Cách đeo tai nghe chụp không bị đau tai

Tai nghe đã dần trở thành vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người, giúp cảm nhận âm thanh chân thực hơn. Nhưng không phải ai cũng biết cách đeo tai nghe đúng cách. Vậy cách đeo tai nghe không bị đau tai là gì và thực hiện như thế nào? Hãy cùng AVASport tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1Nguyên nhân gây đau tai khi đeo tai nghe

Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng đau tai khi đeo tai nghe ở người sử dụng. Phần lớn là do không hiểu rõ về tai nghe và sử dụng tai nghe sai cách. Dưới đây là một số những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau tai khi đeo tai nghe ở người dùng.

1.1. Tai nghe không phù hợp

Sự phù hợp đóng vai trò rất quan trọng đối với người mua khi quan tâm và lựa chọn đồ vật, phải có sự phù hợp mới đem lại những trải nghiệm tích cực. Đối với tai nghe thể thao, một chiếc tai nghe có kích thước quá to hoặc quá bé sẽ khiến người dùng cảm thấy không được thoải mái.

Tai nghe chụp tai Bluetooth Sony WH-XB910N Đen

Cụ thể, nếu bạn đeo chiếc tai nghe có kích thước quá lớn so với tai của bạn sẽ rất dễ khiến tai trở nên đau, đỏ và khó nghe. Ngược lại, nếu bạn đeo một chiếc tai nghe quá nhỏ, tai nghe sẽ dễ rơi ra khỏi tai, khiến trải nghiệm âm thanh bị ngắt quãng.

Bạn có thể lựa chọn những loại tai nghe có thể dễ dàng điều chỉnh khi sử dụng để hạn chế gây đau tai khi đeo. Đối với các loại tai nghe có dây và tai nghe không dây (tai nghe bluetooth) có thể lựa chọn những mẫu có phần thun cao su ở đầu nghe để hạn chế ma sát và làm khít vào tai khi dùng.

Sử dụng loại tai nghe có kích thước không phù hợp

1.2. Thói quen sử dụng tai nghe không đúng cách

Một thói quen rất phổ biến ở giới trẻ hiện nay, thậm chí là các bậc phụ huynh đó là quá lạm dụng vào tai nghe và sử dụng tai nghe liên tục trong thời gian dài. Tai nghe khi kết nối với thiết bị di động sẽ tạo ra các tia xạ gây đau nhức đầu, uể oải, mệt mỏi. Việc sử dụng tai nghe với âm lượng lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức tai.

Khi đeo tai nghe, phần đầu tai nghe sẽ được nhét khớp với tai. Phần tai sẽ bị tác động một thời gian dài dẫn đến đỏ và đau nhức. Lời khuyên dành cho bạn đó là không nên quá lạm dụng tai nghe khi không quá cần thiết, chỉ nên sử dụng tai nghe vào những mục đích rõ ràng, cần thiết mà thôi.

Tai nghe chụp tai Bluetooth Sony WH-CH510/BC Đen

Bật âm thanh quá lớn khi đeo tai nghe, đây là thói quen bình thường và phổ biến nhằm cảm nhận rõ hơn âm thanh và tạo không gian riêng tư, chống ồn với các tạp âm bên ngoài. Tuy nhiên, thói quen này cũng trực tiếp dẫn đến những hậu quả như đau tai, khả năng nghe kém, có hại đến tai khiến tai yếu hơn đặc biệt là màng nhĩ.

Mở âm lượng tai nghe quá lớn khi sử dụng

1.3. Không vệ sinh tai nghe sạch sẽ

Nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng đau tai và ngứa tai đó là không thường xuyên vệ sinh tai nghe sạch sẽ sau khi sử dụng. Tai nghe lâu ngày không được vệ sinh sẽ dần tạo nên môi trường vi sinh, vi khuẩn gây bệnh, xâm nhập trực tiếp vào tai của bạn.

Khi đeo một chiếc tai nghe không được sạch sẽ, dần dần các mảng bám bẩn sẽ đọng lại trong tai bạn gây bít tắc và bẩn tai. Từ đó tạo nên cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và mẩn ở tai hay nghiêm trọng hơn là các loại viêm như viêm tai giữa, viêm tai ngoài.

Không vệ sinh tai nghe sau khi sử dụng

2Cách đeo tai nghe không bị đau tai hiệu quả

Để khắc phục và hạn chế tình trạng đau tai khi đeo tai nghe, dưới đây mình sẽ đưa ra cho bạn các cách đeo tai nghe không bị đau tai đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.

2.1. Chọn loại tai nghe phù hợp

  • Tai nghe có mút cao su

Nếu bạn băn khoăn không biết cách đeo tai nghe không bị đau tai hay không biết nên lựa chọn sản phẩm tai nghe nào để hạn chế gây đau tai khi dùng thì hãy lựa chọn chiếc tai nghe có mút cao su ở đầu nhét tai.

Tai nghe có mút cao su sẽ có khả năng đàn hồi làm khít tai hơn khi sử dụng. Đồng thời, đầu mút cao su giúp giảm ma sát, giảm áp lực cho tai so với các loại tai nghe đầu nhựa thông thường, giúp tai trở nên dễ chịu, thoải mái ngay cả khi đeo tai nghe trong một thời gian dài.

Tai nghe Bluetooth Sony WI-C200 Đen

  • Tai nghe chụp tai

Ngoài những loại tai nghe có mút cao su, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình những loại tai nghe chụp tai để bảo vệ tai tốt hơn. Đặc điểm nổi bật của loại tai nghe này đó là cách âm tốt, âm thanh sống động hơn và đặc biệt là có phần đệm lót bao toàn bộ mặt ngoài tai giúp tai thoải mái, hạn chế ma sát khi sử dụng.

Những loại tai nghe này thường có chất lượng và nhiều chức năng hơn so với các loại tai nghe nhét tai thông thường. Nếu có thể, một chiếc tai nghe chụp tai sẽ rất tiện lợi và hỗ trợ rất nhiều khi sử dụng đó nhé!

Tai nghe chụp tai Bluetooth Sony WH-1000XM4

  • Tai nghe chính hãng, chất lượng tốt

Nếu bạn phân vân về các loại tai nghe trên thị trường về chất lượng thì hãy lựa chọn mua những sản phẩm tai nghe chính hãng. Những sản phẩm tai nghe chính hãng thường được đảm bảo về chất lượng và mức độ an toàn cho cả tai và sức khỏe người dùng.

Vậy nên, bạn có thể tìm hiểu và mua các loại tai nghe chính hãng tại các cửa hàng uy tín như AVASport, Thegioididong,… hay các thương hiệu nổi tiếng về các đồ công nghệ như Apple, SamSung, Sony,…để có thể mua được những sản phẩm tai nghe đảm bảo chất lượng.

Tai nghe Bluetooth AirPods 2 Apple MV7N2

2.2. Thay đổi thói quen sử dụng hợp lý

  • Không bật âm lượng quá lớn

Hãy tạo cho mình thói quen tốt qua việc sử dụng tai nghe hàng ngày đó là không bật âm lượng tai nghe quá lớn khi sử dụng. Âm lượng tốt nhất khi sử dụng tai nghe đó là ở mức an toàn trên thanh âm lượng của điện thoại.

Bạn chỉ cần mở âm lượng tai nghe vừa đủ hoặc sử dụng các loại tai nghe có chế độ cách âm tốt để hạn chế hành động tăng âm lượng khi sử dụng tai nghe. Đối với nhiều smartphone có khả năng cảnh báo tới người dùng khi tai nghe bật âm lượng quá lớn.

Không bật âm lượng tai nghe quá lớn khi dùng

  • Không đeo tai nghe quá lâu

Đi cùng với việc không bật âm lượng tai nghe quá lớn khi sử dụng thì bạn cũng nên tạo cho mình một thói quen đó là không quá lạm dụng vào tai nghe hàng ngày. Nhiều bạn nghĩ đeo tai nghe hàng ngày không ảnh hưởng hay gây lại hậu quả gì nên thường xuyên sử dụng tai nghe như một thói quen.

Tuy nhiên, việc lạm dụng và thường xuyên sử dụng tai nghe hàng ngày không hề tốt. Bạn chỉ nên đeo tai nghe khi thực sự cần thiết như làm việc tại những nơi công cộng như thư viện, nhà sách,… hay tại những nơi quá ồn.

Không đeo tai nghe trong một thời gian dài

  • Không đeo tai nghe khi ngủ

Điều cấm kỵ khi sử dụng tai nghe đó là tuyệt đối không được đeo tai nghe khi ngủ. Tai nghe cũng như các thiết bị điện tử khác sẽ tạo ra các loại sóng từ nhiễm vào cơ thể gây cảm giác đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Nếu thường xuyên đeo tai nghe khi ngủ, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy nhức đầu, khó chịu và mệt mỏi.

Không đeo tai nghe khi ngủ

  • Không nằm nghiêng khi đang đeo tai nghe

Bạn cũng không nên nằm nghiêng khi đeo tai nghe vì điều này sẽ khiến tai nghe bị ép vào tai hơn, gây đau tai và đặc biệt nguy hiểm cho màng nhĩ, thính lực của bạn. Vì vậy, khi sử dụng tai nghe, bạn không nên nằm để giảm thiểu tỷ lệ gây hại với tai và cả tai nghe của bạn.

Không nằm nghiêng khi đang đeo tai nghe

  • Không đeo tai nghe khi đang sử dụng phương tiện di chuyển

Tuyệt đối không đeo tai nghe khi đang điều khiển, sử dụng các phương tiện di chuyển như lái xe ô tô, xe gắn máy. Khi lái xe gắn máy, bạn cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vì vậy, mũ bảo hiểm sẽ chèn vào tai nghe gây đau tai và ảnh hưởng tới tai của bạn.

Đồng thời, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển các phương tiện di chuyển gây phân tâm và làm ảnh hưởng tới chất lượng chuyến đi. Người lái có thể bị xao nhãng khi điều khiển, dễ gây nên các sự cố, tai nạn.

Không đeo tai nghe khi đang sử dụng phương tiện di chuyển

2.3. Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Kết hợp cùng những thói quen khi sử dụng tai nghe, bạn cũng nên học cách tạo cho mình thói quen vệ sinh tai nghe mỗi khi sử dụng để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh hại cho tai và cho sức khỏe.

Có như vậy, bạn mới có thể yên tâm mỗi khi sử dụng tai nghe, đảm bảo không ảnh hưởng tới vệ sinh tai và hạn chế các bệnh ngoài da, các bệnh về viêm tai do sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh hại.

Bạn có thể vệ sinh tai nghe bằng các loại dung dịch vệ sinh thường ngày để khử khuẩn, sát khuẩn. Hoặc có thể sử dụng các loại dụng cụ như chổi cọ để loại bỏ các mảng bụi bám trên bề mặt tai nghe.

Vệ sinh tai nghe thường xuyên trước và sau khi sử dụng

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về cách đeo tai nghe không bị đau tai đơn giản, hiệu quả cho bạn. Nếu bạn còn gặp phải tình trạng đau tai khi đeo tai nghe thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Hy vọng những chia sẻ của AVASport giúp ích cho bạn nhiều hơn trong cuộc sống.