Hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết đơn giản

Công nghệ bán dẫn xuất hiện giúp cho việc điều khiển các thiết bị điện công nghiệp trở lên đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng hơn rất nhiều. Một trong số đó không thể không kể đến Thyristor (SCR), sản phẩm giúp điều khiển động cơ điện một chiều đơn giản hơn. Hãy cùng Thông tin kỹ thuật tìm hiểu chi tiết hơn về Thyristor và cách kiểm tra thyristor còn sống hay đã chết trong bài viết sau đây.

Thyristor (SCR) là gì?

SCR là từ viết tắt của cụm từ Silicon Controlled Rectifier, còn có tên gọi là Thyristor. Đây là một loại linh kiện bán dẫn ba chân và nó có mặt ở hầu hết các bảng bo mạch điện tử. Nó đóng vai trò như là một khóa điện tử có điều khiển.

Thyristor (SCR) có 4 lớp bán dẫn P-N và được ghép xen kẽ vào với nhau. Thiết bị này gồm có ba chân lần lượt là cực dương Anot (A), cực âm Katot ( K) và cực điều khiển Gate (G). Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ A sang K khi có một dòng điện kích vào chân G.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng bạn có thể hiểu đơn giản Thyristor là một Điốt và được ghép từ 2 Transistor có 2 chiều đối nghịch và có thể điều khiển được. Chúng sẽ hoạt động cùng nhau khi được cấp điện và tự động ngắt, chúng sẽ trở lại trạng thái ngưng dẫn khi không có điện.

Ứng dụng của Thyristor (SCR)

Vào năm 1956, Thyristor (SCR) đầu tiên đã được sản xuất cho mục đích thương mại. Một thiết bị Thyristor có thiết kế nhỏ bé nhưng nó lại có thể kiểm soát được lượng lớn năng lượng và điện áp. Nó được ứng dụng trong điều chỉnh công suất điện, điều chỉnh ánh sáng và điều khiển tốc độ động cơ điện.

Trước kia, Thyristor được sử dụng để tắt thiết bị nhờ việc đảo ngược dòng điện xoay chiều. Thế nhưng nó có dòng điện trực tiếp nên rất khó để có thể sử dụng cho thiết bị. Ngày nay, bằng cách sử dụng tín hiệu cổng điều khiển nên có thể sử dụng Thyristor để bật và tắt an toàn. Bởi vậy Thyristor thường được ứng dụng để làm công tắc.

Cách kiểm tra Thyristor SCR bằng đồng hồ vạn năng

Để đảm bảo xem Thyristor còn hoạt động hay không thì người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng. Tránh trường hợp đã hàn Thyristor vào mạch nối rồi nhưng lại phát hiện ra nó đã hỏng thì rất khó để xử lý thay thế Thyristor mới. Cách kiểm tra Thyristor SCR bằng đồng hồ vạn năng như sau:

Bước 1: Đặt thang đo của đồng hồ vạn năng về x1W.

Bước 2: Đặt que đen vào chân Anot và que đỏ vào chân Katot. Ban đầu bạn sẽ thấy kim của đồng hồ không lên.

Bước 3: Sử dụng Tua -vit để chập chân A và với chân K thì ta thấy kim đồng hồ có sự dịch chuyển. Tiếp đó bạn bỏ Tua – vit ra và thấy kim đồng hồ vẫn lên. Như vậy chứng tỏ là Thyristor vẫn đang hoạt động tốt. Nếu như kết quả kiểm tra không như trên thì chứng tỏ Thyristor SCR đã bị hỏng hoặc bị rò.

>> Xem thêm: Cách kiểm tra Triac còn sống hay đã chết chính xác 100%

Đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra Thyristor SCR tốt

Với sự đa dạng về thương hiệu và chất lượng của các loại đồng hồ vạn năng như hiện nay khiến cho người mua không khỏi hoang mang khi chọn mua sản phẩm. Hiểu được điều đó, sau đây Thông tin kỹ thuật sẽ chia sẻ đến các bạn một số loại đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra Thyristor SCR tốt nhất hiện nay.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1018H

Kyoritsu 1018H là sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Kyoritsu nổi tiếng của Nhật Bản. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, dạng cầm tay và được ứng dụng để đo điện áp, điện trở, dòng điện một chiều, tụ điện… Kyoritsu 1018H có độ bền cao và cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao.

Thông số kỹ thuật:

  • DC V: 400mV/4/40/400/600V
  • AC V: 4/40/400/600V
  • Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
  • Kiểm tra điốt: 4V/0,4mA
  • Hz: 10/100Hz/1/10/100/10kHz
  • C: 40nF/400nF/4 µF/40 µF/200 µF

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Kyoritsu 1109S là một thiết bị đo và kiểm tra thyristor hoàn hảo với sự kết hợp của 3 công cụ đo ampe kế, ôm kế và vôn kế. Bởi vậy thiết bị có khả năng đo điện áp, điện trở, dòng điện… vô cùng linh hoạt và có độ chính xác cao.

Đặc biệt thiết bị còn trang bị một cầu chì ở điểm tiếp nối các giắc cắm đầu dò và thiết bị đầu cuối của máy. Từ đó sẽ ngăn chặn được nguy cơ dòng xoay chiều tăng áp đột ngột, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thông số kỹ thuật:

  • DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V
  • AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)
  • DC A: 50µA/2.5/25/250mA
  • Điện trở (Ω): 2/20kΩ/2/20MΩ

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110

Kyoritsu 1110 là một trong những sản phẩm hỗ trợ kiểm tra thyristor tốt nhất hiện nay. Sản phẩm được tích hợp nhiều tính năng đo như kiểm tra nhiệt độ, đo điện áp, điện trở, đo thông mạch, đo dòng điện…giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Thông số kỹ thuật:

  • DC V: 0.3V/3/12/30/120/300/600V (20kΩ/V)
  • AC V: 12V30/120/300/600V (9kΩ/V)
  • DC A: 60µA/30/300mA Ω: 3/30/300kΩ
  • Nhiệt độ: -20ºC~+150ºC
  • Kiểm tra liên tục: 100Ω

Trên đây Thông tin kỹ thuật đã giải đáp đến các bạn thyristor là gì và hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra thyristor bằng đồng hồ vạn năng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn cách chọn mua được một chiếc đồng hồ vạn năng phù hợp để thực hiện đo và kiểm tra thyristor còn sống hay chết chính xác nhất.