4 quả dưa muối và cho vào bát. Dùng 1 thìa canh đường thốt nốt dạng bột cho vào bát dưa mắm và trộn đều lên.
Tiếp theo, cho vào 1 quả ớt sừng băm nhỏ, ớt này không cay nhiều và làm dưa mắm chay sẽ có màu đẹp hơn, 30 gram tỏi băm và trộn thật đều tay.
Sau cùng, bạn vắt vào bát 1 lát chanh để vị chua của dưa mắm thêm đậm đà, tròn vị và ngon hơn. Sau khi dưa mắm đã trộn đều xong thì bạn để khoảng 20 – 30 phút cho thấm gia vị rồi sau đó bạn có thể dùng ngay.
Vậy là bài viết đã hướng dẫn các bạn những cách làm dưa mắm dưa gang, dưa leo chuẩn vị miền Tây cực kỳ dễ làm mà ăn lại ngon vô cùng nhé!. Đây là món ăn kèm chống ngán hiệu quả. Thử áp dụng cách làm mà chúng tôi vừa hướng dẫn xem sao nhé, chúc bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!