Nhìn chung, quy trình bảo trì motor điện một chiều DC sẽ bắt đầu bằng việc tham khảo lịch sử bảo dưỡng. Sự tham khảo này sẽ bao gồm việc tham khảo các hạng mục liên quan đến cả bên trong và bên ngoài động cơ điện DC (quá tải, mất cân bằng, sử dụng sai quy cách) đã tác động lên sự vận hành ổn định của motor điện. Việc kiểm tra này nên được thực hiện kể cả khi motor điện đã được tháo mở để kiểm tra các vết tích hay dấu vết hư hỏng, chẳng hạn như cháy cuộn dây, hỏng chổi than…Tiếp theo, cần thực hiện đánh giá các cuộn dây. Ngoài ra, cổ góp và chổi than là bộ phận dễ hao mòn của động cơ điện DC, do đó cần lên lịch kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế cho các bộ phận quan trọng này. Cuối cùng, việc kiểm tra bạc đạn nên được thực hiện, bạc đạn bị hao mòn hoặc phát ra tiếng ồn cần được thay thế. Trong trường hợp bạc đạn không có phốt chắn mỡ, motor điện một chiều DC cần được bôi trơn và lắp đặt trở lại. Sau cùng, kiểm tra không tải cần được thực hiện trước khi đưa động cơ điện DC trở về dây chuyền vận hành.
Nội dung hướng dẫn bảo dưỡng này sẽ cung cấp thông tin về các quy trình kiểm tra bảo trì động cơ điện DC căn bản. Để quyết định quy trình bảo dưỡng cần có cho một loại động cơ điện nào đó, các kỹ thuật nên tham khảo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất trước khi thực hiện bảo trì motor điện. Nội dung hướng dẫn bảo trì motor điện một chiều DC Sau đây sẽ gồm những phần sau
- Tham khảo tài liệu ghi chú lịch sử bảo dưỡng
- Kiểm tra tiếng ồn và đo rung động cơ điện DC
- Kiểm tra trực quan
- Kiểm tra cuộn dây
- Bảo trì chổi than và cổ góp
- Bảo dưỡng bạc đạn và bôi trơn
HẠNG MỤC BẢO TRÌ
THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN
Loại trừ bụi bẩn,chất bám, dầu
Mỗi tháng
Làm sạch lưới lọc và quạt
Mỗi quý
Bôi trơn bạc đạn (nếu có thể)
Mỗi nửa năm
Hút chân không hoặc thổi sạch bên trong động cơ điện
Mỗi nửa năm
Kiểm tra cổ góp, đầu chổi than
Mỗi nửa năm
Kiểm tra lực căn lò xo chổi than
Mỗi nửa năm
Kiểm tra cuộn dây kích từ
Mỗi nửa năm
Kiểm tra cuộn dây rotor
Mỗi nửa năm
Kiểm tra kết nối điện
Mỗi nửa năm
Bảng: Các hạng mục bảo trì và thời điểm nên thực hiện (Tham khảo)
Tham khảo tài liệu ghi chú lịch sử bảo trì
Bảo trì động cơ điện một chiều DC cũng giống như mọi quy trình bảo dưỡng công nghiệp khác, đều cần phải có kế hoạch và lịch trình bảo trì. Quy trình bảo trì motor điện DC sẽ bắt đầu bằng việc tham khảo lịch sử bảo dưỡng thường thông qua việc hỏi khách hàng, bên vận hành hoặc bên có trách nhiệm để xác định loại dịch vụ bảo trì cần có, là bảo dưỡng phòng tránh hay bảo trì khắc phục. Mục tiêu bảo trì động cơ điện DC sẽ xác định:
- Loại bảo dưỡng cần có
- Nhân sự tham gia bảo trì motor điện một chiều là ai (trình độ kỹ thuật)
- Những bộ phận nào của động cơ điện DC cần được bảo dưỡng ( bạc đạn, chổi than…)
- Loại lịch trình bảo trì nào sẽ sử dụng và bộ phận nào cần liên hệ khi thực hiện bảo dưỡng động cơ điện một chiều (áp dụng lịch bảo dưỡng ngưng hoạt động nhà máy hay ngưng theo giờ)
- Các vấn đề liên quan khác bên ngoài motor điện nhưng có thể gây hỏng motor điện
- Loại rủy ro nào có thể ảnh hưởng đến quá trình bảo trì
Kiểm tra tiếng ồn và độ rung
Trước khi ngưng hoạt động động cơ điện và giao cho các công ty cung cấp dịch vụ bảo trì hay sửa chữa, kiểm tra tiếng ồn và độ rung cần phải được tiến hành. Để thực hiện công đoạn này, motor điện cần được kết nối chạy tải và hoạt động như thông thường (nếu có thể). Sự xuất hiện các tiếng ồn cơ khí hay rung cho biết nhiều vấn đề, ví dụ như mất cân bằng động cơ khí hay điện, lắp đặt không đúng, cọ sát chổi than, vấn đề liên quan đến bạc đạn, lỏng cốt trục hay quạt mát, hoặc có thể có vật thể nào đó đang bị mắc kẹt trong lỗ thông khí hoặc vỏ bọc. Nếu như vấn đề xảy ra ở dây quán, sau khi tháo mở động cơ điện, cần tiến hành kiểm tra độ cách điện hoặc các điểm xảy ra sự cố nếu có. Động cơ motor điện bị rung có thể bắt nguồn từ sự quá nhiệt hoặc đánh lửa chổi than.
Tiếng ồn và rung động cơ điện không chỉ phát sinh từ các vấn đề cơ khí cơ khí hoặc mất cân bằng cơ khí, mất cân bằng điện, chẳng hạn như hở mạch hoặc ngắn mạch cuộn dây quấn, khoảng hở khí không đồng đều, đều có thể gây ra tiếng ồn và tạo ra sự rung ở motor điện. Cách đơn giản để phân biệt sự mất cân bằng là do điện hay cơ khí là trước hết phải cho chạy động cơ điện, sau đó ngắt nguồn cung cấp. Nếu tiếng ồn hoặc độ rung tồn tại khi không có điện vào thì vấn đề đến từ mất cân bằng cơ khí. Ngược lại, nếu tiếng ồn ngưng ngay khi ngắt nguồn điện, sự phát sinh ra tiếng ồn hoặc rung motor điện thường bắt nguồn từ các lỗi về điện.
Kiểm tra bằng mắt
Trước khi tháo mở động cơ điện, các công ty nên tham khảo hướng dẫn kiểm tra hoặc quy trình kiểm tra từ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. Tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho việc tiến hành kiểm định bằng mắt.
Kiểm định bằng mắt thường là thực hiện quan sát và ghi nhận các dấu hiệu bất thường khi động cơ điện ngưng hoạt động. Khi động cơ motor điện bị dơ, trầy xước hoặc bị có dấu hiệu tổn thương, điều đó có nghĩa là động cơ điện đã vận hành trong môi trường khắc nghiệt hoặc có nhiều vấn đề phát sinh. Kiểm tra bằng mắt nên bao gồm cả kiểm tra mùi. Liệu có mùi cháy từ các bối dây? Mùi cháy đến từ vecni (varnish) cách điện của bối dây motor điện. Nếu có mùi cháy, vấn đề có thể đến từ sự quá nhiệt. Cuộn dây động cơ điện có thể bị tổn hại do các nguyên do ở trên, vì vậy việc kiểm tra cuộn dây cần phải được thực hiện để đưa ra kết luận về việc động cơ motor điện có cần phải quấn dây hay không.
Các vấn đề về quá nhiệt của motor điện không nhất định là liên quan đến bên trong động cơ điện, đôi khi, đó có thể là kết quả của chạy quá tải về cơ khí, chẳng hạn như bị tắc nghẽn ở bộ phận chạy tải hoặc ở phần dầu được bơm qua bộ phận truyền động, hoặc do chạy động cơ điện ở tốc độ thấp khiến cho sự lưu thông không khí bị mất cân bằng. Ngoài ra, đó có có thể là sự cố từ dòng điện trong bộ truyền động gây ra quá nhiệt cuộn dây hoặc nguyên nhân cơ bản có thể chỉ là kết quả của sự ô nhiễm ở môi trường vận hành. Khi chất ô nhiễm trở thành chất cách nhiệt hoặc chất tạo nhiệt, chúng sẽ tạo ra yếu điểm trong sự vận hành bình thường của động cơ điện. Kiểm tra quạt làm mát và đường lưu thông khí để đảm bảo rằng không có sự cản trở nào trong sự vận hành của động cơ điện. Làm sạch toàn bộ bề mặt, thổi bay hoặc làm sạch chân không động cơ điện. Sự ăn mòn có thể làm hỏng các bối dây motor điện cũng như cản trở sự kết nối mạch điện. Nếu sự ăn mòn diễn ra thường xuyên, quấn lại dây động cơ điện có thể là sự lựa chọn tốt, trong trường hợp các cuộn dây có dấu hiệu hư tổn sau khi thực hiện kiểm tra.
Kiểm tra cuộn dây motor điện
Sau khi động cơ điện được tháo mở và đã được kiểm tra các bộ phận bên trong, quy trình kiểm tra cuộn dây động cơ điện nên được thực hiện. Đây là lúc các báo cáo bảo trì trước đây có giá trị. Loại dịch vụ nào trước đây liên quan đến hư hỏng cuộn dây hay bất thường ở cuộn dây đã được thực hiện? Động cơ motor điện có được quấn dây lại hay không? Nếu có, nguyên nhân nào gây thất bại? Các thông tin có được sẽ cho biết loại hình kiểm tra nào nên được thực hiện cho cuộn dây. Trong một vài tình huống, các quy trình kiểm tra cuộn dây ngoài kiểm tra megger nên được thực hiện. Có dấu hiệu nào cho biết cuộn dây bị quá nhiệt hay không? Các dấu hiệu này có thể là dấu cháy xém, nứt gãy, hoặc trong tình trạng nghiêm trọng hơn là sẽ thấy vỏ dây điện bị tróc. Các hư hỏng cuộn dây nghiêm trọng sẽ bắt buộc phải thực hiện quấn dây motor điện.
Một lần nữa, hãy kiểm tra các dấu hiệu hữu hình trên cuộn dây động cơ điện. Nếu các cuộn dây bị bẩn hoặc ăn mòn, hãy làm sạch các cuộn dây. Kiểm tra các tài liệu cung cấp bởi nhà sản xuất trước khi sử dụng các chất tẩy rửa nhằm đảm bảo các chất này sẽ làm ảnh hưởng đến cách điện cuộn dây. Nên tránh sử dụng khí nén vì lực đẩy từ khí nén có thể đẩy các hạt bụi bám trên cách điện cuộn dây và làm hỏng chúng. Kiểm tra xem có dấu hiệu ẩm trên cuộn dây hay không? Nếu có, trước khi thực hiện bất cứ quy trình kiểm tra cuộn dây motor điện nào, cuộn dây cần phải được sấy khô. Các cuộn dây bị ẩm ướt thường cho kết quả kiểm tra cách điện sai, do đó phải thực hiện sấy khô cuộn dây trước. Điều này có thể thực hiện bằng cách đưa motor điện vào lò sấy cho đến khi điện trở cách điện đạt được ít nhất 10 megaohm. Thực hiện tham khảo tài liệu của nhà sản xuất để ghi nhận các yêu cầu cần thiết trước khi thực hiện. Nếu vẫn không có kết quả, các công ty nên cân nhắc sơn cách điện lại cuộn dây. Nếu động cơ điện đạt yêu cầu khi thực hiện kiểm tra cách điện, thì giải pháp trên là phù hợp. Trong trường hợp cách điện vẫn không đạt, quấn dây động cơ điện nên được thực hiện.
Tiêu chuẩn kiểm tra cách điện cuộn dây là kiểm tra megger ở điện thế 500 hoặc 1000 V cho động cơ điện một chiều DC. Độ điện trở cách điện tiếp đất tối thiểu phải là 1megaohm/kv và 1megaohm ở nhiệt độ môi trường là 40 độ C. Điện trở cách điện ở mức 50 megahom hoặc hơn là bình thường. Điện trở phụ thuộc vào kích thước động cơ điện, loại dây. Tham khảo tài liệu nhà sản xuất đế có số liệu cụ thể về điện trở cách điện. Một điểm cần chú ý khi thực hiện kiểm tra cách điện tiếp đất bằng kiểm tra megger là giá trị có thể khác nhau, vì vậy nên thực hiện kiểm tra nhiều lần. Trị số thấp cho biết motor điện đang gặp vấn đề và cần phải kiểm tra sâu hơn. Kiểm tra cách điện tiếp đất không bắt buộc khi thực hiện kiểm tra cách điện, do bài kiểm tra này không cho biết điện trở cách điện giữa các bối dây. Để kiểm cách điện giữa các cuộn dây, quy trình kiểm tra Hipot sẽ được thực hiện và quy trình này đòi hỏi phải có các dụng cụ chuyên dụng.
Bảo trì chổi than và cổ góp
Chổi than và cổ góp là một bộ phận không thể thiếu cho sự vận hành của động cơ điện một chiều DC và khi không được bảo trì định kỳ thì hai bộ phận này có nguy cơ phải tiến hành sửa chữa cổ góp hoặc thay mới chổi than hoàn toàn (Tham khảo thêm hình ảnh sửa chữa cổ góp động cơ điện một chiều DC của công ty Thành Tâm tại đây).
Chổi than chạy hoặc trượt trên cổ góp đang quay của rotor. Khi vận hành bình thường, chổi than sẽ tạo ra rất ít tiếng ồn, tiếng lạch cạch hoặc đánh lửa. Chổi than có quá nhiều vết trầy xước là dấu hiệu cho biết motor điện một chiều DC đang hoạt động không tốt và có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Khi ngắt điện, quay rotor động cơ điện bằng tay để đánh giá xem chổi than có hoạt động bình thường trên cổ góp hay không và lò xo có giữ đủ độ đàn hồi để tiếp xúc vừa đủ trên cổ góp. Chổi than đạt chuẩn kỹ thuật sẽ có bề mặt trơn bóng vì điều này cho biết chổi than đã được lắp đặt đúng quy chuẩn. Lắp đặt không đúng quy cách sẽ gây ra đánh lửa (phản ứng của rotor). Chổi than phải có khoảng cách cách đều nhau xung quanh cổ góp và song song với các thanh của cổ góp. Làm sạch các mảnh vụn quanh chổi than. So sánh chổi than đang dùng với bộ chổi than mới để nắm rõ độ mài mòn. Nếu mài mòn quá nhiều và không đảm bảo chổi than đang dùng sẽ có thể vận hành tốt cho đến đợt bảo dưỡng động cơ điện một chiều DC tiếp theo, hãy thay mới chổi than.
Cổ góp động cơ điện DC mài mòn qua quá trình sử dụng
(Ảnh minh họa: Hình ảnh cổ góp của motor điện DC 1250 KW của công ty Pomina được bảo trì tại Công ty Thành Tâm)
Cổ góp nên trơn bóng và có màu nâu. Cổ góp vẫn bình thường là cổ góp nên không có rãnh cắt, vết trầy hay vết xây xác. Nếu như cổ góp có những vùng bị đen và gồ ghề, đây có thể là do chổi than đã đánh lửa. Nếu cổ góp bạc màu, đó chính là sự mài mòn quá mức gây ra do sử dụng sai loại chổi than hoặc sai loại lò xo. Kiểm tra thông tin đưa ra bởi nhà sản xuất để sử dụng đúng loại chổi than cho motor điện một chiều DC. Bụi than và vụn than có từ chổi than có thể gây ra nẹt lửa và tổn thương cổ góp. Nếu cổ góp motor điện gồ ghề và các thanh không đồng đều, cổ góp nên được mài bóng. Để làm sạch cổ góp, sử dụng chổi làm sạch chổi than chuyên dụng (sợi thuỷtinh) và một số dụng cụ làm sạch động cơ điện. Không nên sử dụng giấy nhám bởi vì các hạt kim loại trên giấy nhám nếu bị rơi vãi có gây ra ngắn mạch điện.
Bạc đạn: Thay mới và bôi trơn
Có nhiều loại bạc đạn khác nhau và kỹ thuật bảo trì sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại bạc đạn, môi trường vận hành và mục đích sử dụng của động cơ điện DC. Phối chặn mỡ ở motor điện công suất thấp cho phép motor không cần phải bôi trơn. Bôi trơn dầu mỡ chỉ là một trong ba công đoạn bảo dưỡng được thực hiện khi bảo trì bạc đạn motor điện DC. Làm sạch, loại bỏ và thay mới là những công đoạn khác. Khi thực hiện kiểm tra tiếng ồn và đo rung, bạc đạn động cơ điện một chiều cần được kiểm tra các tiếng ồn bất thường, rung động và sự cao nhiệt. Sự kiểm tra bằng “cảm nhận” và “âm thanh” là những thủ thuật đơn giản để nắm rõ hiện trạng của bạc đạn motor điện một chiều. Khi thực hiện kiểm tra bằng “cảm nhận” lúc motor điện đang vận hành, hãy chạm vào thân ổ trục bạc đạn. Nếu như ổ bạc đạn nóng khi chạm vào, bạc đạn rất có thể đã gặp vấn đề. Khi thực hiện kiểm tra “âm thanh”, chú ý đến các âm thanh lách cách và âm thanh thể hiện sự mài mòn. Nếu có các âm thanh này, bạc đạn cần được kiểm tra kỹ hơn và tiến hành thay thế. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ra hỏng bạc đạn động cơ điện là do:
- Thiếu dầu hoặc mỡ bôi trơn
- Quá nhiều dầu mỡ gây ra nghẽn và quá nhiệt
- Bạc đạn bị mài mòn (bể bi bạc đạn hoặc mài mòn vòng ổ bi bạc đạn)
- Motor điện bị nóng hoặc môi trường vận hành quá nóng
Nếu các tài liệu bảo dưỡng ghi nhận bạc đạn thường xuyên gặp vấn đề, hãy nghiên cứu tài liệu của nhà sản xuất để đánh giá xem có đang sử dụng đúng loại bạc đạn. Nếu không phải do dùng sai bạc đạn, các tác động bên ngoại có thể là nguyên do. Trước khi thực hiện tháo và thay mới bạc đạn động cơ điện một chiều, hãy làm sạch ổ bạc đạn bằng dầu xúc rửa hoặc dung môi. Bạc đạn phải được làm sạch và không còn chất nhiễm bẩn, vì vậy cần kiểm tra và đảm bảo không còn vết bẩn trên bạc đạn. Khi buộc phải thay mới bạc đạn, sử dụng dụng cụ chuyên dụng thíc hợp để tháo bạc đạn. Không được sử dụng búa vì búa sẽ làm hỏng vòng ổ bi của bạc đạn (Tham khảo hình ảnh thay bạc đạn của Công ty Thành Tâm tại đây).
Thực hiện kiểm tra và thay bạc đạn motor điện một chiều khi cần thiết
(Ảnh minh họa: Bạc đạn động cơ điện một chiều 1250 KW của Công ty Vinakyoei được bảo trì tại Thành Tâm)
Lịch thực hiện công đoạn bôi trơn bạc đạn tùy thuộc vào loại bạc đạn và mục đích sử dụng của motor điện. Động cơ điện một chiều có kích thước từ nhỏ đến trung bình với bi bạc đạn không có phốt chắn mỡ nên được bôi trơn mỗi 3-6 năm trong điều kiện thông thường. Môi trường ẩm ướt, giàu tính ăn mòn và nhiệt độ cao đòi hỏi bôi trơn bạc đạn thường xuyên hơn. Chất bôi trơn phù hợp rất quan trọng khi thực hiện bôi trơn, vì vậy cần tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi thực hiện bôi trơn, tháo nút đỡ ở đấy của thân ổ trục bạc đạn để ngăn áp lực quá lớn khi thực hiện bôi trơn. Sau khi hoàn thành bôi trơn, cho động cơ điện hoạt động khoảng 5-10 phút cho đến khi mỡ dầu bôi trơn trôi ra khỏi lỗ dầu bôi trơn. Cách này sẽ giúp loại bỏ lượng dầu bôi trơn dư thừa.
Trên đây là hướng dẫn quy trình bảo trì động cơ điện DC bước gợi ý để có một kế hoạch bảo trì động cơ điện thành công. Trong thực tế, không phải công ty nào cũng có sẵn đội ngũ kỹ thuật để thực hiện bảo dưỡng motor điện định kỳ Khi quy trình bảo dưỡng motor điện một chiều được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ bảo trì động cơ điện uy tín, quy trình này sẽ không chỉ trở nên rõ ràng mà còn cho phép tiết kiệm chi phí rất nhiều so với chi phí đầu tư mua mới động cơ điện hoặc chi phí vật tư để thực hiện tự bảo dưỡng motor điện một chiều DC. Công ty Thành Tâm với hơn 35 năm trong ngành cung cấp dịch vụ bảo dưỡng động cơ điện cùng bảo trì các thiết bị công nghiệp như mâm từ, tủ điều khiển, biến áp, biến thế…sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho quý khách hàng. Chúng tôi thường xuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng – bảo trì động cơ motor điện một chiều DC từ 100 HP đến trên 4000 HP cho các khách hàng là các công ty lớn trên toàn quốc như Sabeco, Vinakyoei, Viglacera, Vinamilk, Pomina, Thép Hòa Phát, Posco, Crown, ABB, Toshiba…
Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: 89 Đường 16, Bình Hưng Hòa, Bình Tân
- Điện thoại: 0903 03 0594 hoặc 0906 600 594 (Ms. Thế)
- Email: [email protected]
Quý khách hàng có thể click vào đường link bên dưới để tham khảo các các công trình đã thực hiện của chúng tôi:
- Thông tin & Hình ảnh các công trình sửa chữa motor AC
- Thông tin & Hình ảnh các công trình bảo trì motor AC
- Thông tin & Hình ảnh các công trình sửa chữa motor DC
- Thông tin & Hình ảnh các công trình bảo trì motor DC
- Thông tin & Hình ảnh các công trình sửa chữa mâm từ
- Thông tin & Hình ảnh các công trình sửa chữa bơm nước
- Thông tin & Hình ảnh các công trình sửa chữa biến thế & tủ điều khiển
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!