Chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến cái tên bánh da lợn phải không nào. Món bánh có cái tên độc và lạ này không những có màu sắc đẹp mắt mà còn có hương vị hết sức thơm ngon. Vậy nên trong sổ tay công thức món ăn không thể thiếu được cách làm bánh da lợn bột gạo phải không nào.
Đặc sản miền Nam người người nhà nhà yêu thích
Bánh da lợn đậu xanh lá dứa là món bánh do người Việt Nam sáng tạo từ bột gạo, bột năng, lá dứa, đường và nhiều nguyên liệu khác. Món bánh này được dùng làm món tráng miệng đặc biệt rất nổi tiếng ở miền Nam, nhân bánh có nhiều loại như đậu xanh, khoai lang, khoai môn,… Bánh da lợn được hấp trong khuôn lớn, khi ăn sẽ cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng.
>> Xem thêm: Cách làm bánh da lợn nhân đậu xanh tại nhà!
Chắc hẳn nhiều người rất thắc mắc vì sao lại gọi là bánh da lợn. Ẩm thực Tây Nam bộ đặc biệt bởi những cái tên rất dân dã, mộc mạc, chân chất đúng như con người nơi đây. Do bánh có những lớp mỏng như da lợn nên người dân gọi luôn là bánh da lợn cho dễ nhớ.
Trẻ con rất thích gỡ từng lớp bánh ra để ăn riêng, cảm nhận từng hương vị riêng biệt. Cắn một miếng bánh sẽ cảm nhận được mùi thơm của lá dứa, vị bùi bùi của đỗ xanh, nhấp thêm ngụm trà nóng là thấy thư thái, bình yên.
Mách nhỏ cách làm bánh da lợn lá dứa
Nguyên liệu:
Ngâm đậu xanh khô với 1 lít nước, cho thêm 1 thìa cà phê muối trong 6h để đỗ nở.
Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ đem xay bằng máy xay sinh tố với 250ml nước để lấy màu. Lọc nước lá dứa qua rây để loại bỏ các cặn trong nước. Tuy nhiên sau đó chỉ cần dùng 200ml nước lá dứa là được.
Cho bột năng, bột nếp, bột gạo vào 1 tô lớn, thêm 100g đường cùng 1/4 thìa cà phê muối, 200ml nước lá dứa, 300ml nước cốt dừa, 1/3 thìa cà phê hương lá dứa vào, trộn đều cho bột tan. Sau đó lọc hỗn hợp bột qua rây để được hỗn hợp mịn.
Để làm lớp màu trắng ở giữa, bạn cho 1/4 thìa cà phê muối vào phần đỗ xanh, thêm 50g bột năng, 35g bột gạo, 400ml nước cốt dừa, 100g đường, 2 ống vani. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc qua rây cho hỗn hợp mịn. Như vậy việc chuẩn bị phần bột màu xanh và phần bột màu trắng đã hoàn thành, giờ chỉ cần đi hấp bánh là có thể thưởng thức được rồi.
Phần bột màu xanh sẽ chia làm 4 lớp, phần màu trắng là 3 lớp. Như vậy chiếc bánh sẽ có tổng cộng 7 lớp, vừa vặn, không quá nhiều. tìm một khuôn tròn rộng, thoa bột vào lòng khuôn để bánh không bị dính, khi lấy ra cũng dễ dàng hơn.
Cho khuôn vào hấp trước 5 phút để khuôn nóng rồi đổ lớp màu xanh đầu tiên vào, hấp trong 5 phút. Sau đó tiếp tục đổ phần bột màu trắng vào hấp trong 6 phút. Cứ như vậy đổ xen kẽ hai lớp bột, mỗi lần hấp tăng thêm một phút. Riêng lần hấp thứ 7 thì thời gian hấp là 22 phút.
Lưu ý, khi hấp, bạn lấy một chiếc khăn khô bọc lại nắp nồi để hơi nước không nhỏ xuống làm loãng và rỗ mặt bánh.
Sau đó tắt bếp, cho khuôn bánh ra ngoài, để bánh nguội hẳn rồi mới lấy ra, nếu lấy bánh lúc nóng rất dễ làm bánh bị vỡ, không còn đẹp nữa.
Không lo thất bại với lưu ý cho cách làm bánh da lợn ngon
- Khi đổ bánh, nên để cho lớp trước chín hẳn mới đổ lớp sau, như vậy thì màu sắc các lớp bánh không bị trộn lẫn với nhau và lớp bánh sau sẽ dính vào lớp bánh trước hơn
- Nên đổ bánh thành nhiều lớp thì bánh sẽ đẹp mắt hơn, khi ăn sẽ giòn, dai hơn.
- Nước hấp bánh da lợn luôn phải sôi, trong thời gian hấp càn chú ý để không bị cạn nước làm cháy nồi.
- Không nên hấp bánh quá lâu sẽ làm màu của bánh da lợn bị xỉn.
Nếu bạn làm theo công thức làm bánh da lợn tại nhà này đảm bảo sẽ ra được thành phẩm ưng ý. Cùng theo dõi và học món ngon dễ làm mỗi ngày trên tapchinhabep.net bạn nhé.
Chúc các bạn thành công trên con đường trở thành đầu bếp tại gia!!!
– BTT –
>>> Món ngon mỗi ngày từ cách làm bánh bò bông xốp bằng cơm rượu
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!