Điện trở dán – cách đọc, ký hiệu của điện trở dán

Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản. Thế nhưng bạn có biết điện trở dán là gì? Nó có điểm khác biệt nào so với điện trở thông thường không? Và làm thế nào để đọc được giá trị của điện trở dán? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Điện trở dán là gì?

Để tìm hiểu điện trở dán là gì, đầu tiên chúng ta hãy cùng xem khái niệm điện trở. Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động. Hiểu một cách đơn giản thì điện trở chính là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện.

Điện trở dán hay còn gọi là điện trở dán SMD chính là một con điện trở được dán trên bề mặt bo mạch chủ (Mainboard). Nó được gắn cố định trên bề mặt Mainboard nên không thể tháo rời.

Điện trở 1206 5% 3R (60 con/túi) Linh Kiện 888

Kích thước của điện trở dán SMD

Kích thước và hình dáng của điện trở dán đều đã được tiêu chuẩn hóa và hầu hết tuân theo các tiêu chuẩn JEDEC.

Kích thước của điện trở dán được biểu thị bằng mã số, chứa cả chiều rộng và chiều cao của điện trở dán. Đơn vị đo của mã này có thể được tính theo Inch hoặc mm, mã Inch được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, kích thước thực tế sử dụng đơn vị mm nhiều hơn.

Cách đọc điện trở dán

Điện trở dán SMD dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở. 2 chữ số đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ của mười (số số không). Ví dụ:

Trở dán ghi

224 = 22 × 10^4 ohms = 220 kilohms 332 = 33 × 10^2 ohms =3.3 kilohms 473 = 47 × 10^3 ohms = 47 kilohms 105 = 10 × 10^5 ohms = 1.0 megohm

Điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0 (Vì 10^0 = 1). Ví dụ:

100 = 10 × 10^0 ohm = 10 ohms 220 = 22 × 10^0 ohm = 22 ohms

Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để trán hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 220 là 220ohms.

Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân. Ví dụ:

4R7 = 4.7 ohms R300 = 0.30 ohms 0R22 = 0.22 ohms 0R01 = 0.01 ohms

Đối với trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không).

Ví dụ:

1001 = 100 × 10^1 ohms = 1.00 kilohm

4992 = 499 × 10^2 ohms = 49.9 kilohm

1000 = 100 × 10^0 ohm = 100 ohms

Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms).

Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms.

Ví dụ:

Điện trở dán 101 = 10 x 10^1=100Ω

Điện trở dán 102 = 10 x 10^2=1000Ω hoặc 1kΩ

Điện trở dán 103 = 10 x 10^3=10000Ω hoặc 10kΩ

Điện trở dán 105 = 10 x 10^5=1000000Ω hoặc 1000kΩ

Điện trở dán 472 = 47 x 10^2=4700Ω

Kí hiệu của điện trở dán

Điện trở dán được kí hiệu bằng mã 3 chữ số và dấu gạch ngang ngay dưới một trong các chữ số biểu thị thay cho R (dấu thập phân). Ví dụ: 122= 1,2kΩ 1%. Một số nhà sản xuất gạch dưới cả ba chữ số – đừng nhầm lẫn điều này.

Khi ta thấy trên điện trở dán có kí hiệu M, đó là biểu thị cho giá trị milli Ôm .Ví dụ: 1M50 = 1,50mΩ, 2M2 = 2,2mΩ.

Combo 120 giá trị điện trở dán 0603 1% từ 0R-10M.::

Kí hiệu hiển thị giá trị của điện trở SMD cũng có thể được đánh dấu bằng một thanh dài trên đầu (1m5= 1.5mΩ, R001 = 1mΩ, vv) hoặc một thanh dài dưới mã (101= 0.101Ω, 047 = 0.047Ω). Gạch chân được sử dụng thay thế cho “R” do không gian hạn chế trên thân của điện trở. Vì vậy, ví dụ, R068 trở thành 068 = 0,068Ω (68mΩ).

Để tìm sản phẩm phù hợp vui lòng liên hệ với chúng tối qua thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447 Skype: Lidinco – Email: [email protected] Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: [email protected]