Thỉnh thoảng đâu đó, chúng ta vẫn thấy những người mặc dù có nhan sắc, có địa vị, kinh tế nhưng lại lận đận trong đường tình duyên. Có nhiều người trải qua nhiều mối tình nhưng kết quả không được trọn vẹn. Cũng có những người đành phải chịu cảnh sống cô đơn cả đời dù mặc dù rất hoàn hảo, tốt đẹp. Theo quan niệm dân gian thì người đó đang có duyên âm và cần đi “cắt” duyên âm mới có được tình yêu hạnh phúc. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Duyên âm là gì? Liệu rằng duyên âm có thật hay không và cách hóa giải duyên âm như thế nào?Đức Phật có một danh xưng là Thế Gian Giải, có nghĩa là mọi sự, mọi việc trên thế gian Ngài đều biết rõ và giải thích được chi tiết, rõ ràng. Vậy dưới lăng kính của đạo Phật, vấn đề duyên âm được giải thích thế nào? Chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử, quý bạn đọc bài viết: “Duyên âm và cách hóa giải theo quan điểm Phật giáo” để cùng tìm câu trả lời qua những lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Duyên âm là gì?
Quan niệm dân gian cho rằng, duyên âm là tình duyên giữa người còn sống với người đã mất. Trong dân gian gọi những người đã mất là vong linh, hương linh; còn trong Phật giáo gọi đó là chúng sinh trong cõi ngạ quỷ. Nhận định về quan niệm này, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Câu chuyện duyên âm thời gian gần đây cũng nở rộ. Tức là, có rất nhiều người thanh niên, nam cũng như nữ muộn mằn trong việc xây dựng gia đình. Rất khó có người tình, hoặc có người yêu nhưng cứ đến giai đoạn đi đến hôn nhân thì lại đổ vỡ. Thầy cũng được tiếp xúc, được nghe rất nhiều những chuyện như thế này. Người ta quan niệm rằng: Những người như thế có thể là bị người âm theo để phá không cho mình có được tình duyên mới trong kiếp này. Không lấy được vợ, không lấy được chồng; cản trở việc lấy vợ, lấy chồng. Đó gọi là có duyên âm theo”.
>>> Chuyện “trả nợ âm” theo quan điểm của đạo Phật
Duyên âm theo quan điểm Phật giáo
Nhà vật lý học người Đức Albert Einstein từng nói: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”.
>>> Phật giáo là một nền giáo dục, khoa học?
Vậy trước vấn đề dân gian quan niệm có duyên âm, người âm đi theo thì với lăng kính của đạo Phật sẽ giải thích ra sao? Về vấn đề này, Sư Phụ giảng giải: “Theo tinh thần Đạo Phật, chúng sinh có nhiều kiếp luân hồi. Tại mỗi kiếp luân hồi, chúng ta lúc là người thiện, lúc là người ác. Khi chúng ta thiện, có những người tốt với mình. Khi chúng ta ác, cũng có người ác với mình. Khi chúng ta sống ác, làm các ác hạnh thì có những người oán đối, oán thù với mình. Và oán thì phải trả oán. Họ sẽ theo mình báo thù, báo oán. Cho nên, nhà Phật có câu “oan gia trái chủ”. Oan gia tức là nhà oan ức với mình. Trái chủ tức là họ là chủ nợ của mình, mình là con nợ của họ. Và oan gia trái chủ thì theo nhau để đòi nợ, để báo oán, báo thù nhau. Sang kiếp này, chúng ta có duyên phước được làm người; còn người oán thù với mình, họ chưa có duyên phước được làm người thì họ ở trong thế giới tâm linh, họ theo mình, họ báo thù, báo oán, đòi nợ mình. Gọi là oan gia trái chủ, đòi nợ báo oán. Chuyện này đối với nhà Phật là có thật”. Qua lời giảng của Sư Phụ, chúng ta có thể hiểu rằng, duyên âm là hiện tượng có thật. Đây là những chúng sinh có nhân duyên với mình trong tiền kiếp hoặc kiếp này, tác động và cản trở vào vấn đề tình cảm của mình.
Những câu chuyện vong linh đi theo con người trong kinh Phật
Trong nhiều bài kinh, Đức Phật có kể về những câu chuyện chúng sinh trong cõi ngạ quỷ tác động đến con người. Ví dụ chuyện vong linh phát ra tiếng kêu khóc khiến vua Bình-sa mất ngủ trong chuyện ngạ quỷ Ngoại Bức Tường – kinh Tiểu Bộ 2, phẩm Con rắn. Câu chuyện Dạ Xoa ăn thịt hai đứa con của nữ thí chủ do oán kết từ nhiều kiếp trước được kể trong bài kinh Người Sinh Làm Nữ Dạ Xoa – trích kinh Pháp Cú – tích truyện…
Để đại chúng hiểu rõ hơn về việc con người có các chúng ngạ quỷ (dân gian gọi là người âm) đi theo, Sư Phụ đã kể câu chuyện Viên Áng – Tiều Thố được trích trong kinh Từ Bi Thủy Sám do Hòa thượng Huyền Dung dịch: “Mười kiếp trước, Viên Áng là một vị quan, xử oan cho Tiều Thố phải chết. Tiều Thố căm thù, nguyện đi theo Viên Áng để báo oán. Nhưng sau kiếp đó, Viên Áng tái sinh, kiếp nào cũng xuất gia tu hành là bậc cao Tăng. Do oai đức của Viên Áng là bậc cao Tăng, có giới Thần hộ trì cho nên Tiều Thố đi theo mà không thể báo oán được. Nhưng đến kiếp thứ mười này, Viên Áng tái sinh làm vị quốc sư rất giỏi và được vua ban cho tòa trầm hương rất quý. Vị quốc sư rất tự hào, kiêu hãnh, ngồi lên tòa trầm hương. Do khởi tâm tự hào, kiêu hãnh nên tổn mất đức, tổn mất phước báu. Do tổn mất đức như vậy cho nên oan hồn của Tiều Thố mới nhập vào thân báo oán được, biến thành mụn ghẻ mặt người ở đầu gối của ngài quốc sư này. Sau đó, Bồ Tát Ca Nhã Ca giúp hai người này hóa giải được oán kết trong tiền kiếp. Từ đó lập nên bộ kinh Từ Bi Thủy Sám. Đương nhiên, trong Phật Pháp có rất nhiều những câu chuyện ân oán như thế này; báo ân, báo oán với nhau nhiều kiếp. Chuyện này là chuyện thật. Tái sinh chuyển kiếp chỉ là sự nối tiếp. Còn dòng tâm linh vẫn tương tục với nhau. Oán nhau thì vẫn tìm đến nhau để trả oán; ân nhau thì vẫn tìm đến nhau để trả ân là như vậy”.
Câu chuyện Ngài Ngộ Đạt Quốc sư bị Tiều Thố báo oán biến thành mụn ghẻ mặt người ở đầu gối
Qua những bài kinh Phật và câu chuyện Sư Phụ kể, chúng ta thấy hiện tượng vong linh đi theo báo oán hay trả ơn cho con người là hoàn toàn có thật. Bởi những người có duyên hoặc có ân oán với nhau, theo dòng tâm thức, ái mến hay hận thù thì sẽ tìm đến nhau. Mọi nhân duyên đều tuân theo quy luật nhân quả. Vậy hiện tượng duyên âm là hoàn toàn có thật và bị chi phối theo quy luật nhân quả của vũ trụ này.
>>> Sức mạnh của định nghiệp và phương pháp chuyển hóa năng lực của nghiệp
Những người như thế nào thì có duyên âm?
Trong bài kinh Người Sinh Làm Nữ Dạ Xoa – trích kinh Pháp Cú – tích truyện có kể về câu chuyện gia đình một chàng công tử có hai người vợ. Người vợ cả thì không sinh được con; người vợ lẽ có thể sinh được con cho chồng. Vì sợ bị chồng lạnh nhạt, không yêu thương mình, vợ cả nhiều lần lập mưu làm cho vợ lẽ sảy thai. Sau hai lần phá thai trót lọt, đến lần thứ ba, vì thai đã già ngày nên không xảy ra, nằm ngang cửa tử cung của vợ lẽ. Thấy dạ dưới đau dữ dội, biết mình sắp chết, cô vợ lẽ vừa khóc vừa thề rằng: “Một tay mày sát hại ba đứa con tao. Bây giờ tới tao cũng chết vì tay mày, chết rồi tao sẽ đầu thai làm nữ Dạ Xoa để ăn thịt mấy đứa con mày lại rửa hận”. Vì mối ân oán ấy mà nhiều kiếp sau, theo nghiệp của mình, hai người tái sinh qua lại để báo thù lẫn nhau. Mãi đến khi Đức Phật Thích Ca thành tựu quả vị Bồ Đề tại Ấn Độ cổ xưa; vì nghiệp ác nào đó, người vợ lẽ tái sinh làm Hắc Nữ Dạ Xoa; vì nghiệp thiện nào đó đã gieo từ trước, người vợ cả tái sinh làm con gái trong một gia đình ở kinh thành Xá-vệ. Người con gái lớn lên lấy chồng. Mỗi lần sinh được đứa con nào đều bị Dạ Xoa đến ăn thịt. Đến lần thứ ba, người con gái sợ quá, mang đứa con đến cúng dường lên Đức Phật cầu mong Ngài cứu giúp. Sau đó, hai bên được Đức Phật hóa giải mối hận thù thì mới hết theo nhau để trả thù, báo oán.Khi nói về những trường hợp có duyên âm theo, Sư Phụ khẳng định: “Những vị hỏi có duyên âm theo khiến cho việc tình duyên của mình bị trắc trở có hay không? Chúng tôi khẳng định chuyện đó là có. Những người trong tiền kiếp từng thề non hẹn biển với nhau. Rồi sau đó mình phản nghịch, bội nghịch, mình không chung thủy với họ. Rồi người kia, trở thành oán kết với mình, họ đi theo cản trở mình kiếp này. Có những nhân duyên tiền kiếp thề non hẹn biển với nhau như thế. Hoặc là vợ chồng tình nồng thắm đượm quá, nguyện yêu nhau mãi mãi, yêu nhau nhiều đời thì kiếp này họ cũng theo nhau. Do những thề nguyện như vậy mà đi theo nhau. Rồi họ trói buộc nhau, giữ gìn nhau, không cho ai có tình duyên mới trong kiếp này”.
Từ câu chuyện trong kinh Phật và lời giảng của Sư Phụ, chúng ta biết rằng, sự bội ước trong tình yêu hoặc phát lời thề nguyện sẽ yêu nhau mãi mãi là một trong những nguyên nhân của việc có duyên âm đi theo. Vậy nên khi yêu, chúng ta cần phải chung thủy với người mình yêu và cẩn trọng với những lời thề nguyện để không gặp phải hiện tượng duyên âm.
Cách hóa giải duyên âm theo lời Phật dạy
Theo đúng quan điểm của đạo Phật, Sư Phụ cũng giảng giải về việc hóa giải duyên âm: “Quan điểm Đạo Phật thừa nhận chúng ta có duyên, oan gia trái chủ trong tiền kiếp. Hoặc là chúng ta có những ân nghĩa với các vong linh trong tiền kiếp. Họ có thể trợ duyên, hoặc cản trở chúng ta. Ai có những duyên như thế này, đủ duyên thì có thể về chùa để làm lễ hoá giải. Đây không gọi là cắt, mà gọi là hóa giải để chuyển đi oán nghiệp này”. Về bản chất của việc hóa giải duyên âm là cầu siêu, tác phước cho những vong linh có nhân duyên với mình được siêu thoát. Khi đó, vong linh được về chùa tu tập, bớt khổ, được siêu thoát thì người có duyên âm sẽ không bị vong linh theo báo oán trên đường tình duyên nữa.
Lễ cầu siêu vào ngày 14,30 (âm lịch) hàng tháng tại chùa Ba Vàng
Liên hệ trong kinh Phật về việc cúng dường Tam Bảo hồi hướng cho vong linh, chúng ta thấy có câu chuyện của vua Bình-sa trong kinh Tiểu Bộ II, phẩm Con Rắn, chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường. Mỗi đêm vua Bình-sa đều nghe thấy trong hoàng cung có những tiếng kêu thảm thiết khiến ông không ngủ được. Vì rất sợ hãi nên vua đã đến bạch với Đức Phật. Với trí tuệ của bậc Thế Gian Giải, Ngài cho biết đó là các vong linh ngạ quỷ, người thân của vua trong 92 kiếp trước không có gì ăn, đói khát, đang lang thang, vất vưởng. Sau đó vua Bình-sa đã thỉnh Đức Phật và Tăng chúng đến Hoàng cung thọ nhận vật phẩm cúng dường để hồi hướng cho các vong linh. Sau khi vua cúng dường vật phẩm lên Đức Phật và chư Tăng thì các vong linh đều được sự no đủ, mát mẻ, không còn thiếu thốn, đói khát như trước.
>>> Phước báu vô lượng của việc cúng dường Đức Phật và Tăng chúng
Đức vua Bình Sa thỉnh Phật và chư Tăng vào hoàng cung để cúng dường, hồi hướng cho các vong linh, ngạ quỷ
Từ câu chuyện của vua Bình-sa và lời dạy của Sư Phụ, chúng ta hiểu rằng với tinh thần của đạo Phật thì cách xử lý, hóa giải duyên âm là biết sám hối, làm thiện, cúng dường Tam Bảo, biết phóng sinh; trì trai, giữ giới. Rồi hồi hướng cho vong linh thì họ sẽ được no đủ, tu tập để chuyển nghiệp.
Phật tử chùa Ba Vàng rất hoan hỷ khi được tham gia buổi lễ phóng sinh
Qua lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chúng ta biết duyên âm là có thật và hoàn toàn có thể hóa giải được dựa trên giáo lý mà Đức Thế Tôn đã dạy. Mỗi người nên sống chung thủy, đúng với giới mà Đức Phật dạy là không tà dâm để không tạo oán kết với chúng sinh nào. Đồng thời biết tu tập các việc thiện, bố thí, cúng dường, trì trai, giữ giới để tích lũy phước báu; từ đó hóa giải duyên âm và tránh nghiệp duyên âm đến với mình.
Hạnh Duyên
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!