Cách làm chuồng bồ câu từng bước chi tiết nhất từ A đến Z – DagaCampuchia.COM

Bồ câu từ xưa được biết đến là loại thịt có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Mô hình nuôi chim bồ câu hiện nay ngày càng phổ biến bởi lợi nhuận mà nó mang lại không hề nhỏ. Tuy nhiên khi nuôi bất kì con vật nào đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật nuôi khoa học từ khâu chọn con giống cho đến chuồng trại chăn nuôi… Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách làm chuồng bồ câu đơn giản tiết kiệm chi phí nhất.

Mô hình nuôi bồ câu hiện nay

Hiện nay có 2 mô hình nuôi bồ câu phổ biến là nuôi nhốt chuồng và nuôi thả rông.

Nuôi bồ câu nhốt chuồng

Nuôi bồ câu nhốt chuồng thích hợp cho những hộ gia đình có diện tích nuôi nhỏ hoặc chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Nuôi bồ câu nhốt chuồng có lợi ích:

  • Dễ quản lý số lượng bồ câu, tỷ lệ nuôi lớn đồng đều, tốc độ sinh trưởng nhanh. Đồng thời tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát nhanh hơn
  • Tạo điều kiện kinh tế cho người lao động.

Nhược điểm của mô hình này chính là chất lượng thịt không ngon như cách nuôi bồ câu thả rông. Đồng thời chi phí xây dựng chuồng trại và nhân công cũng khá cao.

Nuôi bồ câu thả rông

Nuôi bồ câu thả rông phù hợp với những hộ gia đình có diện tích nuôi khá rộng và nuôi số lượng ít. Với mô hình này chủ yếu là nuôi làm cảnh, quy mô đàn bồ câu sẽ phát triển tự nhiên. Đến số lượng nhất định sẽ được cung ứng ra thị trường.

Ưu điểm:

  • Mô hình này chính là tiết kiệm được chi phí cho thức ăn. Do chim có thể tự kiếm thức ăn nên chủ nuôi chỉ cần chuẩn bị một ít thức ăn bổ sung thêm cho chúng.
  • Chuồng trại xây dựng cũng tương đối đơn giản, ít tốn kém cho chi phí xây dựng chuồng trại.

Nhược điểm:

  • Không thích hợp nuôi số lượng lớn hàng nghìn con bởi vì khó kiểm soát số lượng và tình hình dịch bệnh.
  • Chim bồ câu nuôi thả rất dễ trở thành nguồn lây lan dịch bệnh.

Điều kiện xây dựng chuồng nuôi bồ câu

Trước khi bắt tay vào xây dựng chuồng trại nuôi bồ câu, bà con hãy tìm hiểu về điều kiện tốt để xây chuồng.

Hướng đặt chuồng bồ câu: ở Việt Nam, hướng chuồng nuôi gia cầm tốt nhất là hướng Đông Nam. Hướng này đảm bảo đông ấm hạ mát, giảm chi phí cho hệ thống làm mát mà còn có thể kích thích bồ câu sinh sản.

Nhiệt độ và ánh sáng:

  • Là một trong những loài chim nhạy cảm với ánh sáng, bồ câu khi sinh sản chỉ cần ít ánh sáng. Nhưng khi ấp thì lại cần nhiều ánh sáng hơn, ít nhất phải chiếu sáng 13h/ ngày.
  • Vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc, bà con cần trang bị thêm bóng đèn sưởi để tăng ánh sáng vào ban đêm.

Chọn khu vực yên tĩnh:

  • Bồ câu không thích những nơi quá ồn ào, bẩn thỉu, có nhiều kiến… Bồ câu thả vườn có thể bị stress hoặc bay đi luôn nếu gặp phải tình trạng này.
  • Đặc biệt ở giai đoạn đẻ và ấp trứng, chúng lại càng muốn sự yên tĩnh, giảm tầm nhìn và ánh sáng để chúng chuyên tâm ấp trứng.

Cách làm chuồng bồ câu chuẩn kỹ thuật

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả và nhốt cũng sẽ khác nhau.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả

Vật liệu giá rẻ và dễ tìm nhất đó chính là gỗ. Thậm chí có nhiều người còn sáng tạo chuồng vừa đẹp vừa không đụng hàng khi nuôi bồ câu thả tự nhiên.

Kích thước chuồng bồ câu

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản cho mô hình thả vườn chính là xây tầng, mỗi tầng lại chia thành nhiều ô khác nhau.

  • Thông thường mỗi ô cho chim ở khoảng 40 x 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 x 50 cm. 4 mặt được đóng bằng gỗ chắc chắn, làm 1 lỗ tròn như cửa để chim bay ra bay vào.
  • Chiều cao: theo tính toán, chiều cao của chuồng nuôi sẽ cao gấp 5 lần chiều cao của 1 ô, ngoài ra chuồng nuôi phải cách mặt đất 50cm. Ví dụ: 1 ô cao 50cm thì chiều cao của chuồng là 50 x 5 = 250 cm (2,5m). Cộng thêm 50cm cách mặt đất nữa thì sẽ là 3m.
  • Chiều dài: chiều dài sẽ được tính bằng số lượng ô của mỗi chuồng nhân với kích thước của 1 ô. Ví dụ: kích thước 1 ô là 0,5m và có 4 ô thì ta có 0,5 x 4 = 2m.
  • Chiều rộng: Chiều rộng sẽ là kích thước của 1 ô nuôi. Ví dụ: 1 ô nuôi có chiều rộng là 0,5m thì chiều rộng của chuồng cũng sẽ là 0,5m.

Làm giá đỡ cho chuồng: giá đỡ cao khoảng 70 – 150cm phải được làm từ các vật liệu có độ chịu lực tốt, bền chắc. Công dụng chủ yếu là để tránh cho bồ câu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và tránh cho kiến, mối tấn công.

Tùy thuộc vào sở thích của gia chủ mà lựa chọn màu sơn xanh đỏ tím vàng,… đẻ làm đẹp cho chuồng nuôi.

Làm ổ đẻ cho bồ câu:

Bồ câu thích đẻ và nuôi con trong 2 ổ riêng biệt, cho nên để tỷ lệ đẻ của bồ câu ổn định, bà con nên thiết kế 2 ổ đẻ cho chúng. Ổ đẻ ở bên trên và ổ nuôi con nhỏ đặt phía dưới.

Kích thước của ổ khoảng 20 – 25cm, cao khoảng 8cm là đẹp. Nên lót ổ bằng rơm, vỏ trấu,… tiện cho việc dọn dẹp. Chất lót ổ phải được khử trùng sạch sẽ trước khi mang cho bồ câu sử dụng.

Bố trí máng ăn

Để tiết kiệm diện tích chăn nuôi và kiểm soát tình hình ăn uống của chim, bà con nên đặt máng ăn gần ngay chuồng. Nhưng phải tránh để gần khu vực chất thải của chim tránh ô nhiễm thức ăn.

Thường xuyên thay thức ăn mới, bỏ thức ăn cũ dư thừa để hạn chế mầm bệnh phát sinh.

Sân thả bồ câu

Thả bồ câu trong sân với mật độ 3 cặp/ 1m2 là thích hợp. Nếu có điều kiện hãy tạo thêm vài bãi cát để chúng có thể tắm cát. Trồng thêm vài cây xanh trong khu vực để bồ câu bay nhảy thoải mái hơn.

Cách làm chuồng bồ câu thương phẩm

Tùy thuộc theo bà con lựa chọn hình thức công nghiệp hay bán công nghiệp mà sẽ có kỹ thuật làm chuồng nuôi bồ câu khác nhau.

Cách làm chuồng bồ câu công nghiệp

Hình thức nuôi công nghiệp thích hợp để sản xuất bồ câu thương phẩm, đặc biệt là giống bồ câu Pháp.

Với mô hình này cần độ chắc chắn cao hơn nên các vật liệu thường được sử dụng là sắt thép, lưới sắt làm chuồng bồ câu,…

Kích thước chuồng bồ câu công nghiệp

  • Mẫu chuồng bồ câu đẹp thường được xây là dạng tầng, tương tự như chuồng bồ câu thả rong. Khung chuồng được xây bằng thép nên rất kiêng cố, tùy theo số ô mà có kích thước tương ứng.
  • Chia làm 2 tầng nuôi, mỗi dãy khoảng 10 ô nuôi là được. Chiều cao tính từ mặt đất đến phần sàn của chuồng là 0,6m để thuận tiện cho việc chăm sóc và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
  • Thiết kế mỗi ô nuôi thêm 1 cửa ra vào kích thước 0,2 x 0,2 m để dễ dàng bắt bồ câu ra ngoài.
  • Với mỗi ô chuồng nuôi bồ câu từ 6 tháng trở lên có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5 m là hợp lý. Chú ý không đặt ô nuôi sát vào tường mà phải cách ít nhất 0,6m.
  • Cửa chuồng rộng từ 0,15 – 0,2 m, được mài nhẵn tránh làm trầy xước chim lúc bắt ra ngoài.
  • Khi nuôi chim thương phẩm, ở giai đoạn vỗ béo từ 21 – 30 ngày, bà con có thể thả chim với mật độ dày từ 45 – 50 con/m2 để hạn chế chúng vận động.
  • Dưới đáy chuồng thiết kế thêm ngăn kéo bằng lưới thép, lót phía trên một lớp nhựa để tiện cho việc dọn dẹp chất thải. 1 – 2 ngày phải dọn dẹp 1 lần để tránh cho việc phát sinh mùi hôi.
  • Mái che của chuồng có kích thước 2m, mỗi bên 1m có độ nghiêng khoảng 30 độ. Ở tầng trên cùng thiết kế cách mái 0,5m để tránh nắng nóng vào mùa hè.

Bố trí máng ăn

Một cặp chim trống mái cần trang bị một máng ăn kích thước: 15 x 5 x 10cm. Máng uống bà con có thể tái sử dụng lon nước, chai nhựa,… cao khoảng 10cm và có đường kính 6cm.

Ngoài ra có thể thiết kế thêm máng đựng sỏi, chất khoáng, muối,… làm thức ăn bổ sung. Kích thước giống như máng nước, tuy nhiên hãy sử dụng vật liệu từ nhựa, gỗ.

Cách làm chuồng bồ câu nuôi bán công nghiệp

Cách làm chuồng bồ câu bán công nghiệp khắc phục được nhược điểm của nuôi thả vườn và nuôi công nghiệp.

Nguyên vật liệu làm chuồng rất đa dạng từ gỗ cho đến sắt thép,… chủ trại cân nhắc tình hình để lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất.

Với mô hình nuôi bán công nghiệp, có 2 khu vực chủ yếu là sân thả và chuồng nuôi. Đối với khu vực chuồng nuôi, có thể thiết kế giống như khi nuôi bồ câu thả rong tuy nhiên với kích thước rộng hơn chút cho mỗi ô: 0,4 x 0,6 x 0,5m.

Mô hình này thì chuồng nuôi nên thiết kế theo hình chữ U và chính giữa là sân thả. Sân thả nên lát gạch tàu và có độ dốc 5% để tiện cho việc dọn dẹp.

Bà con trang bị thêm các khu vực cho chim đậu tương tự như giàn mướp, mỗi giàn cách nhau 0,4m. Vật liệu có thể bằng tre, nhựa,…

Máng ăn máng uống có thể bố trí theo từng ô hoặc quây lại thành cụm cho cả đàn. Kích thước mỗi máng ăn 10 x 20cm, tùy thuộc vào số lượng chim mà bố trí cho thích hợp.

Cách làm chuồng bồ câu bằng thùng xốp

Thùng xốp đã cũ bà con có thể tận dụng lại để làm chuồng cho bồ câu. Vì thùng xốp có sẵn dạng hình hộp chữ nhật nên chỉ cần khoét 1 lỗ tròn làm cửa cho chim là được.

Thùng xốp có nắp thì bà con hãy cố định nắp thùng bằng băng keo để nó không bị bung ra khi gặp gió lướn. Nếu thùng không có nắp phải dùng tấm bạt hoặc vải để che chắn tránh cho gió lùa vào ổ.

Cách làm chuồng bồ câu khá đơn giản không quá phức tạp. Tùy thuộc vào độ sáng tạo và mục đích của chủ nuôi mà sẽ có cách làm chuồng bồ câu khác nhau. Trên đây là một vài cách thiết kế chuồng nuôi bồ câu phổ biến nhất hiện nay. Bà con có đóng góp ý kiến vui lòng để lại bình luận cho chúng tôi. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.

>>>> Xem thêm: Gà Rhode đỏ đến từ Hoa Kỳ

Vài câu hỏi thường gặp