Bánh ít lá gai là một món bánh đặc sản thơm ngon của Xứ Nẫu. Trong một chiếc bánh là sự kết hợp hài hòa giữ vị ngọt của đường, vị bùi của đậu xanh cùng với dừa béo và nếp dẻo. Cách làm bánh này không khó, chỉ cần một chút khéo léo, kiên nhẫn. Hãy cùng theo dõi hướng dẫn dưới đây và thực hành ngay nhé!
Bánh Ít Lá Gai Mộc Mạc Như Chính Người Dân Nơi Đây
Chúng ta đều biết đây là một thứ bánh dân dã, được làm từ những nguyên liệu “cây nhà, lá vườn” và luôn có mặt trong các hoạt động ẩm thực của người dân Bình Định như lễ tết, cưới hỏi, đám giỗ,… Sau khi dùng cỗ, người ta mời khách dùng bánh để “tráng miệng”, vỏ bánh dẻo nhưng lại không gây dính răng thực khách, đó là điều đặc biệt mà món quà quê này có. Hiện nay, chúng ta thấy nhiều loại bánh hiện đại ngon và hấp dẫn hơn nhiều nhưng bánh ít vẫn giữ cho một nét đẹp văn hóa riêng. Nếu đã “phải lòng” với món bánh này thì bạn hãy vào bếp thực hiện ngay để chiêu đãi gia đình theo công thức dưới đây.
Bánh ít lá gai – đặc sản của vùng đất Bình Định. Nguồn: Internet
Hướng Dẫn Làm Bánh Ít Lá Gai
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lá gai tươi: 500g
- Bột nếp: 500g
- Đường cát: 300g
- Dừa khô nạo sợi nhỏ: 200g
- Đậu xanh: 200g
Những chiếc lá gai, nguyên liệu quan trọng để làm nên bánh ít thơm ngon. Nguồn: Internet
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị vỏ bánh
Để thành phẩm có màu xanh sẫm đẹp mắt, bạn nên chọn những chiếc lá gai to, không quá non hoặc quá già. Sau đó rửa sạch và bỏ đi phần cuống, gân lá, mang đi luộc với chút gừng từ 10 -15 phút thì vớt ra, để ráo.
Cắt nhỏ phần lá đã luộc và xay thật nhuyễn mịn, lưu ý xay nhiều lần để bột không bị lợn cợn. Trộn đều bột nếp với 150g đường và phần lá gai vừa xay, nhồi bột mạnh tay để các nguyên liệu hòa quyện và dẻo hơn. Khi bột không dính vào tay thì dừng lại và bạn để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Dùng chày giả giúp hỗn hợp bột dẻo hơn. Nguồn: Internet
Bước 2: Làm nhân bánh
Đậu xanh cà vỏ khi mua về được vo sạch và ngâm khoảng 4 tiếng rồi đem nấu chín. Sau đó, xay đậu xanh cùng 150g đường còn lại, nếu quá khô bạn sẽ cho thêm một chút nước vào. Cho hỗn hợp đường đậu lên bếp và sên với lửa nhỏ cho đến khi khô lại thì tắt bếp và để nguội. Tiếp tục cho phần dừa nạo vào và trộn đều để hoàn thành nhân bánh. Chia nhân thành những phần nhỏ vừa ăn rồi vo viên tròn.
Bạn nên chọn những hạt đậu xanh ngon để phần nhân đạt chuẩn. Nguồn: Internet
Bước 3: Gói và hấp bánh
Phần bột vỏ bánh được chia đều thành các phần nhỏ, bạn nên chia bột và nhân khối lượng bằng nhau để hương vị bánh ngon hơn. Lấy một lượng bột ở phần vỏ bánh ép dẹp và cho phần nhân vào giữa và túm bột lại rồi vo tròn. Lá chuối được rửa sạch sau đó làm mềm lá bằng cách phơi dưới nắng hoặc hơ qua lửa để gói bánh dễ hơn. Lá chuối được cắt thành hình vuông và quét một lớp dầu ăn mỏng để bột không dính vào lá. Bánh ít được gói thành hình phễu, cho phần bánh đã có nhân vào và gói chặt tay. Sau đó mang đi hấp trong khoảng 30 phút là bánh chín.
Yêu cầu thành phẩm
Những chiếc bánh ít sau khi hấp sẽ có màu xanh thẩm đặc trưng, còn phần bột dẻo thơm kết hợp với phần nhân ngọt bùi, vừa miệng tạo nên hương vị tuyệt vời. Đây là một đặc sản mà ai từng thử qua đều nhớ mãi.
Những chiếc bánh ít lá gai sau khi hoàn thành trông đẹp mắt. Nguồn: Internet
Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện Món Bánh Ít Lá Gai
- Nếu không thích dùng bột nếp có sẵn thì bạn có thể xay trực tiếp nếp thành bột. Nên chọn loại nếp ngon sau đó vo kỹ và ngâm với nước khoảng 6 tiếng thì đem xay nhuyễn. Ép bỏ đi phần nước thì bạn sẽ thu được một khối bột nếp mịn màng.
- Lượng đường bạn sử dụng trong công thức có thể gia giảm tùy theo sở thích, nếu đường nhiều sẽ giúp bánh giữ được lâu nhưng dùng quá nhiều thì làm mất đi hương vị của những nguyên liệu khác.
- Bánh ít có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 ngày, nếu muốn để lâu hơn thì bạn nên đông lạnh. Khi muốn dùng, chỉ cần hấp lại 15 phút là bạn có thể thưởng thức ngay mà hương vị bánh vẫn thơm ngon, không thay đổi.
Trước đây, bạn nghĩ cách làm bánh ít lá gai có vẻ khó và công phu nhưng với sự hướng dẫn của CET sẽ giúp bạn thực hiện đơn giản hơn nhiều. Hãy vào bếp trổ tài nội trợ của bản thân ngay nào! Chắc hẳn mọi người trong gia đình sẽ tấm tắc khen ngợi. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Chương trình học làm bánh CET
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!