Việc tối ưu card màn hình sẽ giúp bạn có những phút giây gaming ấn tượng. Đây là thủ thuật nhằm thay đổi cài đặt, mục đích của chiếc card màn hình, để chúng tập trung vào một mục đích nhất định.
Hướng dẫn cách tối ưu card màn hình NVIDIA để chơi game mượt mà hơn
Việc đầu tiên trong quá trình tinh chỉnh card đồ họa NVIDIA là tải về và thiết lập phiên bản driver mới nhất của card màn hình NVIDIA (nếu mọi người sử dụng Windows 10 thì chỉ cần nâng cấp Windows, phần mềm sẽ được tự động cài đặt). Khi quá trình trên đã hoàn thành, mọi người ấn chuột phải vào màn hình và chọn NVIDIA Control Panel. Sau đó, mọi người thực hiện các lựa chọn sau để tối ưu Card NVIDIA.
Tùy chỉnh Adjust Image Setting With Preview
Đầu tiên, bạn hãy vào tùy chỉnh Adjust image Setting With Preview. Tại đây chọn Use my Preference Emphasizing. Bạn trượt thanh sang bên trái là chỉnh Performance (Hiệu năng) hoặc chuyển sang bên phải là chỉnh Quality (Chất lượng). Nếu bạn quan tâm tới hiệu năng thì hãy chỉnh sang bên trái nhé.
Chỉnh sửa thiết lập nâng cao Manage 3D settings
Trong mục Manage 3D settings sẽ có rất nhiều tùy chỉnh khác nhau. Bạn hãy lần lượt tìm hiểu các chế độ dưới đây nhé!
1. Ambient Occlusion
Đầu tiên bạn tùy chỉnh Ambient Occlusion. Đây là tính năng như hiệu ứng đổ bóng ánh sáng, giúp việc chiến game chân thực hơn. Đây là công nghệ tiền đề của Ray Tracing trên các mẫu VGA RTX. Tính năng sẽ có ba tùy chỉnh cơ bản là Off, Performance và Quality. Bạn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của mình.
- Quality: Đối với người dùng có cấu hình khủng thì tùy chọn này mang đến trải nghiệm game tuyệt vời nhất.
- Performance: Card tầm trung thì bạn có thể chọn Performance để mang lại tốc độ khung hình cao và mượt.
- Off: Nếu bạn có card đồ họa tầm thấp, muốn tối ưu trải nghiệm thì có thể nghĩ đến Off. Vì đây chính là thuật toán tương đối phức tạp ảnh hưởng đến đổ màu cùng ánh sáng mà hiệu quả từ hình ảnh mang đến không quá quan trọng. Mọi người có thể tắt chế độ Ambient Occlusion này để giảm bớt gánh nặng xử lý của GPU.
2. Anisotropic/ Texture Filtering:
Anisotropic Filtering (AF) hoặc Texture Filtering (TF): Là những chế độ làm rõ hay mờ của hình ảnh, những thiết lập này giúp lựa chọn đường cường độ, làm đẹp từ 0x – 16x, tại 16x thì hình ảnh sắc nét, đẹp nhưng ngốn rất nhiều tài nguyên PC, phù hợp với những cỗ máy cấu hình “khủng”. Bên cạnh đó, những cài đặt thấp hơn sẽ mang đến độ sắc nét ít hơn nên mọi người tinh chỉnh tối ưu card NVIDIA.
Mặc định, thông số AF là x8, tuy nhiên, mọi người có thể phụ thuộc vào mong muốn mà tùy chỉnh cho thích hợp. Nếu máy tính sở hữu cấu hình không cao, mức x2 sẽ khá tối ưu card NVIDIA.
3. Anti Aliasing FXAA – Anti Aliasing
Anti Aliasing – khử răng cưa: Đây chính là cài đặt giúp giảm mức thô của từ pixel khi lên hình. Hiện tại, có nhiều tính năng khử răng cưa nhưng phổ biến trong những dòng GPU là Fast Approximate (FXAA). Nó sẽ phủ lên tất cả khung hình khi đã được dựng, khiến cho các bề mặt bị phủ nhòe từ chế độ Multisampling trở nên mượt hơn.
Chính vì tính hiệu quả mà tính năng này mang đến, nó tốn không ít tài nguyên RAM. Nếu mọi người muốn tối ưu card NVIDIA và không yêu cầu hình ảnh cao thì có thể chọn Off tắt đi chế độ này.
4. Antialiasing Mode
Kế đến là tùy chỉnh Antialiasing Mode, tương tự khử răng cưa. Ở đây, có 3 tùy chọn để bạn thiết lập:
- Off: Nếu chọn Off, bạn sẽ không thể thiết lập các mục còn lại là Settings và Transparency. Nếu card màn hình bạn không đủ mạnh, thì hãy chọn Off vì bật càng cao, GPU càng phải tính toán nhiều hơn. Khi này, hiệu năng sẽ bị giảm xuống và ảnh hưởng khá nhiều đến FPS nếu card màn hình không đủ khả năng. Cách tốt nhất để tối ưu card NVIDIA là tắt đi chế độ này.
- Enhance the Application setting: Giúp tăng cường khả năng khử răng cưa trong game. Ví dụ bạn chọn Enhance 2x, khử răng cưa, thì tổng chúng ta có 4X khử răng cưa.
- Override any Application setting: Đối với các game không hỗ trợ tùy chỉnh khử răng cưa thì bạn có thể chọn Override any Application setting. Lúc này, tùy chỉnh sẽ được ghi đè lên thiết lập game.
5. Antialiasing Setting/Transparency
7. DSR / DSR Smoothness
DSR là viết tắt của Dynamic Super Resolution. Đây là tính năng cho phép người dùng trải nghiệm độ phân giải 4k trên màn FHD. Đối với những card màn hình thường, bạn nên tắt đi, vì chúng chiếm khá nhiều tài nguyên. Tính năng sẽ phù hợp với cấu hình máy khủng.
Khi bạn bật DSR thì tính năng DSR Smoothness mới hữu ích, giúp làm mượt ảnh khi ảnh được phóng độ phân giải lớn.
8. Maximum pre-rendered frames
Tính năng cho phép card đồ họa xử lý khung hình mượt hơn. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng xử lý ổn định nhất có thể, bạn nên chọn 1.
9. Multi frame sampled AA
Đây là tính năng giúp khử răng cưa nhiều khung, để mang tới hiệu năng tốt nhất cho game thủ. Nếu bạn bật tính năng này, hình ảnh của bạn sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến FPS bị giảm. Bạn nên chọn Off tắt đi, để FPS cao hơn.
10. Power Performance Maximum
Đây là chế độ quản lý điện năng. Ở chế độ này, bạn chọn Prefer Performance Maximum để tối ưu điện năng tốt nhất.
12. Texture filtering – Anisotropic sample optimization/Negative LOD Bias/Quality/Trilinear optimization
- Texture filtering Anisotropic sample optimization: Tối ưu hóa theo mẫu thẳng đứng. Khi bạn bật lên thì ảnh theo hướng thẳng đứng không mờ và khi tắt thì ảnh sẽ hơi mờ. Bạn nên Off đi nếu cấu hình không cho phép, để có hiệu năng tốt hơn.
- Texture filtering Negative LOD Bias: Giúp làm sắc nét. Bạn nên bật Allow nếu đã tắt Anisotropic sample Optimization. Chọn Clamp nếu đã bật Anisotropic sample Optimization.
- Texture Quality: Đây là chất lượng họa tiết. Bạn có thể chọn High Performance để có FPS cao hơn và tùy chọn High Quality sẽ có ảnh đẹp nhưng hiệu năng sẽ giảm.
- Texture filtering Trilinear optimization: Tối ưu hóa răng cưa. Đây là tính năng khiến cho card đồ họa xử lý rất cồng kềnh. Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy card đồ họa mình không có khả năng xử lý tốt, bạn có thể chọn Off.
13. Threaded optimization
Threaded optimization là tối ưu hóa theo luồng nên bạn cứ để Auto nhé!
14. Triple buffering
Khi bạn tùy chỉnh V-Sync thì nên bật tính năng này. Nếu bạn tắt đi, máy sẽ có thiết lập 60 FPS. Bạn nên tắt đi vì FPS 60 cũng ổn để bạn chiến game.
15. Vertical Sync
VSync là một tùy chỉnh hiển thị dễ dàng tìm thấy trong nhiều tựa game 3D, giúp game có chung vận tốc khung hình của game. Nhưng, nó chỉ được áp dụng khi hiển thị cả màn hình và card màn hình được trang bị VSync. Do đó, nếu máy tính của mọi người không được trang bị màn hình VSync thì nên tắt đi để có thể tối ưu card NVIDIA.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tối ưu Card NVIDIA chi tiết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm:
VGA là gì? Card màn hình có mấy loại? Cách phân biệt card màn hình dễ dàng
NVIDIA G-SYNC là gì? NVIDIA G-SYNC có những ưu, khuyết điểm nào? Cách bật NVIDIA G-SYNC
So sánh card đồ họa Quadro và GeForce GTX: Nên chọn loại nào?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!