Bảng đơn vị đo diện tích và cách quy đổi các đơn vị đo diện tích

Đơn vị đo diện tích là một loại đơn vị không thể thiếu trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng. Chúng ta đã có cơ hội được tiếp cận với kiến thức này từ bài bảng đơn vị đo diện tích lớp 4. Dưới đây thapgiainhietliangchi đã tổng kết cơ bản về bảng đơn vị đo diện tích, cách quy đổi. Và những điều thú vị xoay quanh đơn vị đo diện tích của Mỹ.

Tìm hiểu đơn vị đo diện tích là gì?

Diện tích của một hình nào đó có thể được xác định bằng cách so sánh hình với các hình vuông có một kích thước cố định (theo tiêu chuẩn nhất định của hệ thống đơn vị quốc tế SI), hình vuông này sẽ có độ dài cạnh bằng 1 đơn vị.

Để tìm được diện tích của một hình bất kì, ta sẽ chia hình đó thành các hình vuông với các cạnh có kích thước cố định. Diện tích của hình đó sẽ bằng tổng diện tích của các hình vuông kia.

Diện tích hình vuông cạnh a
Hình vuông cạnh a sẽ là hình vuông kích thước cố định

Như vậy ta có các đơn vị đo diện tích như sau:

  • Ki-lô-mét vuông (kí hiệu là km²): Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1km.
  • Héc-tô-mét vuông (kí hiệu là hm²): Héc-tô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1hm.
  • Đề-ca-mét vuông (kí hiệu là dam²): Đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1 dam.
  • Mét vuông (kí hiệu là m²): Mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1m
  • Đề-xi-mét vuông (kí hiệu là dm²): Đề-xi-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1dm.
  • Xen-ti-mét vuông (kí hiệu là cm²): Xen-ti-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1cm.
  • Mi-li-mét vuông (kí hiệu là mm²): Mi-li-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1mm.

Trên thực tế, người ta ưa chuộng sử dụng đơn vị đo diện tích ha (héc-tô-mét vuông) làm đơn vị đo diện tích đất đai.

Bảng đơn vị đo diện tích

Trong chương trình toán học lớp 4, chúng ta đã được học các đơn vị đo diện tích là mét vuông, milimet vuông trong bảng đơn vị đo diện tích. Với chương trình đại số lớp 5, ta đã được học tất cả 7 đơn vị đo diện tích qua bảng đơn vị đo diện tích.

Tất cả các đơn vị đo diện tích gồm có: km², hm², dam², m², dm², cm², mm²

Bảng đơn vị đo diện tích
Thế nào là bảng đơn vị đo diện tích?

Cách quy đổi các đơn vị đo độ diện tích dễ dàng nhất

Dựa vào bảng đơn vị đo diện tích, ta có nhận xét như sau:

  • Mỗi đơn vị sẽ gấp 100 lần đơn vị liền kề sau nó.
  • Mỗi đơn vị sẽ bằng 1/100 đơn vị liền kề trước nó.
Cách quy đổi các đơn vị đo độ diện tích dễ dàng nhất
Cách quy đổi các đơn vị đo độ diện tích

Từ đó, để quy đổi các đơn vị đo diện tích , chúng ta có thể áp dụng 2 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Khi đổi từ đơn vị đo diện tích lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đơn vị với 100.

Ví dụ minh họa như sau:

2 m² = 2 x 100 = 200 dm²

4 m² = 4 x 10000 = 40000 cm²

Ta cũng sẽ có: 3 m² = 300 dm² = 30000 cm²

Hay ví dụ như sau: 5 km² = 500 hm² = 50000 dam²

Xem thêm: Bảng đơn vị đo độ dài và mẹo ghi nhớ nhanh nhất

Nguyên tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị đo diện tích bé hơn sang đơn vị đo lớn hơn liền kề, ta chia số đơn vị đó cho 100.

Ví dụ minh họa sau: 700cm² = 700 : 100 = 7 dm²

Khi quy đổi đơn vị đo diện tích thì thừa số, số chia không phải là số đo, như là số 100 trong phép đổi 8m² = 8 x 100 = 800m² và số 10 trong phép quy đổi 900cm² = 900 : 100 = 9dm², không phải là số đo, nó cũng không có đơn vị đo.

Câu chuyện thú vị liên quan đến đơn vị đo diện tích của Mỹ

Chắc hẳn nhiều người vẫn hay đặt ra câu hỏi tại sao nước Mỹ lại không sử dụng hệ đo lường mét . Nguyên nhân Mỹ không sử dụng hệ đo lường quốc tế SI (hệ mét) thực tế bắt nguồn từ một vụ cướp biển đấy!

Vào đầu của những năm 1973, Hoa Kỳ bắt đầu nhận thấy rằng cần phải tìm một hệ đo lường thống nhất để sử dụng trên toàn lãnh thổ quốc gia mình, vì khi đó tại mỗi bang của Mỹ sẽ sử dụng một hệ đo lường riêng, điều này gây ra khó khăn rất lớn cho việc giao thương, buôn bán, quy đổi và tính toán chung.

Ông Thomas Jefferson đang là Bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ lúc bây giờ, đã tìm hiểu về một hệ thống đo lường mới của nước Pháp và cho rằng, đây chính là thứ mà Hoa Kỳ cần. Tuy nhiên, ông cần có thêm lập luận khoa học để thuyết phục được Quốc Hội phê chuẩn chuyển sang hệ đo lường nước Pháp.

Ống trụ bằng đồng tương đương với 1kg và 1 mét
Ống trụ bằng đồng tương đương với 1kg và 1 mét

Jefferson đã gửi thư đến cho những người bạn của mình đang ở Pháp và đề nghị cử một nhà khoa học có tên là Joseph Dombey vượt biển sang Mỹ và đem theo những ống trụ bằng đồng với một cái tay cầm nhỏ trên đầu.

Những ống trụ được quy ước tương đương với 1kg và 1 mét đây cũng chính là chuẩn đo lường SI thời nay, được hầu hết lãnh thổ toàn cầu sử dụng. Và là một phần của hệ thống đo lường trọng lượng đang rất phát triển tại Pháp thời bấy giờ.

Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, đoàn tàu đã phải gặp cướp biển, chúng là những tàu tư nhân từ Anh. Những món đồ tượng trưng cho đơn vị kg và mét đã bị cướp và thất lạc. Đây chính là nguyên nhân khiến nước Mỹ đến ngày nay vẫn sử dụng hệ đo lường độc lập.

Nước mỹ không sử dụng hệ đo lường SI
Mỹ không sử dụng hệ đo lường quốc tế SI bắt nguồn từ một vụ cướp biển đấy!

Tìm hiểu các đơn vị đo diện tích của Mỹ

Có thể bạn đã biết? Một quốc gia tân tiến vượt bậc như nước Mỹ lại không hề sử dụng hệ đo lường SI mà đại đa số các quốc gia đều sử dụng, thay vào đó, nước Mỹ sử dụng một hệ đo lường riêng mà rất ít quốc gia trên thế giới sử dụng đến.

Hiện nay, Mỹ sử dụng rất phổ biến các đơn vị đo diện tích, chiều như là:

  • Inches (được ký hiệu: in)
  • Feet (được ký hiệu: ft)
  • Yard (được ký hiệu: yd)
  • Chain (được ký hiệu: ch)
  • Furlong (được ký hiệu: fur)
  • Mile
  • League

Cách quy đổi các đơn vị đo diện tích, chiều dài của Mỹ

Để quy đổi từ đơn vị đo chiều dài này sang một đơn vị đo chiều dài khác của Mỹ thì các bạn cần phải tham khảo những thông tin sau đây:

  • 1 foot = 12 inches
  • 1 yard = 3 feet
  • 1 chain = 22 yards
  • 1 furlong = 220 yards
  • 1 mile = 8 furlongs
  • 1 mile = 1760 yards
  • 1 league = 3 miles

Để giúp các bạn dễ dàng quy đổi đơn vị feet sang các đơn vị đo chiều dài phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Thapgiainhietliangchi sẽ hướng dẫn các bạn cách chuyển đổi nhanh gọn như sau:

  • 1 feet sẽ bằng 0.3048 meters (m )
  • 1 feet sẽ bằng 30.48 centimeters (cm )
  • 1 feet sẽ bằng 304.8 millimeters (mm )
  • 1 feet sẽ bằng 12 inches (inch )
Bảng quy đổi đơn vị đo diện tích, chiều dài SI sang đơn vị đo chiều dài Mỹ, Anh
Bảng quy đổi đơn vị đo diện tích, chiều dài SI sang đơn vị đo chiều dài Mỹ, Anh

Các dạng bài tập ôn tập bảng đơn vị đo diện tích lớp 4

Dạng 1: Thực hiện các phép so sánh

Phương pháp làm:

Khi phải so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta hãy so sánh chúng như so sánh hai số tự nhiên.

Khi phải so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước tiên phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện phép so sánh như bình thường.

Ví dụ 1: So sánh 3m² 9dm² và 39dm²

Đổi 3m² = 300dm²

3m² 9dm² = 300dm² + 9dm² = 309dm²

Vậy ta có 309dm² > 39dm² nên suy ra 3m² 9dm² > 39dm²

Ví dụ 2: So sánh 890ha và 89km²

Đổi 890 ha = 890hm² = 8,9km²

Vậy 8,9km² < 89km² nên 890ha < 89km²

Dạng 2: Giải bài toán về diện tích có lời văn

Ví dụ như: Để tiến hành lát sàn cho một căn phòng hình chữ nhật với chiều dài 7m, chiều rộng 5 m bằng những mảnh gỗ lát hình chữ nhật có chiều dài là 1m 20cm, chiều rộng 20cm. Hỏi ta sẽ cần bao nhiêu mảnh gỗ để có thể lát kín căn phòng đó?

Lời giải như sau:

1m20cm sẽ bằng 120cm

Diện tích mỗi một mảnh gỗ là: 120 x 20 = 2400 (cm²)

Diện tích căn phòng là: 7 x 5 = 35 (m²) = 350 000cm²

Số mảnh gỗ cần dùng để lát kín sàn căn phòng là: 350000 : 2400 = 145,83 (mảnh)

Đáp số: Ta cần 145,83 mảnh gỗ để lát kín căn phòng đó.

Bài viết trên là tổng hợp những kiến thức về các đơn vị đo diện tích, cách quy đổi các đơn vị đo diện tích đó. Mong rằng bài viết đã có thể cung cấp đầy đủ những kiến thức liên quan đến đơn vị đo diện tích mà bạn quan tâm. Cũng biết được rằng, không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng chung một hệ đo lường SI và lý do vì sao Mỹ lại sử dụng một hệ đo lường riêng.