Dăm bông hay còn gọi là thịt nguội, Jambon. Đây là một thành phần quen thuộc trong ổ bánh mì thơm ngon, độc đáo của người Việt Nam. Cùng Luân Kha tìm hiểu về lịch sử ra đời và cách làm món ăn thú vị này nhé!
Nguồn gốc ra đời của Dăm bông
Đây là một món ăn được bắt nguồn từ các nước châu Âu, được làm từ đùi heo, ở nhiều nơi người ta vẫn thường hay gọi chúng là thịt nguội. Món ăn này đã được ra đời khi mà người dân muốn bảo quản thịt được lâu ngày từ thời mà vẫn chưa sáng tạo ra chiếc tủ lạnh như bây giờ. Chính vì thế mà họ đã nghĩ ra cách ướp muối rồi đem đi phơi khô các đùi heo, hay cũng có thể ướp muối rồi cho vào luộc trong nồi nước dùng, nhờ đó mà thịt có thể bảo quản được lâu hơn. [wikipedia]
Cách bảo quản Dăm bông
Dăm bông tươi khi mua về thường được các chị em trữ trong tủ mát để dùng dần, đối với loại giăm bông tươi chưa chế biến thường để được 5-7 ngày trong tủ mát, và khoảng 5 tháng nếu trữ trong tủ đông, còn với loại đã được chế biến, tẩm ướp thì tầm 3-5 ngày trong tủ mát và khoảng 3 tháng trong tủ đông.
Riêng với loại giăm bông đóng hộp, bạn chỉ nên bảo quản chúng ở ngăn mát, tránh cho vào ngăn tủ đông.
Cách làm Dăm bông từ chân giò
Nguyên liệu gồm có:
- Thịt chân giò trước: 1 cái chân
- Thịt heo nạc: 1kg
- Tỏi: 1 củ
- Tiêu hạt
- Rượu trắng: nửa bát ăn cơm
- Các loại gia vị khác: Hạt nêm, đường, muối và tiêu xay
|Tìm hiểu thêm về chất kết dính trong Dăm bông qua bài viết: “CHẤT KẾT DÍNH CHO JAMBON|CÔNG TY TNHH LUÂN KHA”
Bước 1: Thực hiện sơ chế nguyên liệu
– Nước cốt tỏi: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn. Cho phần tỏi băm nhỏ vào một cái bát rồi thêm nước lọc ngập mặt tỏi. Khuấy đều, ép cho tỏi tiết hết nước cốt. Lọc qua rây để bỏ cặn xác tỏi.
– Tiêu hạt đem đập dập để có mùi thơm.
Bước 2: Thực hiện rút xương ống chân giò
– Chân giò sau khi mua về ngâm qua nước muối loãng để khử mùi hôi tanh. Tiếp theo bạn để ráo và hơ chân giò trên bếp lửa/ bếp than/ lò nướng. Sơ thôi đừng để cháy. Dùng vật nặng đập dập móng rồi rửa lại với nước sạch.
– Chân giò đã ráo nước thì tiến hành rút xương. Dùng kéo hoặc dao mũi nhọn cắt phần thịt bao quanh ống xương. Cắt từ từ, vừa cắt vừa kéo phần thịt rời ra xuống, đến khi chạm vào khớp thì dùng dao chặt gân sụn cho xương ống đứt lìa ra bao thịt. Vậy là ta đã tách được xương ống ra khỏỉ phần thịt và chóp móng.
– Sau khi rút xương thì rửa lại, lộn ngược phần thịt ra ngoài.
Bước 3: Ướp thịt và nhồi vào trong chân giò
– Rửa sạch thịt nạc rồi cắt thành từng miếng dài 2 đốt ngón tay.
– Cắt bỏ phần mỡ trong chân giò. Tiến hành ướp gia vị vào phần thịt và phần chân giò. Gia vị thì gồm có muối, tiêu xay, tiêu hạt đập dập, nước cốt tỏi, rượu trắng. Dùng thìa cà phê đong theo công thức 2:½:½:2:3.
– Tỷ lệ này sử dụng cho cả phần thịt nạc và chân giò. Rưới đều hỗn hợp và để trong 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 4: Hấp chân giò và hoàn thành
– Sau thời gian ướp, lộn ngược chân giò lại. Dung tay nhồi thịt nạc vào trong ruột chân giò. Nhồi thịt chắc tay, để thừa một khoảng trên cùng để khâu lại. Khâu thật kín tránh khi hấp thịt sẽ bị bung không đẹp mắt.
– Cho xửng hấp lên bếp, bật lửa to rồi cho dăm bông vào hấp cách thủy. Khi nước sôi chỉnh xuống lửa vừa và để trong khoảng tiếng rưỡi. Dăm bông chín là khi bạn xiên tăm vào được một cách dễ dàng và rút ra không bị ướt.
– Cho dăm bông ra đĩa để nguội, dăm bông sẽ se cứng lại và có thể ăn luôn.
Cách làm Dăm bông từ thịt nạc và da heo
Nguyên liệu để làm món Dăm bông này gồm có:
– 700-800gr thịt nạc heo (chọn phần nạc mềm, dẻo và mới)
– 200gr da heo
– 1 miếng da heo bản to kích thước 20x40cm (chọn phần da bụng, mỏng)
– Nước tương, đường, bột nêm, tiêu xay, tiêu sọ
– Tỏi bột, muối, muối diêm (baking soda), rượu Mai Quế Lộ, màu đỏ thực phẩm
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
Trước khi chế biến món ăn này, bạn cần phải làm thật sạch, sơ chế thật kĩ lưỡng phần bì heo. Để làm sạch nó bạn chỉ cần chuẩn bị một nồ nước sôi sau đó nhúng bì vào trong khoảng mấy phút rồi sử dụng dao sắc hoặc một chiếc dao lam để có thể cạo sạch lông trên bề mặt bì. Khi đã cạo sạch lông trên bì heo, bạn cần phải rửa sạch chúng với nước muối và rửa lại với nước sạch. Nếu muốn cho bì lợn trở nên sạch hơn bạn cũng thể rửa bì lợn với một chút nước dấm pha loãng, nước dấm sẽ có thể khử sạch những mùi hôi của bì lợn.
Đối với phần bì nguyên môt miếng lớn, bạn chỉ cần để ráo.
Ngược lại, đối với phần bì 200g, sau khi sơ chế thật sạch sẽ bạn cần cho vào nồi luộc kĩ cho tới khi chúng chín đều rồi vớt ra để nguội và thái thành từng miếng vuông nhỏ.
Đối với phần thịt heo nạc, bạn chỉ cần rửa sạch chúng với nước muối sau đó để cho thật ráo nước và thái thành những miếng nhỏ có kích thước đều nhau.
Bước 2: Ướp thịt
Trước tiên, bạn cần phải chuẩn bị một cái tô thật lớn, sau đó cho thịt vào ướp với 1 thìa baking soda với 2 thìa muối rồi đảo thật đều tay cho thịt có thể ngấm gia vị.
3 tiếng sau khi ướp với muối xong, chúng ta mới bắt đầu cho thêm vào tô 2 thìa bột nêm, 2 thìa đường, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hạt tiêu xay và 1 thìa rượu. Sau đó chúng ta đảo thật đều tay cho thịt có thể ngấm đều hết những gia vị này và để cho nó ngấm đều nhất bạn nên sử dụng màng bọc thực phẩm, bọc kín lại và để tủ lạnh khoảng 1 đêm.
Bước 3: Tiến hành gói dăm bông
Nếu bạn thường xuyên ăn đồ nướng thì chắc hẳn sẽ vô cùng quen thuộc với giấy bạc. Bạn lấy một miếng giấy này trải phẳng lên mặt phẳng rồi lại trải miếng bì heo lên chốc. Tiếp theo bạn chỉ cần thực hiện liên tục cứ một lớp thịt nạc rồi lại đến một lớp bì, bạn chỉ cần xếp và dàn thật đều chúng trên miếng bì lợn lớn cho đến khi hết nguyên liệu là hoàn thành.
Sau khi đã dàn hết thịt và bì dày lên miếng bì, bạn mới bắt đầu cuộn dăm bông. Lưu ý rằng bạn nên cuộn thật đều tay làm sao cho miếng bì có thể bao hết được toàn bộ phần thịt ở bên trong. Ở bên ngoài bạn có thể sử dụng ngay lớp giấy bạc đó cũng được như bạn phải chọc thủng lỗ để cho hơi có thể thoát ra ngoài hoặc bạn cũng có thể sử dụng lá chuối đều được. Tiếp theo bạn cần sử dụng dây để cố định 2 đầu của cục thịt theo chiều dài và chiều rộng, bạn thực hiên tương tự như khi gói giò hoặc gói chả.
Nếu như không thực hiên theo phương pháp trên, trước khi nhồi thịt vào bên trong bạn cũng có thể sử dụng chỉ để khâu cố định miếng bì lại. Ngoài ra, để dễ làm hơn, người ta cũng có thể sử dụng luôn chiếc chân giò và nhồi thịt vào bên trong sau khi đã được rút bỏ xương.
Bước 4: Tiến hành hấp dăm bông
Thời gian để cho cục thịt này có thể chín đều là trong vòng 90 phút. Bạn chỉ câng cho thịt vào nồi và hấp cách thủy, để lửa vừa để cho thịt có thể chín đều từ trong ra ngoài. Sau khi thịt đã chín thì bạn vớt chúng ra và để nguội, rồi sử dụng màng bọc thực phẩm cuốn thật kín và cho ngăn mát của tủ lạnh.
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm?
Vui lòng liên hệ Ms Phượng Tiền: 0909.886.527
Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH LUÂN KHA
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM
Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!
Từ khóa liên quan
- dăm bông 1kg
- dăm bông ăn với gì
- phụ gia làm dăm bông
- dăm bông làm món gì ngon
- dăm bông chiên
- giò dăm bông để được bao lâu
- cách làm giò dăm bông bằng khuôn
- giò dăm bông nam định
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!