Chỉ ngon thôi là chưa đủ, một món ăn phải chứa đựng cả tâm tư, tình cảm của người làm ra, tinh thần văn hóa và triết lý nhân sinh thời đại. Cùng Rich’s tìm hiểu một số món bánh điểm tâm xuất hiện trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc để thấy được sự tinh tế của các nhà làm phim trong việc tái hiện một thời quá vãng diễm lệ, hào hoa.
1. Bánh Quế Hoa (Quế Hoa Cao)
Quế Hoa Cao là tên gọi chung chỉ các loại bánh làm từ hoa quế với hình dáng đa dạng, có loại trong suốt như thạch, bóng và mịn như bánh nếp hoặc bánh dạng giòn xốp với lớp bột hoa quế phủ bên ngoài. Nguyên liệu làm Bánh Quế Hoa thường là bột nếp, đường, hoa quế ngâm đường hoặc ngâm mật. Bánh được để nguyên khối hoặc cắt miếng vuông, bày trên đĩa sứ xinh xắn. Ngoài các công thức truyền thống dùng trong hoàng thất, Bánh Quế Hoa có thể thêm chất làm đông để tạo cấu trúc như thạch hoặc thêm các loại sữa để tăng vị thơm béo.
Ảnh 1: Bánh Quế Hoa làm từ bột nếp
Hương vị của Bánh Quế Hoa được miêu tả là xốp mà không khô, ngọt nhưng không gắt, nổi bật với hương hoa quế nồng nàn. Hoa quế được xử lý, ngâm với đường hoặc mật để giảm bớt vị cay, giữ nguyên hương thơm nồng ấm, khi ăn vào bụng rất dễ chiu. Bánh Quế Hoa là ví dụ điển hình của mỹ thực cổ trang Trung Hoa, tinh tế, thanh nhã từ cách trình bày đến màu sắc, hương vị.
Ảnh 2: Bánh Quế Hoa dạng thạch
Bánh Quế Hoa là đặc sản Hàng Châu, món điểm tâm nổi tiếng khi tiết trời vào thu, mùa hoa quế nở rộ. Những loại hoa quế có thể dùng làm Quế Hoa Cao gồm quế tứ quý (vàng nhạt), đan quý (đỏ cam), kim quế (vàng tươi), ngân quế (vàng rất nhạt). Trong bộ phim Hậu cung Chân Hoàn Truyện, Bánh Quế Hoa thường gắn liền với hình ảnh nhân vật Huệ Phi Thẩm My Trang hiền thục, đoan trang.
Ảnh 3: Bánh Quế Hoa xuất hiện trong một cảnh phim
2. Bánh Hoa Hồng (Hồng Hoa Tô) & Bánh Hoa Đào (Đào Hoa Tô)
Hai dòng bánh làm từ hoa này có cùng nguyên lý chế biến: sử dụng những loại hoa có hương thơm, dùng cánh hoa tươi ngào với bột làm bánh. Cánh hoa đào và hoa hồng được thu gom từ khi mới chớm nở để giữ hương vị thanh tân. Cánh hoa được đem sao khô để bảo quản được lâu và dùng làm bánh.
Bánh Hoa Hồng (Hồng Hoa Tô) thường có 3 lớp: phần vỏ xốp giòn, lớp giữa mềm mịn với đậu xanh và đường, lớp cuối cùng ngào ngạt hương hoa xuân, tạo nên dư vị ngọt ngào, thanh khiết, tươi mới.
Ảnh 4: Bánh Hoa Hồng với phần nhân thơm ngát
Bánh Hoa Đào (Đào Hoa Tô) đa dạng hơn, hoa có thể được trộn vào bột nếp làm vỏ bánh, chiết lấy nước ép để tạo màu hoặc lấy cánh hoa làm nhân. Loại bánh điểm tâm này có thể được tạo hình cầu kỳ, tinh tế – tái hiện cuộc sống vương giả, ăn hoa nhả ngọc của một bộ phận quý tộc xưa.
Ảnh 5: Bánh Hoa Đào trong video nấu ăn của Lý Tử Thất
3. Bánh Phù Dung (Phù Dung Cao) & Lục Sen Cao
Ngoài vị ngon, hương thơm, mỹ thực cổ trang còn chú trọng đến việc trình bày, tạo hình, thể hiện khí chất vương giả. Các loại bánh thường được tạo hình như các loại hoa, cây cỏ với nhiều ý nghĩa như hoa mai (quân tử), hoa sen (thanh cao), mẫu đơn (quốc sắc thiên hương)… Dù chỉ sử dụng các nguyên liệu quen thuộc như bột nếp, đậu, đường… qua bàn tay của đầu bếp cung đình, các món điểm tâm trở thành những tác phẩm nghệ thuật.
Lục Sen Cao (tạo hình giống Lá Sen) là món ăn yêu thích của vua Càn Long thuở nhỏ, thể hiện tinh thần thanh nhã, không tục, khí chất khẳng khái, từng xuất hiện trong Diên Hy Công Lược. Phù Dung Cao với tạo hình bánh xốp, phía trên có màu hồng hấp dẫn, được nhắc đến trong Bộ Bộ Kinh Tâm, gắn liền với hình ảnh nhân vật Nhược Hy khi còn là tiểu cách cách sống tại Vương Phủ.
Ảnh 6: Bánh Lá Sen trong Diên Hy Công Lược
Ảnh 7: Bánh Phù Dung
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!